TAND TP Hà Nội vừa quyết định trả lại hồ sơ để điều tra lại vụ án “kinh doanh trái phép, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) nhằm làm rõ vai trò đồng phạm của ông Phạm Trung Cang và 4 người khác.
Sự việc bất ngờ trên gây xôn xao dư luận, nhưng bất ngờ hơn khi hay tin ông Phạm Trung Cang đã trốn khỏi Việt Nam từ ngày 24/12/2013 qua cửa khẩu Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Vậy ai chịu trách nhiệm việc Phạm Trung Cang bỏ trốn?
Để trả lời câu hỏi này rất dễ, chỉ cần xác định Cơ quan nào, cá nhân nào đã ký quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang, tạo điều kiện cho ông ta bỏ trốn? Người trình ký, người ký và kể cả người đứng đầu cơ quan này sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thực tế, không cơ quan nào khác mà chính là Viện KSND Tối cao (đứng đầu là ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình) đã quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang vào ngày 12/12/2013, ngay sau đó ông này đã trốn khỏi Việt Nam.
Để trả lời câu hỏi này rất dễ, chỉ cần xác định Cơ quan nào, cá nhân nào đã ký quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang, tạo điều kiện cho ông ta bỏ trốn? Người trình ký, người ký và kể cả người đứng đầu cơ quan này sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thực tế, không cơ quan nào khác mà chính là Viện KSND Tối cao (đứng đầu là ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình) đã quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang vào ngày 12/12/2013, ngay sau đó ông này đã trốn khỏi Việt Nam.
Phạm Trung Cang và con đường phạm tội
Theo cơ quan điều tra, ngày 22/3/2010, Thường trực HĐQT ACB triệu tập cuộc họp có sự tham gia của các thành viên Thường trực HĐQT và Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB là ông Trần Mộng Hùng (Chủ tịch) và ông Nguyễn Đức Kiên (Phó Chủ tịch). Sau đó các thành viên Thường trực HĐQT là Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải đã thống nhất ký vào biên bản cuộc họp đề ra chủ trương dùng tiền huy động của dân ủy thác cho nhân viên gửi tiền VND và USD vào các tổ chức tín dụng để hưởng lãi suất cao hơn, ăn chênh lệch. Đây là hành vi cố ý làm trái pháp luật khi hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng nhà nước quy định.
Ngày 24/1/2011, Ngân hàng ACB bổ sung thành viên HĐQT là ông Huỳnh Quang Tuấn thay cho ông Phạm Trung Cang. Tuy nhiên, ông Cang sau đó vẫn giữ các chức vụ là thành viên Hội đồng Tín dụng, Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ACB, vì thế mà ông Cang vẫn ký tên vào văn bản ủy thác cho nhiều cá nhân gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Thực hiện chủ trương này, từ ngày 26/1 đến 22/9/2011, Ngân hàng ACB đã ủy thác cho nhân viên gửi hơn 28,3 nghìn tỷ đồng vào 22 ngân hàng khác với lãi suất 7,5%/ năm đến 22%/năm và hơn 71,258 triệu USD với lãi suất 3%/năm đến 6%/ năm. Số tiền gửi VND đã thu được lãi là hơn 1.162,5 tỷ đồng, trong đó lãi vượt trần là hơn 243,6 tỷ đồng; số tiền lãi gửi USD là hơn 1,2 triệu USD.
Trong đó, từ 27/6 đến 5/9/2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và ủy quyền cho Kế toán trưởng thực hiện ủy thác 718,9 tỷ đồng cho 19 nhân viên ACB gửi tiết kiệm vào ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, thời hạn từ 3 đến 6 tháng với lãi suất trong hợp đồng 14%/năm; lãi suất thỏa thuận ngoài hợp đồng từ 3,7% đến 13%/ năm. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này sau đó đã bị Huỳnh Thị Huyền Như, quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh chiếm đoạt.
Hành vi của ông Phạm Trung Cang đã đủ yếu tố cấu thành tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại điều 165 Bộ Luật Hình sự với vai trò đồng phạm.
Chiều 27/9/2012, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã công bố việc khởi tố 4 bị can, nguyên là lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng ACB với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (điều 165 BLHS). Các bị can gồm Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB), Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB).
Theo cơ quan điều tra, ngày 22/3/2010, Thường trực HĐQT ACB triệu tập cuộc họp có sự tham gia của các thành viên Thường trực HĐQT và Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB là ông Trần Mộng Hùng (Chủ tịch) và ông Nguyễn Đức Kiên (Phó Chủ tịch). Sau đó các thành viên Thường trực HĐQT là Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải đã thống nhất ký vào biên bản cuộc họp đề ra chủ trương dùng tiền huy động của dân ủy thác cho nhân viên gửi tiền VND và USD vào các tổ chức tín dụng để hưởng lãi suất cao hơn, ăn chênh lệch. Đây là hành vi cố ý làm trái pháp luật khi hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng nhà nước quy định.
Ngày 24/1/2011, Ngân hàng ACB bổ sung thành viên HĐQT là ông Huỳnh Quang Tuấn thay cho ông Phạm Trung Cang. Tuy nhiên, ông Cang sau đó vẫn giữ các chức vụ là thành viên Hội đồng Tín dụng, Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ACB, vì thế mà ông Cang vẫn ký tên vào văn bản ủy thác cho nhiều cá nhân gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Thực hiện chủ trương này, từ ngày 26/1 đến 22/9/2011, Ngân hàng ACB đã ủy thác cho nhân viên gửi hơn 28,3 nghìn tỷ đồng vào 22 ngân hàng khác với lãi suất 7,5%/ năm đến 22%/năm và hơn 71,258 triệu USD với lãi suất 3%/năm đến 6%/ năm. Số tiền gửi VND đã thu được lãi là hơn 1.162,5 tỷ đồng, trong đó lãi vượt trần là hơn 243,6 tỷ đồng; số tiền lãi gửi USD là hơn 1,2 triệu USD.
Trong đó, từ 27/6 đến 5/9/2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và ủy quyền cho Kế toán trưởng thực hiện ủy thác 718,9 tỷ đồng cho 19 nhân viên ACB gửi tiết kiệm vào ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, thời hạn từ 3 đến 6 tháng với lãi suất trong hợp đồng 14%/năm; lãi suất thỏa thuận ngoài hợp đồng từ 3,7% đến 13%/ năm. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này sau đó đã bị Huỳnh Thị Huyền Như, quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh chiếm đoạt.
Hành vi của ông Phạm Trung Cang đã đủ yếu tố cấu thành tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại điều 165 Bộ Luật Hình sự với vai trò đồng phạm.
Chiều 27/9/2012, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã công bố việc khởi tố 4 bị can, nguyên là lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng ACB với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (điều 165 BLHS). Các bị can gồm Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB), Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB).
Ngày 12/12/2013, Viện KSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang vì theo Viện KSND Tối cao: “Ngày 31/12/2010, ông Cang có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT Ngân hàng ACB khi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành và đã được ngân hàng chấp nhận. Do đó, ông Cang không phải chịu trách nhiệm về hậu quả làm thất thoát số tiền 718,9 tỷ đồng”.
Làm rõ vai trò đồng phạm
Chỉ sau hơn 20 ngày tiếp nhận hồ sơ (ngày 18/12/2013), TAND TP Hà Nội đã quyết định hoàn trả hồ sơ vụ án Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm cho cơ quan truy tố để làm rõ vai trò của một số cá nhân liên quan. Theo TAND TP Hà Nội, hành vi của ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn có dấu hiệu đồng phạm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, theo TAND TP Hà Nội, thường trực HĐQT ACB đã họp ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty chứng khoán ABC để mua cổ phiếu của ACB. Chủ trương nêu trên của HĐQT về đầu tư cổ phiếu dẫn đến ACB bị thiệt hại hơn 687,723 tỉ đồng. Tuy nhiên, kết luận tại bản cáo trạng ngày 12/12/2013 của Viện KSND tối cao chỉ truy tố Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên là bỏ lọt hành vi có dấu hiệu phạm tội của bị can Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải và Phạm Trung Cang.
Từ các phân tích này, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ nhằm làm rõ vai trò đồng phạm đối với hai ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, do đã tham gia vào quyết sách ủy thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm. Cùng với đó, xác định lại vai trò, mức độ của Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang và Lý Xuân Hải vì có dấu hiệu đồng phạm với Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên ở hành vi đầu tư cổ phiếu.
Liệu có việc chạy án?
Dư luận đang cho rằng có vụ chạy án liên quan đến nhóm Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần điều tra, làm rõ, nếu có, cần phải khởi tố vụ chạy án này, xử lý kẻ chủ mưu và các đồng phạm nghiêm minh trước pháp luật.
Đề nghị Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với vai trò là Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao giải trình rõ lý do ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang!
Bạn đọc Bảo An
Làm rõ vai trò đồng phạm
Chỉ sau hơn 20 ngày tiếp nhận hồ sơ (ngày 18/12/2013), TAND TP Hà Nội đã quyết định hoàn trả hồ sơ vụ án Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm cho cơ quan truy tố để làm rõ vai trò của một số cá nhân liên quan. Theo TAND TP Hà Nội, hành vi của ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn có dấu hiệu đồng phạm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, theo TAND TP Hà Nội, thường trực HĐQT ACB đã họp ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty chứng khoán ABC để mua cổ phiếu của ACB. Chủ trương nêu trên của HĐQT về đầu tư cổ phiếu dẫn đến ACB bị thiệt hại hơn 687,723 tỉ đồng. Tuy nhiên, kết luận tại bản cáo trạng ngày 12/12/2013 của Viện KSND tối cao chỉ truy tố Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên là bỏ lọt hành vi có dấu hiệu phạm tội của bị can Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải và Phạm Trung Cang.
Từ các phân tích này, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ nhằm làm rõ vai trò đồng phạm đối với hai ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, do đã tham gia vào quyết sách ủy thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm. Cùng với đó, xác định lại vai trò, mức độ của Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang và Lý Xuân Hải vì có dấu hiệu đồng phạm với Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên ở hành vi đầu tư cổ phiếu.
Liệu có việc chạy án?
Dư luận đang cho rằng có vụ chạy án liên quan đến nhóm Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần điều tra, làm rõ, nếu có, cần phải khởi tố vụ chạy án này, xử lý kẻ chủ mưu và các đồng phạm nghiêm minh trước pháp luật.
Đề nghị Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với vai trò là Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao giải trình rõ lý do ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang!
Bạn đọc Bảo An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét