Pages

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Hoãn xử Bầu Kiên để ‘điều tra bổ sung’

Ông Kiên được cho là một trong những doanh nhân giàu có nhất Việt Nam.
Tòa tại Hà Nội quyết định trả hồ sơ vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB và yêu cầu bổ sung thêm một số chứng cứ, tài liệu, tình tiết chưa được sáng tỏ, theo BấmTTXVNBấm.
TTXVN cho hay “hồ sơ vụ án đã được trả về VKSND TP Hà Nội để chuyển tới VKSND Tối cao thực hiện theo thẩm quyền, trình tự tố tụng tiến hành điều tra bổ sung thêm một số tình tiết chưa được làm sáng tỏ trong hồ sơ vụ án.


Bảy người thuộc dàn lãnh đạo của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố và tổng số tiền thiệt hại do 7 bị can gây ra trong vụ án này được nói là hơn 1.695 tỷ đồng (khoảng 80 triệu USD)
“Tòa yêu cầu điều tra, bổ sung thêm một số chứng cứ, tài liệu, tình tiết liên quan tới việc xác định tính chất, mức độ hành vi vi phạm của các bị can và một số người liên quan khác nhằm đảm bảo căn cứ cho quá trình giải quyết vụ án được đúng đắn, khách quan, toàn diện và đầy đủ, tránh bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.”
Ông Nguyễn Đức Kiên, còn được gọi là "Bầu Kiên", bị truy tố về 4 tội danh và bị cáo buộc đã thông qua danh nghĩa sáu công ty để tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký kinh doanh, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với số tiền hơn 21 nghìn tỷ đồng (khoảng 995 triệu USD)
Ngoài ra ông Kiên bị cáo buộc chuyển lợi nhuận của doanh nghiệp sang cho cá nhân nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty của em gái mình.
Cựu Bộ trưởng Bộ kế hoạch Đầu tư, Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Hồi tháng Mười năm 2013, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nói đã có kết luận điều tra, hoàn tất cáo trang sáu "đại án" để đem ra xử trong năm 2013 trong đó có vụ Bầu Kiên.
'Thâu tóm ngân hàng'
Thủ tướng Dũng được cho là trực tiếp chỉ đạo chuyên án Bầu Kiên.
Hồi tháng Tám năm 2012, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, thủ trưởng của Tổng cục Phòng Chống Tội phạm và Cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an, được truyền thông tại Việt Nam dẫn lời nói rằng Ban chuyên án của ông nhận được sự ‘lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp’ của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương mà lúc đó do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trưởng ban.
“Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo lực lượng công an cần khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng,” ông Vĩnh nói trong bài phỏng vấn với báo Công an nhân dân.
Lúc đó ông Vĩnh cũng cho biết Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và các lãnh đạo khác của bộ đã ‘chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên và chặt chẽ’ đối với Ban chuyên án.
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát Việt Nam lâu năm, giải thích về lý do Bấmông Kiên bị bắt ngày 20/08/2012.
"Cách lý giải thứ nhất là ông Kiên là nạn nhân của chiến dịch hiện nay nhằm siết chặt quản lý trong lĩnh vực thương mại và ngân hàng. Cách lý giải thứ hai là ông Kiên là nạn nhân của đấu đá nội bộ giữa các chính trị gia cao cấp"
Giáo sư Carl Thayer (Tháng 8/2012)
"Cách lý giải thứ nhất là ông Kiên là nạn nhân của chiến dịch hiện nay nhằm siết chặt quản lý trong lĩnh vực thương mại và ngân hàng.
"Ông Kiên cũng được cho là có liên quan tới tranh chấp về việc điều hành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thương Tín Sài Gòn, hay Sacombank. Rất có thể một số nhân vật trong các cuộc cãi vã này đã nhờ vả vào sự can thiệp ở cấp cao để trói tay ông Kiên.
"Cách lý giải thứ hai là ông Kiên là nạn nhân của đấu đá nội bộ giữa các chính trị gia cao cấp." ông Thayer viết trong bài 'BấmVì sao Bầu Kiên bị bắt?' ông gửi BBC tiếng Việt.
Ông Stephen Norris, chuyên gia phân tích từ Control Risks Group tại Singapore trong bài viết ‘BấmHệ lụy chính trị của việc bắt Bầu Kiên?’ mô tả điều ông gọi là “Ông Kiên có liên hệ với Thủ tướng”.
“Một số nguồn nói rằng ông là một trong số những người giàu có nằm ngoài chính phủ làm ăn với các cộng sự của Thủ tướng trong nhiều dự án lớn, kể cả một số dự án gây tranh cãi, bao gồm cả các hoạt động sáp nhập trong ngành ngân hàng.
“Người ta cũng đồn rằng vụ bắt giữ ông đã được giữ bí mật tới phút chót và một phần của bộ máy an ninh và các bộ trưởng nội các có quan hệ với Thủ tướng đã không được thông báo nhằm tránh sự can thiệp vào quá trình bắt giữ.
“Vụ bắt ông Kiên có vẻ phát tín hiệu cho thấy hiện vẫn chưa có sự đồng thuận trong số các lãnh đạo cao cấp về cách giải quyết vấn đề trong hệ thống ngân hàng (và cải cách kinh tế nói chung) và kết quả sẽ là bất ổn về chính sách kinh tế trong tương lai”, ông Norris nhận định.

Không có nhận xét nào: