Theo công an Việt Nam, hai blogger, Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy « đã có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước ». Cáo buộc này dựa vào điều 258 bộ Luật Hình sự, liên quan đến việc « lạm dụng các quyền tự do dân chủ », với các mức hình phạt từ cảnh cáo đến 2 năm tù giam, thậm chí có thể lên tới 7 năm tù giam trong « những trường hợp nghiêm trọng ».
Bà Lucie Morillon, Giám đốc phụ trách nghiên cứu của RSF nhận định, « các vụ bắt mới nhắm vào các blogger diễn ra ngay sau Ngày tự do báo chí thế giới, là một tín hiệu mạnh mẽ từ phía chính quyền Việt Nam. Các vụ này chứng tỏ rằng, hơn bao giờ hết, Việt Nam càng lao vào trấn áp ». Vẫn theo chuyên gia này, điều 258 bộ Luật Hình sự thường xuyên được sử dụng để buộc các tác nhân hoạt động trong lĩnh vực thông tin phải im lặng, khi mà họ làm cho chính quyền khó chịu. Do vậy, bà Morillon tuyên bố : « Chúng tôi đòi tự do ngay lập tức cho ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy cũng như cho 31 blogger khác đang bị cầm tù. Đã đến lúc chính quyền phải chấm dứt các hành động trấn áp thô bạo đối với những người thực hiện quyền tự do ngôn luận và thông tin, được bảo đảm bởi điều 19 bản Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền ».
Theo tố cáo của RSF, cùng ngày hai blogger Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt, blog Diễn đàn Xã hội Dân sự, được lập ra từ tháng 09/2013, cũng bị đóng cửa mà không có một lời giải thích nào. Ngày 04/05, Diễn đàn này đã tham gia tuyên bố chung kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền tự do lập hội. Trước đó vài ngày, website Hãy bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền (Defend the Defenders) đã phải hứng chịu hai đợt tấn công của tin tặc.
Theo bảng xếp hạng về tự do báo chí trên thế giới của RSF, trong năm 2014, Việt Nam xếp thứ 174 trong tổng số 180 nước. Tổ chức này coi Việt Nam là « kẻ thù của internet » do chính sách trấn áp các blogger và các nhà ly khai sử dụng internet.
Bà Lucie Morillon, Giám đốc phụ trách nghiên cứu của RSF nhận định, « các vụ bắt mới nhắm vào các blogger diễn ra ngay sau Ngày tự do báo chí thế giới, là một tín hiệu mạnh mẽ từ phía chính quyền Việt Nam. Các vụ này chứng tỏ rằng, hơn bao giờ hết, Việt Nam càng lao vào trấn áp ». Vẫn theo chuyên gia này, điều 258 bộ Luật Hình sự thường xuyên được sử dụng để buộc các tác nhân hoạt động trong lĩnh vực thông tin phải im lặng, khi mà họ làm cho chính quyền khó chịu. Do vậy, bà Morillon tuyên bố : « Chúng tôi đòi tự do ngay lập tức cho ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy cũng như cho 31 blogger khác đang bị cầm tù. Đã đến lúc chính quyền phải chấm dứt các hành động trấn áp thô bạo đối với những người thực hiện quyền tự do ngôn luận và thông tin, được bảo đảm bởi điều 19 bản Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền ».
Theo tố cáo của RSF, cùng ngày hai blogger Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt, blog Diễn đàn Xã hội Dân sự, được lập ra từ tháng 09/2013, cũng bị đóng cửa mà không có một lời giải thích nào. Ngày 04/05, Diễn đàn này đã tham gia tuyên bố chung kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền tự do lập hội. Trước đó vài ngày, website Hãy bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền (Defend the Defenders) đã phải hứng chịu hai đợt tấn công của tin tặc.
Theo bảng xếp hạng về tự do báo chí trên thế giới của RSF, trong năm 2014, Việt Nam xếp thứ 174 trong tổng số 180 nước. Tổ chức này coi Việt Nam là « kẻ thù của internet » do chính sách trấn áp các blogger và các nhà ly khai sử dụng internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét