Chương trình An ninh Chiến lược của Nhật bản được thông báo hôm nay 17/12/2013 nhận định : « Trung Quốc âm mưu làm thay đổi nguyên trạng trên biển Hoa Đông và Hoa Nam, đơn phương đưa ra những đòi hỏi (chủ quyền) không phù hợp với trật tự quốc tế » . Chế độ Trung Quốc được mô tả là « có chính sách thiếu minh bạch về quốc phòng và an ninh nội bộ gây lo ngại cho chính (người dân) Trung Quốc và cộng đồng quốc tế ».
Áp dụng ngạn ngữ « muốn hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh », Nhật Bản quyết định tăng cường ngân sách quốc phòng, mua thêm máy bay, đóng thêm tàu chiến, thành lập lực lượng đổ bộ.và tái bố trí lực lượng.
Trong năm nay, Trung Quốc đã nhiều lần trắc nghiệm phản ứng của Nhật Bản với việc đưa tàu tuần duyên xâm nhập lãnh hải và máy máy bay trinh sát tiến gần không phận Senkaku/Điều Ngư . Tháng Giêng 2013, lần đầu tiên, tàu chiến Trung Quốc chĩa ra-đa tác xạ tên lửa vào một tuần dương hạm của Nhật Bản.
Gần đây nhất và nghiêm trọng nhất, Bắc Kinh thông báo thành lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông chồng chéo với không phận của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Hiện nay, quân đội Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn Nhật Bản, vì các căn cứ không quân và hải quân đóng gần địa bàn xung khắc trên biển Hoa Đông, trong khi quân đội Nhật tập trung ở phía bắc đối diện với Nga từ thời Chiến tranh lạnh, theo kế hoạch hợp tác với Mỹ.
Theo kế hoạch mới, Nhật sẽ chuyển quân từ phía bắc xuống miền nam, trực diện với Trung Quốc của Tập cận Bình mà ngân sách quân sự được tăng thêm 10%, tính trung bình mỗi năm 110 tỷ đôla, gấp ba lần Nhật Bản.
Trong chiến lược mới về an ninh quốc phòng, chính phủ Shinzo Abe đã có một số biện pháp mới được giới phân tích mô tả là để có thể chủ động hơn khi tình hình đòi hỏi. Tháng 11 vừa qua, lần đầu tiên nước Nhật bị trói buộc trong bản Hiến pháp chủ hòa, đã thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia theo mô hình của Hoa Kỳ nhằm gia tăng thẩm quyền hành động của Thủ tướng.
Trước lợi thế địa lý của Trung Quốc, Nhật Bản có thể trông cậy vào hạm đội 7 của Mỹ tại Thái Bình Dương. Nhưng liệu Washington sẽ nhảy vào vòng chiến để bảo vệ hải đảo không người ở của Nhật hay không ? Một mặt, Mỹ tuyên bố sẽ tôn trọng hiệp ước hỗ tương an ninh quốc phòng, nhưng mặt khác lại nói là « trung lập » trên hồ sơ Senkaku.
Shinzo Abe còn muốn tiến xa hơn, tu chính Hiến pháp chủ hòa, cho phép quân đội « tự vệ » can thiệp ở nước ngoài hoặc để trợ giúp một quốc gia đồng minh. Sự kiện ba chiến hạm cùng 1200 quân nhân Nhật Bản sang Philippines cứu trợ nạn nhân bão Haiyan có thể xem là một động thái thăm dò trắc nghiệm.
Bằng hành động cụ thể, Nhật thông báo viện trợ cho 10 nước Đông Nam Á 20 tỷ đô la nhân Thượng đỉnh Nhật-ASEAN hồi tuần trước. Nhật Bản cũng có kế hoạch cung cấp tàu tuần duyên cho Philippines và Việt Nam qua ngân sách viện trợ phát triển, tránh né được biện pháp cấm xuất khẩu vũ khí đang còn hiệu lực.
Tuy đặt trọng tâm vào sức mạnh quân sự của đồng minh Hoa Kỳ, chính quyền Tokyo chủ động xây dựng một liên minh khác trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Chiến lược an ninh mới chủ trương tăng cường hợp tác quân sự với Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc và Đông Nam Á, những nước từng có xung đột với Trung Quốc hay có cùng mối lo ngại chung trước sức mạnh quân sự của Bắc Kinh.
Áp dụng ngạn ngữ « muốn hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh », Nhật Bản quyết định tăng cường ngân sách quốc phòng, mua thêm máy bay, đóng thêm tàu chiến, thành lập lực lượng đổ bộ.và tái bố trí lực lượng.
Trong năm nay, Trung Quốc đã nhiều lần trắc nghiệm phản ứng của Nhật Bản với việc đưa tàu tuần duyên xâm nhập lãnh hải và máy máy bay trinh sát tiến gần không phận Senkaku/Điều Ngư . Tháng Giêng 2013, lần đầu tiên, tàu chiến Trung Quốc chĩa ra-đa tác xạ tên lửa vào một tuần dương hạm của Nhật Bản.
Gần đây nhất và nghiêm trọng nhất, Bắc Kinh thông báo thành lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông chồng chéo với không phận của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Hiện nay, quân đội Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn Nhật Bản, vì các căn cứ không quân và hải quân đóng gần địa bàn xung khắc trên biển Hoa Đông, trong khi quân đội Nhật tập trung ở phía bắc đối diện với Nga từ thời Chiến tranh lạnh, theo kế hoạch hợp tác với Mỹ.
Theo kế hoạch mới, Nhật sẽ chuyển quân từ phía bắc xuống miền nam, trực diện với Trung Quốc của Tập cận Bình mà ngân sách quân sự được tăng thêm 10%, tính trung bình mỗi năm 110 tỷ đôla, gấp ba lần Nhật Bản.
Trong chiến lược mới về an ninh quốc phòng, chính phủ Shinzo Abe đã có một số biện pháp mới được giới phân tích mô tả là để có thể chủ động hơn khi tình hình đòi hỏi. Tháng 11 vừa qua, lần đầu tiên nước Nhật bị trói buộc trong bản Hiến pháp chủ hòa, đã thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia theo mô hình của Hoa Kỳ nhằm gia tăng thẩm quyền hành động của Thủ tướng.
Trước lợi thế địa lý của Trung Quốc, Nhật Bản có thể trông cậy vào hạm đội 7 của Mỹ tại Thái Bình Dương. Nhưng liệu Washington sẽ nhảy vào vòng chiến để bảo vệ hải đảo không người ở của Nhật hay không ? Một mặt, Mỹ tuyên bố sẽ tôn trọng hiệp ước hỗ tương an ninh quốc phòng, nhưng mặt khác lại nói là « trung lập » trên hồ sơ Senkaku.
Shinzo Abe còn muốn tiến xa hơn, tu chính Hiến pháp chủ hòa, cho phép quân đội « tự vệ » can thiệp ở nước ngoài hoặc để trợ giúp một quốc gia đồng minh. Sự kiện ba chiến hạm cùng 1200 quân nhân Nhật Bản sang Philippines cứu trợ nạn nhân bão Haiyan có thể xem là một động thái thăm dò trắc nghiệm.
Bằng hành động cụ thể, Nhật thông báo viện trợ cho 10 nước Đông Nam Á 20 tỷ đô la nhân Thượng đỉnh Nhật-ASEAN hồi tuần trước. Nhật Bản cũng có kế hoạch cung cấp tàu tuần duyên cho Philippines và Việt Nam qua ngân sách viện trợ phát triển, tránh né được biện pháp cấm xuất khẩu vũ khí đang còn hiệu lực.
Tuy đặt trọng tâm vào sức mạnh quân sự của đồng minh Hoa Kỳ, chính quyền Tokyo chủ động xây dựng một liên minh khác trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Chiến lược an ninh mới chủ trương tăng cường hợp tác quân sự với Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc và Đông Nam Á, những nước từng có xung đột với Trung Quốc hay có cùng mối lo ngại chung trước sức mạnh quân sự của Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét