Trong suốt tuần lễ vừa qua, hơn một trăm ngàn người đã tới tư gia Tướng Giáp để bày tỏ lòng thương tiếc và kính trọng đối với gia đình người quá cố. Hôm qua, hàng chục nghìn người tới viếng ông tại Nhà tang lễ Quốc gia. Còn hôm nay, tại Hà Nội, trong ngày Quốc tang cuối cùng, hàng trăm ngàn người đổ ra đường để vĩnh biệt Tướng Giáp.
Trả lời AFP, một cựu viên chức 74 tuổi - có mặt vào lúc linh cữu đi qua - cho biết, đây là tang lễ lớn nhất Việt Nam, sau đám tang Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969. Ông nói :" Mọi người kính trọng và vô cùng yêu quý Tướng Giáp".
Những dịp tập hợp đông người một cách tự nhiên như đám tang Tướng Giáp hôm nay là điều vô cùng hy hữu tại Việt Nam, nơi đảng Cộng sản kiểm soát hết sức chặt mọi nghi lễ chính thức và những cuộc tuần hành tự phát thường xuyên bị giải tán bằng vũ lực.
Theo các nhà quan sát, cho dù Tướng Giáp bị chế độ gạt ra bên lề trong vòng ba mươi năm cuối đời, nhưng ông vẫn hết sức được lòng dân, ngay cả trong giới những người trẻ nhất, một thế hệ không hề biết đến chiến tranh. Vào cuối đời, Tướng Giáp đã công khai chỉ trích một số tiêu cực của chế độ, đặc biệt là nạn tham nhũng tràn lan, và dành sự ủng hộ kín đáo cho những nhà ly khai, trong khi vẫn tiếp tục trung thành với Đảng.
Lễ an táng Tướng Võ Nguyên Giáp diễn ra chiều nay tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, hàng nghìn người dân đã chờ để tiễn đưa ông về nơi yên nghỉ cuối cùng. Theo mô tả của một người có mặt trong đoàn đưa tang, quãng đường dẫn vào khu mộ Tướng Giáp, từ chỗ cách mười cây số cho đến sát mộ, nghẹt kín người, xe cộ nhích đi từng bước một.
Từ Huế ra Quảng Bình dự lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà văn Ngô Minh cho biết cảm nhận tại chỗ:
"Tôi đi từ sáng ở trong Huế ra, cùng đoàn nhà văn Việt Nam ở Huế tổ chức đi dự lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Quảng Bình. Đi từ sáng, tức là xuất phát từ Huế từ lúc 5 giờ 30 sáng, cho đến bây giờ là 12 tiếng đồng hồ rồi mà chưa đến được mộ, còn cách mộ khoảng 13 cây nữa. Nhưng chúng tôi ghé nhà dân bên cạnh để coi truyền hình trực tiếp thì mộ đã đắp xong rồi và người ta đã cúng bái xong rồi. Trên đường đi thì tôi thấy không khí vô cùng xúc động. Xe rất đông, đi trên đường quốc lộ 1, mà đi hàng 7 hàng 5 trên đường. Xe nào cũng mang ảnh bác Giáp và cờ, băng-rôn kính viếng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Hai bên đường, người dân quê, trẻ con, họ cầm ảnh bác Giáp. Vùng Quảng Bình, vùng nông thôn Quảng Trạch đây đều treo cờ rủ, nhà nào cũng treo cờ rủ. Nói chung không khí rất xúc động. Hàng vạn người đi trên đường. Khi đoàn xe chở thi hài Đại tướng đi trên đường, tôi thấy thanh niên nam nữ trèo lên cả nóc nhà xung quanh để coi, rất xúc động."
Nhà văn người Quảng Bình Nguyễn Quang Lập bày tỏ cảm xúc trong ngày Quốc tang tiễn đưa Tướng Giáp về nơi an nghỉ tại quê nhà:
"Có thể nói là lần đầu tiên trong lịch sử của Quảng Bình, lịch sử khai thiên lập địa đấy, thì dân chúng tự giác tràn ra đường để đón chờ linh cữu của một vị lãnh tụ, đông đến mức như vậy thì khôgn thể tưởng tượng được. Ở Quảng Bình hiện nay, khách từ Vinh, từ Thanh Hóa từ Hà Tĩnh vào, khách từ Đà Nẵng, từ Huế từ Quảng Trị ra và cả khách của Hà Nội và Sài Gòn về nữa. Đông đến mức mà tất cả các khách sạn của Quảng Bình không chỉ riêng của Đồng Hới,về các huyện lỵ cũng không còn chỗ nữa, phải tràn vào các nhà dân để ở nhờ, đông đến khủng khiếp như vậy.
Hai bên đường, bà con cô bác của tôi, dân Đồn Thủy đó, họ chầu chực từ tối hôm qua. Họ đứng chờ bên đường, thậm chí mình sơ sảy một chút là mình không chiếm được vị trí tốt để được nhìn linh cữu của Đại tướng. Thật là rất cảm động. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một đám tang có thể nói là có một không hai trong lịch sử. Cảm xúc ngày hôm nay có hai điểm. Điểm thứ nhất là dân chúng ngưỡng mộ kính trọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đó là chuyện tất nhiên rồi, vì Đại tướng xứng đáng để cho dân ngưỡng mộ như vậy. Điểm thứ hai, bản thân cuộc đời của Đại tướng đã có nhiều bi kịch mà dân người ta luôn luôn luôn muốn chia sẻ với Đại tướng.
Sự bùng nổ hôm nay của dân chúng tràn ra đường cũng là sự bùng nổ khi mà một vị tướng đánh thắng hai đế quốc to như vậy lại được đẩy về làm Chủ nhiệm Ủy ban sinh đẻ kế hoạch, thì nó là một sự điếm nhục không chỉ cho Đại tướng mà cho toàn dân. Cho nên lúc này đó là sự bùng nổ rất lớn, mà người ta khóc không chỉ khóc thương Đại tướng qua đời, mà khóc vì nỗi đau đã được tích nén mấy chục năm nay. Cho nên cái cảm xúc của mình nói khó lắm. Có người phân tích đây cũng là sự bùng nổ của sự phản kháng. Tôi thì không dám chắc nhưng tôi nghĩ đó là một điểm đáng lưu ý.
Không cớ gì mà có những người thương binh, họ cụt một chân mà đạp xe đạp lọc cọc, đứng chờ giữa đường cái số 1, dưới trời nắng lại vừa mưa, mà đứng chờ Đại tướng đi qua để vái Đại tướng một cái. Bản thân tôi có một ngày cảm động, một ngày không biết làm gì cả, chỉ ngồi xem TV và lên mạng để xem những hình ảnh mà không biết nói sao cả. Cảm động thực sự, ở hai điểm, một là dân coi Đại tướng là Thánh, điểm đó là đúng.
Nhưng như nhiều người nói, không ai có thể lấy tay che lấp mặt trời được. Cho dù hôm nay chương trình TV bị hạn chế, bị băm vụn, nhưng dân chúng vẫn tràn ra đường, vẫn đứng chờ từ Đồng Hới về đến Vũng Chùa là 60 cây số. Cho nên là cho dù các anh có đố kỵ, có thế nào đi nữa thì cũng không thể ngăn cản lòng ngưỡng mộ đối với Đại tướng, cũng như là không thể ngăn cản được sự thật của cuộc sống. Tất cả những điều đó cộng hưởng lại tạo ra một cảm xúc không thể nói ra được lời. Thật sự đến lúc này tôi vẫn rất cảm động."
Trả lời AFP, một cựu viên chức 74 tuổi - có mặt vào lúc linh cữu đi qua - cho biết, đây là tang lễ lớn nhất Việt Nam, sau đám tang Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969. Ông nói :" Mọi người kính trọng và vô cùng yêu quý Tướng Giáp".
Những dịp tập hợp đông người một cách tự nhiên như đám tang Tướng Giáp hôm nay là điều vô cùng hy hữu tại Việt Nam, nơi đảng Cộng sản kiểm soát hết sức chặt mọi nghi lễ chính thức và những cuộc tuần hành tự phát thường xuyên bị giải tán bằng vũ lực.
Theo các nhà quan sát, cho dù Tướng Giáp bị chế độ gạt ra bên lề trong vòng ba mươi năm cuối đời, nhưng ông vẫn hết sức được lòng dân, ngay cả trong giới những người trẻ nhất, một thế hệ không hề biết đến chiến tranh. Vào cuối đời, Tướng Giáp đã công khai chỉ trích một số tiêu cực của chế độ, đặc biệt là nạn tham nhũng tràn lan, và dành sự ủng hộ kín đáo cho những nhà ly khai, trong khi vẫn tiếp tục trung thành với Đảng.
Lễ an táng Tướng Võ Nguyên Giáp diễn ra chiều nay tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, hàng nghìn người dân đã chờ để tiễn đưa ông về nơi yên nghỉ cuối cùng. Theo mô tả của một người có mặt trong đoàn đưa tang, quãng đường dẫn vào khu mộ Tướng Giáp, từ chỗ cách mười cây số cho đến sát mộ, nghẹt kín người, xe cộ nhích đi từng bước một.
Từ Huế ra Quảng Bình dự lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà văn Ngô Minh cho biết cảm nhận tại chỗ:
"Tôi đi từ sáng ở trong Huế ra, cùng đoàn nhà văn Việt Nam ở Huế tổ chức đi dự lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Quảng Bình. Đi từ sáng, tức là xuất phát từ Huế từ lúc 5 giờ 30 sáng, cho đến bây giờ là 12 tiếng đồng hồ rồi mà chưa đến được mộ, còn cách mộ khoảng 13 cây nữa. Nhưng chúng tôi ghé nhà dân bên cạnh để coi truyền hình trực tiếp thì mộ đã đắp xong rồi và người ta đã cúng bái xong rồi. Trên đường đi thì tôi thấy không khí vô cùng xúc động. Xe rất đông, đi trên đường quốc lộ 1, mà đi hàng 7 hàng 5 trên đường. Xe nào cũng mang ảnh bác Giáp và cờ, băng-rôn kính viếng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Hai bên đường, người dân quê, trẻ con, họ cầm ảnh bác Giáp. Vùng Quảng Bình, vùng nông thôn Quảng Trạch đây đều treo cờ rủ, nhà nào cũng treo cờ rủ. Nói chung không khí rất xúc động. Hàng vạn người đi trên đường. Khi đoàn xe chở thi hài Đại tướng đi trên đường, tôi thấy thanh niên nam nữ trèo lên cả nóc nhà xung quanh để coi, rất xúc động."
Nhà văn người Quảng Bình Nguyễn Quang Lập bày tỏ cảm xúc trong ngày Quốc tang tiễn đưa Tướng Giáp về nơi an nghỉ tại quê nhà:
"Có thể nói là lần đầu tiên trong lịch sử của Quảng Bình, lịch sử khai thiên lập địa đấy, thì dân chúng tự giác tràn ra đường để đón chờ linh cữu của một vị lãnh tụ, đông đến mức như vậy thì khôgn thể tưởng tượng được. Ở Quảng Bình hiện nay, khách từ Vinh, từ Thanh Hóa từ Hà Tĩnh vào, khách từ Đà Nẵng, từ Huế từ Quảng Trị ra và cả khách của Hà Nội và Sài Gòn về nữa. Đông đến mức mà tất cả các khách sạn của Quảng Bình không chỉ riêng của Đồng Hới,về các huyện lỵ cũng không còn chỗ nữa, phải tràn vào các nhà dân để ở nhờ, đông đến khủng khiếp như vậy.
Hai bên đường, bà con cô bác của tôi, dân Đồn Thủy đó, họ chầu chực từ tối hôm qua. Họ đứng chờ bên đường, thậm chí mình sơ sảy một chút là mình không chiếm được vị trí tốt để được nhìn linh cữu của Đại tướng. Thật là rất cảm động. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một đám tang có thể nói là có một không hai trong lịch sử. Cảm xúc ngày hôm nay có hai điểm. Điểm thứ nhất là dân chúng ngưỡng mộ kính trọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đó là chuyện tất nhiên rồi, vì Đại tướng xứng đáng để cho dân ngưỡng mộ như vậy. Điểm thứ hai, bản thân cuộc đời của Đại tướng đã có nhiều bi kịch mà dân người ta luôn luôn luôn muốn chia sẻ với Đại tướng.
Sự bùng nổ hôm nay của dân chúng tràn ra đường cũng là sự bùng nổ khi mà một vị tướng đánh thắng hai đế quốc to như vậy lại được đẩy về làm Chủ nhiệm Ủy ban sinh đẻ kế hoạch, thì nó là một sự điếm nhục không chỉ cho Đại tướng mà cho toàn dân. Cho nên lúc này đó là sự bùng nổ rất lớn, mà người ta khóc không chỉ khóc thương Đại tướng qua đời, mà khóc vì nỗi đau đã được tích nén mấy chục năm nay. Cho nên cái cảm xúc của mình nói khó lắm. Có người phân tích đây cũng là sự bùng nổ của sự phản kháng. Tôi thì không dám chắc nhưng tôi nghĩ đó là một điểm đáng lưu ý.
Không cớ gì mà có những người thương binh, họ cụt một chân mà đạp xe đạp lọc cọc, đứng chờ giữa đường cái số 1, dưới trời nắng lại vừa mưa, mà đứng chờ Đại tướng đi qua để vái Đại tướng một cái. Bản thân tôi có một ngày cảm động, một ngày không biết làm gì cả, chỉ ngồi xem TV và lên mạng để xem những hình ảnh mà không biết nói sao cả. Cảm động thực sự, ở hai điểm, một là dân coi Đại tướng là Thánh, điểm đó là đúng.
Nhưng như nhiều người nói, không ai có thể lấy tay che lấp mặt trời được. Cho dù hôm nay chương trình TV bị hạn chế, bị băm vụn, nhưng dân chúng vẫn tràn ra đường, vẫn đứng chờ từ Đồng Hới về đến Vũng Chùa là 60 cây số. Cho nên là cho dù các anh có đố kỵ, có thế nào đi nữa thì cũng không thể ngăn cản lòng ngưỡng mộ đối với Đại tướng, cũng như là không thể ngăn cản được sự thật của cuộc sống. Tất cả những điều đó cộng hưởng lại tạo ra một cảm xúc không thể nói ra được lời. Thật sự đến lúc này tôi vẫn rất cảm động."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét