Pages

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Quân sự Mỹ-Việt và chính sách "ba không"


Máy bay C-130 của Hoa Kỳ tham gia cứu trợ ở Philippines
Hoa Kỳ đã nhanh chóng đưa tàu chiến và máy bay tới giúp Philippines
Phản ứng cứu trợ nhanh chóng của Hoa Kỳ trước sự tàn phá của cơn bão Haiyan ở Philippines là kết quả của sự tập luyện nhuần nhuyễn về cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai của quân đội Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh này, chúng ta có thể nhìn lại phản ứng cả quyết của Hoa Kỳ sau khi sóng thần ập vào Indonesia hồi năm 2004.
Hoa Kỳ bắt đầu chú trọng tới cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai sau Chiến tranh Lạnh khi hai hoạt động này nằm trong số các vấn đề an ninh phi truyền thống mà các quốc gia nhấn mạnh tới.

Một năm sau đó Hoa Kỳ lại có lực lượng cứu trợ cho Myanmar sau bão Nargis nhưng không được tham gia trực tiếp do thái độ của chính quyền Myanmar.
Hoa Kỳ có thể phản ứng rất nhanh tại Philippines vì quân đội hai bên đã bao gồm cả cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai vào hàng loạt các chương trình tập trận chung thường niên.
Nói cách khác, Hoa Kỳ và Philippines đã bàn bạc từ trước về thể thức trợ giúp của nước ngoài, các thủ tục hoạt động và các hoạt động tương hỗ.
Quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện cứu trợ nhân đạo cho bất cứ nước nào ở Châu Á Thái Bình Dương bất chấp liên hệ quân sự của họ với nước đó ra sao, dù là đồng minh, đối tác chiến lược hay một dạng quan hệ nào khác.
Dĩ nhiên Philippines là trường hợp đặc biệt vì quan hệ lâu dài giữa hai nước từ thời thuộc địa.
Cử tri người Philippines ở Hoa Kỳ cũng có vai trò quan trọng. Và Philippines là đồng minh đã ký hiệp ước với Hoa Kỳ.

"Ba không"

Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã tiếp xúc trong thời gian gần đây.
Khả năng quân đội Hoa Kỳ trở lại Cảng Cam Ranh trong tương lai gần là khó xảy ra.
Việt Nam có chính sách "ba không" - không liên minh quân sự, không căn cứ quân sự và không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba.
Việt Nam cũng có khả năng tương đối tốt để ứng phó với các thảm họa tự nhiên quy mô lớn.
Dĩ nhiên bất cứ nước nào cũng có thể bị choáng ngợp bởi thảm họa tự nhiên lớn và cần sự trợ giúp của nước ngoài.
Hoa Kỳ và Việt Nam đã bao gồm cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai trong Biên bản Ghi nhớ quốc phòng.
Điều này cho phép Việt Nam nhận sự trợ giúp từ Hoa Kỳ và các nước khác trong trường hợp có tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Khả năng ứng phá trước thảm họa tự nhiên của Hoa Kỳ sẽ được cải thiện cùng với sự hiện diện luân phiên của binh lính Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, nhất là ở Philippines.
"Có tin nói Nga, nước đang trợ giúp Việt Nam trong việc bảo trì tàu ngầm hạng Kilo, đang muốn có đặc quyền vào khu mới này"
Hoa Kỳ cũng thúc đẩy hợp tác và hoạt động tương hỗ trong lĩnh vực tìm kiếm và cứu hộ ở cả Việt Nam và Philippines.
Hiện tại Vịnh Cam Ranh được chia ra làm ba khu vực: vùng quân sự của Việt Nam, khu vực dân sự và một khu mới phát triển dành cho sửa chữa và bảo trì tàu quân sự.
Có tin nói Nga, nước đang trợ giúp Việt Nam trong việc bảo trì tàu ngầm hạng Kilo, đang muốn có đặc quyền vào khu mới này.
Cho tới nay Việt Nam mới chỉ cho các tàu phi tác chiến của Hoa Kỳ cập cảng Cam Ranh để sửa chữa. Các tàu này thuộc Tư lệnh Hải vận của Hoa Kỳ.
Kịch bản có khả năng diễn ra nhất trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai là Việt Nam cho phép máy bay và/hoặc các tàu hải quân Hoa Kỳ vào phi trường hay hải cảng của họ tron phòng chống thiên tai lớn ở Việt Nam hay ở quốc gia lân bang.
Và kịch bản này chỉ xảy ra trong tình huống đặc biệt.
Khi Hoa Kỳ và Philippines đồng ý được với nhau về mặt pháp lý để thực thi Tuyên bố Tầm nhìn Chung của họ, người ta sẽ thấy số quân luân phiên của Hoa Kỳ ở Philippines tăng đáng kể.
Nó cũng bao gồm dự trữ đồ tiếp tế phòng khi có thiên tai.
Như vậy Cảng Cam Ranh sẽ thành thừa.

Không có nhận xét nào: