Trong danh sách hàng năm, ấn bản 2013, do Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman thiết lập, có tên của các doanh nghiệp, cửa hàng và các trang web mua sắm trực tuyến trên thế giới bị cho là đã « gây tổn hại cho các công ty Mỹ và công nhân của họ bằng cách vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. »
Bản danh sách đó bao gồm các thông tin được báo cáo lên cho chính phủ Mỹ chứ không phải là những trường hợp vi phạm và bị trừng phạt, vốn nằm trong một bản báo cáo khác về các hoạt động kinh doanh phi pháp.
Đối với Đại diện Thương mại Mỹ, việc công bố bản danh sách này cho phép thúc đẩy việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, các sản phẩm giả mạo có thể rất nguy hiểm cho người tiêu dùng, chẳng hạn như các loại thuốc giả, mỹ phẩm giả, hay phụ tùng ô tô kém chất lượng.
Tại Trung Quốc, rất nhiều trung tâm thương mại, cửa hàng hoặc khu chợ bị Mỹ đưa vào danh sách đen, như Trung tâm buôn bán quần áo tại Nhà ga Xe lửa Quảng Châu, dây chuyền các cửa hàng điện tử Buynow PC Mall, hoặc Trung tâm Thương mại La Hồ (Luohu) ở Thâm Quyến , giáp giới Hồng Kông.
Bản báo cáo cũng nêu tên khu chợ quần jean Tăng Thành (Zengcheng) ở Quảng Châu, nơi một phần ba quần jean là hàng giả, bắt chước các thương hiệu của Mỹ.
Một số khu chợ ở Thái Lan cũng bị vạch mặt chỉ tên, trong đó có Trung tâm mua sắm MBK ở Bangkok và Talad Nat, chỉ cách Sứ quán Hoa Kỳ vài bước, « một nơi vẫn tiếp tục bán hàng giả và hàng nhái bất chấp các yêu cầu đình chỉ liên tục được gởi đến chính quyền Thái Lan».
Tại Châu Âu, khu chợ A Pedra của thành phố cảng du lịch Vigo ở Tây Ban Nha, cũng bị đưa vào danh sách đen vi « nổi tiếng với các sản phẩm điện tử và quần áo giả mạo », mặc dù thị trường này hoạt động dưới sự kiểm soát của chính quyền thành phố.
Bản danh sách cũng không quên nêu bật các trang web chuyên trao đổi phim ảnh và âm nhạc, phớt lờ vấn đề bản quyền : ThePirateBay.se ở Thụy Điển, Rutracker.org ở Nga,Extratorrent .cc có trụ sở tại Ukraina …
Bản danh sách đó bao gồm các thông tin được báo cáo lên cho chính phủ Mỹ chứ không phải là những trường hợp vi phạm và bị trừng phạt, vốn nằm trong một bản báo cáo khác về các hoạt động kinh doanh phi pháp.
Đối với Đại diện Thương mại Mỹ, việc công bố bản danh sách này cho phép thúc đẩy việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, các sản phẩm giả mạo có thể rất nguy hiểm cho người tiêu dùng, chẳng hạn như các loại thuốc giả, mỹ phẩm giả, hay phụ tùng ô tô kém chất lượng.
Tại Trung Quốc, rất nhiều trung tâm thương mại, cửa hàng hoặc khu chợ bị Mỹ đưa vào danh sách đen, như Trung tâm buôn bán quần áo tại Nhà ga Xe lửa Quảng Châu, dây chuyền các cửa hàng điện tử Buynow PC Mall, hoặc Trung tâm Thương mại La Hồ (Luohu) ở Thâm Quyến , giáp giới Hồng Kông.
Bản báo cáo cũng nêu tên khu chợ quần jean Tăng Thành (Zengcheng) ở Quảng Châu, nơi một phần ba quần jean là hàng giả, bắt chước các thương hiệu của Mỹ.
Một số khu chợ ở Thái Lan cũng bị vạch mặt chỉ tên, trong đó có Trung tâm mua sắm MBK ở Bangkok và Talad Nat, chỉ cách Sứ quán Hoa Kỳ vài bước, « một nơi vẫn tiếp tục bán hàng giả và hàng nhái bất chấp các yêu cầu đình chỉ liên tục được gởi đến chính quyền Thái Lan».
Tại Châu Âu, khu chợ A Pedra của thành phố cảng du lịch Vigo ở Tây Ban Nha, cũng bị đưa vào danh sách đen vi « nổi tiếng với các sản phẩm điện tử và quần áo giả mạo », mặc dù thị trường này hoạt động dưới sự kiểm soát của chính quyền thành phố.
Bản danh sách cũng không quên nêu bật các trang web chuyên trao đổi phim ảnh và âm nhạc, phớt lờ vấn đề bản quyền : ThePirateBay.se ở Thụy Điển, Rutracker.org ở Nga,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét