Trao đổi với VietNamNet sau phiên xét xử, Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết, ngoài lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn và nhân chứng Dương Chí Dũng, nhật ký của Dương Chí Dũng cũng ghi lại nhiều điều...
Chiều 8/1, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Dương Tự Trọng 18 năm tù, tuyên bố khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước.
Sau 2 ngày xét xử, chiều 8/1, trong phần tuyên án, Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa đã công bố Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự.
Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” nêu rõ: Căn cứ vào lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn, nhân chứng Dương Chí Dũng và các tài liệu khác có trong vụ án Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài; Căn cứ vào kết quả xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa; Căn cứ vào đề nghị của đại diện VKS, HĐXX xét thấy có dấu hiệu phạm tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” theo quy định tại điều 263 Bộ luật Hình sự.
Thay mặt HĐXX, chủ tọa phiên tòa ra Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự.
Quyết định này được Thẩm phán Trương Việt Toàn ký và được gửi đến VKSND Thành phố Hà Nội.
Trao đổi với VietNamNet sau phiên xét xử, Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết: Với lời trình bày của Dương Chí Dũng cũng như lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án, HĐXX ra Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” là có căn cứ.
Theo ông Toàn, đã có lời khai của hai người về cùng một việc, cùng những tài liệu có trong hồ sơ khác, rồi nhật ký của Dương Chí Dũng... đã đủ cơ sở kết luận có dấu hiệu phạm tội “Làm lộ bí mật Nhà nước”.
Quyết định cần thiếtChiều 8/1, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Dương Tự Trọng 18 năm tù, tuyên bố khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước.
Sau 2 ngày xét xử, chiều 8/1, trong phần tuyên án, Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa đã công bố Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự.
Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” nêu rõ: Căn cứ vào lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn, nhân chứng Dương Chí Dũng và các tài liệu khác có trong vụ án Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài; Căn cứ vào kết quả xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa; Căn cứ vào đề nghị của đại diện VKS, HĐXX xét thấy có dấu hiệu phạm tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” theo quy định tại điều 263 Bộ luật Hình sự.
Thay mặt HĐXX, chủ tọa phiên tòa ra Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự.
Quyết định này được Thẩm phán Trương Việt Toàn ký và được gửi đến VKSND Thành phố Hà Nội.
Trao đổi với VietNamNet sau phiên xét xử, Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết: Với lời trình bày của Dương Chí Dũng cũng như lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án, HĐXX ra Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” là có căn cứ.
Theo ông Toàn, đã có lời khai của hai người về cùng một việc, cùng những tài liệu có trong hồ sơ khác, rồi nhật ký của Dương Chí Dũng... đã đủ cơ sở kết luận có dấu hiệu phạm tội “Làm lộ bí mật Nhà nước”.
Trao đổi với VietNamNet xung quanh việc này, luật sư Trần Ngọc Quý - Đoàn luật sư TP.HCM nhận xét: "Đó là một quyết định cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật".
Bởi lẽ, căn cứ theo điều 100 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm.
Việc xác định các dấu hiệu phạm tội dựa trên những cơ sở như: tố giác của công dân, tin báo của cơ quan tổ chức, tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, người phạm tội tự thú hoặc cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án...được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên, có thể thấy rằng lời khai của bị cáo Dương Chí Dũng tại phiên tòa là tình tiết mới phát sinh. Hội đồng xét xử có thẩm quyền xem xét, đánh giá các lời khai ấy có phải là dấu hiệu tội phạm để làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự hay không.
Qua quá trình xét xử và diễn biến phiên tòa, nếu đã có căn cứ khởi tố vụ án hình sự thì theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng Hình sự Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự.
Điều 263. Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước
Người nào cố ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Nguồn: Vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét