Đến dự buổi lễ tưởng niệm cố Tổng thống Nam Phi hôm nay tại Johannesburg, gồm có Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Jimmy Carter, George Bush ; Chủ tịch Cuba Raoul Castro ; Tổng thống Pháp François Hollande và người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy ; bốn đời Thủ tướng Anh, gồm các ông David Cameron John Major, Tony Blair và Gordon Brown ; rất nhiều các lãnh đạo châu Phi. Về phần châu Á, bên cạnh các phái đoàn của Trung Quốc, Nhật Bản có sự hiện diện của Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai. Ngoài các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo thế giới còn có rất nhiều nghệ sĩ dấn thân như nam danh ca Peter Gabriel hay Bono.
Trong buổi lễ hôm nay, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki Moon vinh danh công lao của người cả cuộc đời đã đấu tranh cho nhân quyền, để mọi người được bình đẳng. Lễ tưởng niệm vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi diễn ra đúng vào ngày Nhân Quyền Quốc tế.
Một sự kiện đáng chú ý khác : Trước khi phát biểu trên khán đài, tổng thống Mỹ Barack Obama đã bắt tay xã giao chủ tịch Cuba Raoul Castro. Hình ảnh ngoạn mục này đã được truyền đi khắp thế giới. Các nhà bình luận cho rằng đây là một tín hiệu mạnh cho thấy Hoa Kỳ muốn xoa dịu căng thẳng với các nước thù nghịch.
Washington đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với La Habana từ năm 1961, tức hai năm sau ngày ông Fidel Castro lên cầm quyền và quốc hữu hóa một số tài sản của Mỹ trên đảo Cuba. Từ năm 1962 Hoa Kỳ liên tục áp dụng chính sách cấm vận kinh tế Cuba.
Trong bài diễn văn đọc trước cử tọa tại sân vận động Soweto, tổng thống Obama nghiêng mình trước một « vĩ nhân của Lịch sử (…) người đã đưa đất nước Nam Phi hướng tới công lý". Tuy nhiên tổng thống Hoa Kỳ không quên chỉ trích một số các nhà lãnh đạo trên thế giới, đến Soweto để vinh danh sự nghiệp đấu tranh vì tự do của Nelson Mandela, nhưng lại đàn áp những thành phần đối lập ngay chính trên đất nước họ.
Sân vận động Soccer City tại Soweto có thể đón đến 90.000 người. Đây là nơi cố Tổng thống Mandela đã xuất hiện lần cuối cùng vào năm 2010 trước khi diễn ra trận chung kết của Cúp bóng đá thế giới. Cũng tại nơi này, vị anh hùng dân tộc Nam Phi, Mandela, đã từng được tung hô khi ông vừa được trả tự do năm 1990. Sân vận động Soweto còn là biểu tượng của một đất nước Nam Phi không còn phân biệt chủng tộc hay màu da.
Về phần người dân Nam Phi tại thành phố Johannesburg, từ đêm qua 09/12/2013 đã lũ lượt kéo đến sân vận động Soweto để tưởng niệm vị anh hùng dân tộc của họ. Chị Kiều Anh, một người Việt sống tại Johannesburg, đã đi theo dòng người vô tận đó vào sân vận động và mô tả qua điện thoại cho RFI Việt ngữ về không khí hôm nay :
Sau buổi lễ chính thức hôm nay, linh cữu cố Tổng thống Nelson Mandela được chuyển về thủ đô Pretoria, đặt tại trụ sở chính phủ Union Buildings trong ba ngày. Đây là nơi năm 1994 Nelson Mandela tuyên thệ để trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi. Vào ngày Chủ nhật, 15/12/2013 « Người Con của Nam Phi và cũng là Người Cha của dân tộc » sẽ về an nghỉ nơi quê nhà, tại Qunu, cách thủ đô Nam Phi hơn 900 cây số về phía đông nam.
Trong buổi lễ hôm nay, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki Moon vinh danh công lao của người cả cuộc đời đã đấu tranh cho nhân quyền, để mọi người được bình đẳng. Lễ tưởng niệm vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi diễn ra đúng vào ngày Nhân Quyền Quốc tế.
Một sự kiện đáng chú ý khác : Trước khi phát biểu trên khán đài, tổng thống Mỹ Barack Obama đã bắt tay xã giao chủ tịch Cuba Raoul Castro. Hình ảnh ngoạn mục này đã được truyền đi khắp thế giới. Các nhà bình luận cho rằng đây là một tín hiệu mạnh cho thấy Hoa Kỳ muốn xoa dịu căng thẳng với các nước thù nghịch.
Washington đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với La Habana từ năm 1961, tức hai năm sau ngày ông Fidel Castro lên cầm quyền và quốc hữu hóa một số tài sản của Mỹ trên đảo Cuba. Từ năm 1962 Hoa Kỳ liên tục áp dụng chính sách cấm vận kinh tế Cuba.
Trong bài diễn văn đọc trước cử tọa tại sân vận động Soweto, tổng thống Obama nghiêng mình trước một « vĩ nhân của Lịch sử (…) người đã đưa đất nước Nam Phi hướng tới công lý". Tuy nhiên tổng thống Hoa Kỳ không quên chỉ trích một số các nhà lãnh đạo trên thế giới, đến Soweto để vinh danh sự nghiệp đấu tranh vì tự do của Nelson Mandela, nhưng lại đàn áp những thành phần đối lập ngay chính trên đất nước họ.
Sân vận động Soccer City tại Soweto có thể đón đến 90.000 người. Đây là nơi cố Tổng thống Mandela đã xuất hiện lần cuối cùng vào năm 2010 trước khi diễn ra trận chung kết của Cúp bóng đá thế giới. Cũng tại nơi này, vị anh hùng dân tộc Nam Phi, Mandela, đã từng được tung hô khi ông vừa được trả tự do năm 1990. Sân vận động Soweto còn là biểu tượng của một đất nước Nam Phi không còn phân biệt chủng tộc hay màu da.
Về phần người dân Nam Phi tại thành phố Johannesburg, từ đêm qua 09/12/2013 đã lũ lượt kéo đến sân vận động Soweto để tưởng niệm vị anh hùng dân tộc của họ. Chị Kiều Anh, một người Việt sống tại Johannesburg, đã đi theo dòng người vô tận đó vào sân vận động và mô tả qua điện thoại cho RFI Việt ngữ về không khí hôm nay :
Sau buổi lễ chính thức hôm nay, linh cữu cố Tổng thống Nelson Mandela được chuyển về thủ đô Pretoria, đặt tại trụ sở chính phủ Union Buildings trong ba ngày. Đây là nơi năm 1994 Nelson Mandela tuyên thệ để trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi. Vào ngày Chủ nhật, 15/12/2013 « Người Con của Nam Phi và cũng là Người Cha của dân tộc » sẽ về an nghỉ nơi quê nhà, tại Qunu, cách thủ đô Nam Phi hơn 900 cây số về phía đông nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét