Pages

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Thế Là TQ Nổi Giận

Icon_Biển Đông_Đường Lưỡi Bò1


Hôm Thứ Sáu 11-10-2013, Trung Quốc đã nổi lôi đình, chỉ trích một đơn kiện ở Tây Ban Nha níu áo Cựu chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào ra tòa về những vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng.Bà Hua Chunying, phát ngôn nhân Bộ Ngoaị Giao TQ, nói: “Tây Tạng là một phần bất khả tách rời của Trung Quốc. Chúng tôi mạnh mẽ chống lại bất kỳ quốc gia nào hay cá nhân nào can thiệp vào nội bộ TQ với cớ là chuyện liên hệ tới Tây Tạng.”
Những lời trên của bà Hua đưa ra sau khi một tòa án Tây Ban Nha chấp nhận xét xử đơn kiện Hồ Cẩm Đào, một phần trong cuộc điều tra về cáo buôc rằng Hồ thực hiện chính sách diệt chủng ở Tây Tạng các thập niên 1980s và 1990s.
Tòa án Tây Ban Nha sẽ xét xử Hồ Cẩm Đào, cựu chủ tịch Trung Quốc, về cáo buộc tội diệt chủng. Bản tin Phayul cho biết như thế. Sau đây là bản dịch toàn văn.
Hôm Thứ Năm 10-10-2013, Tòa Hình Sự Khu Vực 4 thuộc Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha (Audiencia Nacional) ra phán quyết cho kháng án trình lên bởi CAT (Comite de Apoyo al Tibet) để tòa sẽ xét xử các cáo buộc nhắm vào giới lãnh đạo Trung Quốc, về các tội chống lạị dân tộc Tây Tạng.
Hồ sơ này trước đó đã bị bác bỏ vào ngày 6 tháng 9-2005. Quyết định bác bỏ đơn kiện đó có vẻ như cho thấy trái nghịch với bộ luật căn bản làm nền tảng cho Thủ Tục Hình Sự Tây Ban Nha (Spanish Judicial Procedure), và một tiền lệ tư pháp hiện nay về việc áp dụng thẩm quyền phổ quát tại tòa án Tây Ban Nha. Lúc đó, tòa cũng bác bỏ người đồng khiếu kiện và là công dân Tây Ban Nha, ông Thupten Wangchen, ra khỏi việc hỗ trợ tư pháp. Trong bản phúc trình, công tố viên của Tòa Số 2 phán quyết rằng không có đủ “nối kết quốc gia” để cho tòa áp dụng nguyên tắc thẩm quyền phổ quát.
Tòa trước đây đã bác bỏ một đơn kháng cáo vào ngày 11 tháng 6-2013, với sự hỗ trợ của công tố nhà nước, về yêu cầu của CAT để mở rộng đơn kiện bao gồm cả cựu Chủ tịch nước Trung Quốc. Sau khi nghe kháng cáo vào ngày 29-7-2013, tòa nói rằng bây giờ tòa chấp nhận xét các biện luận của CAT để bao gồm cả Hồ Cẩm Đào vào danh sách những người bị tố cáo về tội diệt chủng.
Tòa lý luận rằng quyết định trước đó phaỉ bị đảo ngược bởi vì một trong nhóm đứng đơn, ông Thubten Wangchen, là một công dân Tây Ban Nha và bởi vì Trung Quốc không thực hiện cuộc điều tra riêng về các cáo buộc.
Tòa có thể xét xử các hồ sơ về tội ác chống nhân loại bất cứ nơi nào xảy ra ngoài lãnh thổ Tây Ban Nha dựa vào nguyên tắc pháp lý thẩm quyền phổ quát. Hồi năm 2009, thẩm quyền phổ quát này hạn chế đối với các đơn kiện mà công dân Tây Ban Nha là nạn nhân các tội như thế.
Quyết định của tòa theo sau một diễn tiến dài khởi sự từ năm 2005, khi các nhóm nhân quyền Tây Ban Nha, một trong các nhóm đó lãnh đaọ bởi Wangchen, yêu cầu tòa tuyên bố rằng 7 nhà lãnh đạọ Trung Quốc, bao gồm cả cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và cưụ Thủ tướng Lý Bằng đã phạm tội ác chống nhân loại thực hiện bởi chính quyền TQ ở Tây Tạng. Không ngạc nhiên gì, Trung Quốc đã ầm ĩ chỉ trích các diễnt iến tư pháp này.
Hồ Cẩm Đào đã giữ chức Bí Thư Đảng Khu Vực Tự Trị Tây Tạng từ 1988 tới 1992, chỉ huy đàn áp dữ dôị các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 1989.
Tòa Tây Ban Nha công nhận “rằng tội ác diệt chủng nhắm vào Tây Tạng, và các chánh án công nhận rằng việc truy tố Hồ Cẩm Đào tới vào giây phút tư pháp chính xác “đúng vào lúc tư cách miễn nhiệm ngoại giao của Hồ hết hạn,” theo cơ quan CAT (một tổ chức đứng tên kiện trong hồ sơ này) bản doanh ở Madrid viết trong một bản văn.
Alan Cantos của cơ quan CAT nói, “Chúng tôi ước muốn hồi hướng thành công tư pháp này không chỉ tới các nạn nhân, nhưng cũng tới hàng ngàn ‘chiến sĩ tự do’ và để tưởng nhớ tất cả những người tự thiêu trong và ngoaì Tây Tạng, và cho những ai liều thân và liều cả sự tự do của họ khi đối diện với sự thụ động của cộng đồng quốc tế mà sự im lặng của họ là đồng lõa với diệt chủng. Ý nghĩa của công lý và quyết tâm vì sự thật được nêu cao trong trận đánh pháp lý này trong đó là niềm tin tưởng vào giá trị của sự bất bạo động.”
Toàn văn bản tin vừa dịch xong ở trên, nhưng cần ghi nhận: Bản tin chỉ nói rằng Tòa Tây Ban Nha đồng ý xét xử, bao gồm cả Hồ Cẩm Đào, nhưng không nói rõ là bao giờ tòa sẽ họp.
Và sẽ diễn tiến tới đâu?
Báo South China Morning Post hôm Thứ Sáu 11-10-2013 ghi lời Nina Jorgensen, phó giáo sư Luật Khoa tại đại học Chinese Univeristy of Hong Kong, nói là thế nào cũng có vài phản ứng vì Bắc Kinh rất ghét những màn này, “Nhưng nhiều phần sẽ thấy là không có bao nhiêu chuyện xảy ra. Hồ sơ kiện này gây chú ý tới vấn đề và cho các nạn nhân ít nhất một cơ hội để gây chú ý tới những lời họ cáo buộc.”
Thực tế, chuyện này đúng là con cóc đi kiện ông Trời. Vì Tây Ban Nha đang thất nghiệp tới 26%, và các lễ hội bò chạy và đấu bò đang đếm tiền từ du khách tới từ Hoa Lục. Tòa này sẽ bị chính phủ can thiệp không bằng cách này thì cũng cách kia. Ai cũng thấy thế.
Nhưng níu áo ra tòa được, dù họ Hồ sẽ không bao giờ đặt chân tới Tây Ban Nha nữa, nhất định là một chiến thắng tạm thời cho nhân quyền.

Không có nhận xét nào: