Jonathan Marcus
Phóng viên Ngoại giao BBC
Máy bay tàng hình không người lái (UAV) mới của Trung Quốc được truyền thông gọi là Kiếm Sắc, cho thấy sự háo hức của quốc gia này trong việc đuổi kịp lĩnh vực công nghệ khí cụ bay.
Hình dáng bên ngoài của nó khá giống với loại máy bay cánh dơi RQ-170 Sentinel, do công ty Mỹ Lockheed Martin dựng và được đưa vào sử dụng từ khoảng năm 2007.
Trung Quốc vẫn tụt lại khá xa so với Hoa Kỳ nhưng có khả năng phát triển nhanh loại phi cơ đầy ấn tượng UAV.
Hình dáng bên ngoài của nó khá giống với loại máy bay cánh dơi RQ-170 Sentinel, do công ty Mỹ Lockheed Martin dựng và được đưa vào sử dụng từ khoảng năm 2007.
Trung Quốc vẫn tụt lại khá xa so với Hoa Kỳ nhưng có khả năng phát triển nhanh loại phi cơ đầy ấn tượng UAV.
Vẫn ít có thông tin kỹ thuật và khả năng chính xác và đầy đủ của loại máy bay Trung Quốc này.
Điều rõ thấy nhất từ cuộc triển lãm hàng không và các báo chuyên về kỹ thuật của Trung Quốc là quốc gia này đã phát triển đa dạng các loại UAV ảo khác nhau phù hợp vơi từng mẫu mà Hoa Kỳ triển khai.
Từ loại khí cụ bay nhỏ có mức chịu đựng giới hạn cho tới các hệ thống lớn hơn nhiều lần, với vẻ ngoài ấn tượng như loại US Reaper hay Predator của Mỹ, và cũng như đối thủ của mình, một số loại khí cụ bay của Trung Quốc được trang bị phần cứng ở cánh để mang theo đạn dược.
Hai tay chơi hàng đầu trong câu lạc bộ này là Hoa Kỳ và Israel, đã cho phát triển UAV cho nhiều mục đích khác nhau: từ thu thập tin tức tình báo tới việc nhắm bắn các mục tiêu trên mặt đất.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc cũng có quan điểm tương tự đối với UAV.
UAV nhanh chóng trở thành công cụ đặc biệt hữu ích cho Bắc Kinh trong việc kiểm soát hoạt động ở các khu vực tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Loại phi cơ này cũng khá tiện lợi trong khi cần chứng tỏ sự hiện diện ở vùng tranh chấp. Trung Quốc được cho là đã cải tiến một số máy bay chiến đấu J-6 lỗi thời thành UAV, và có lẽ đang được dùng để kiểm soát khu đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Nhật Bản thì mong sẽ cử loại phi cơ tiên tiến của Hoa Kỳ cho các mục đích theo dõi tương tự.
Trung Quốc cũng có khả năng trang bị vũ khí cho phi cơ của mình. Hồi đầu năm nay, một cuộc phỏng vấn với tờ Hoàn cầu Thời báo cho thấy quan điểm ấn tượng từ bên trong về tầm nhìn của Bắc Kinh đối với các loại khí cụ bay.
Một quan chức cấp cao ở ban chống ma túy của bộ công an công nhận rằng Trung Quốc đã nghĩ tới việc sử dụng phi cơ có vũ trang trong việc chống lại một tội phạm buôn bán ma túy ở phía Bắc Miến Điện.
Nhân vật này bị cho là đứng sau vụ tấn công khiến 13 thuyền viên người Trung Quốc thiệt mạng.
Vụ tấn công bằng phi cơ chưa bao giờ được thực hiện, nhưng nó cho thấy những gợi ý rõ ràng là Bắc Kinh đã có kết luận của riêng mình từ việc Washington sử dụng UAV để xử lý các mục tiêu bên xuyên biên giới.
Chức năng sử dụng
“Chiến tranh chống khủng bố” làm nổi bật việc sử dụng UAV trong các trường hợp rất cụ thể, chủ yếu khi trời trong và ở các khu vực không có tuyến phòng không hiện đại.
Ngay cả các chỉ huy cấp cao của Hoa Kỳ cũng đang cân nhắc xem liệu hoài bão về các chương trình phát triển khí cụ bay có nên thu hẹp lại. Không phải vì nó không phát huy được tính năng sử dụng, nhưng hoàn cảnh của các cuộc xung đột trong tương lai có thể khiến nó trở nên dễ bị tổn thương hơn nhiều.
Có lẽ đây là một trong những lý do mà Hoa Kỳ và bây giờ là cả Trung Quốc, đang tìm cách sử dụng UAV tàng hình.
Lý do khác nữa cho các chương trình UAV đặc biệt nổi trội gần đây của Trung Quốc là sự phát triển của loại kỹ thuật này đang nảy nở khắp thế giới.
Các loại khí cụ bay của Hoa Kỳ đều thuộc hàng tối ưu tiên phát triển và rất đắt tiền, ngay cả khi một quốc gia có được giấy phép an ninh để mua được chúng, chẳng hạn chiếc US Reaper có giá khoảng 30 triệu đô la Mỹ.
Nhưng các máy bay của Trung Quốc thì giá cả phải chăng. Chiếc Vĩnh Long (Wing Loong) - có lẽ không bằng được như Reaper nhưng khá giống nhau - chỉ có giá khoảng một triệu đô la Mỹ.
Trung Quốc cũng ít kiểm soát việc xuất khẩu công nghệ hơn và đặc biệt muốn bán các loại khí cụ bay cỡ nhỏ hoặc vừa ở thị trường châu Á và châu Phi.
Thêm vào đó, đây là thị trường vượt ra ngoài cả chuyện quân sự, với lý do thực thi luật pháp và các cơ quan bảo vệ môi trường chẳng hạn, cũng muốn sở hữu công nghệ UAV giá rẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét