Pages

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

'TQ thử thách Asean qua vụ giàn khoan'

Thượng đỉnh Asean
Sự kiện giàn khoan HD-981 đang làm nóng bầu không khí trước Thượng đỉnh Asean 24.
Trung Quốc đang sử dụng vụ giàn khoan HD-981 triển khai ở khu vực Hoàng Sa nhằm thách thức trực tiếp 'lập trường và khối đoàn kết' của Asean, theo một nhà phân tích từ Na Uy.
Giáo sư Stein Tonnesson, một nhà nghiên cứu về Việt Nam và Biển Đông, còn được biết đến qua các tác phẩm về cách mạng Việt Nam 1945.


"Đây không phải là một động thái mà không thể dự đoán trước, và tôi không nghĩ là Việt Nam có thể bị ngạc nhiên, vì Trung Quốc đã chuẩn bị và di dịch giàn khoan này trong một thời gian dài. Rất khó mà ai đó lại không đặt dấu hỏi Trung Quốc sẽ sử dụng nó như thế nào.
Trả lời BBC hôm 9/5, ông cho rằng vụ việc đã được phía Trung Quốc lên kế hoạch từ lâu và dường như đã được sắp xếp để diễn ra trùng lặp với thời điểm các nhà lãnh đạo của khối Asean nhóm họp Hội nghị cấp cao lần thứ 24 tại Nay Pyi Taw, Myanmar từ ngày 10 – 11/5/2014.
"Trung Quốc có một động cơ là để nổ ra vụ việc ngay trước thềm của Thượng đỉnh Asean để tạo ra một vấn đề có thể gây tranh cãi trong nội bộ của Asean," ông Tonnesson nói.
Cũng hôm thứ Sáu, một nhà quan sát khác của Việt Nam, Giáo sư BấmNguyễn Mạnh Hùng, từ Đại học George Mason, Hoa Kỳ, chia sẻ quan điểm này của ông Tonnesson:
Giáo sư Hùng nói: "Đó là đặt cho Asean một thử thách rất lớn, là bởi vì nếu Asean không có một lập trường vững chắc, đồng nhất với nhau, thì Trung Quốc cứ lấn lướt, lấn được Việt Nam thì sẽ lấn được các nước khác.
"Các quốc gia đó chỉ có muốn Việt Nam chặn Trung Quốc, trong khi mình ở ngoài bình yên thôi," ông Hùng nêu quan điểm.

Động thái sai lầm?

Vụ đụng độ ở dàn khoan HD-981
Trung Quốc bác bỏ việc Việt Nam nói tàu Trung Quốc gây đụng độ ở gần giàn khoan.
Nhà nghiên cứu từ Na Uy hôm thứ Sáu đặt giả thiết Trung Quốc có chiến lược làm giảm thiểu vai trò, hiện diện và áp lực của hải quân Hoa Kỳ ở khu vực.
"Thế nhưng cách thức duy nhất mà một quốc gia có thể tiến hành một chiến lược như thế là việc quay trở lại một chính sách hữu hảo và xây dựng một quan hệ tốt hơn nhiều với Việt Nam và Philippines, cũng như với Nhật Bản"
GS Stein Tonnesson
Giáo sư Tonnesson nói:
"Thế nhưng cách thức duy nhất mà một quốc gia có thể tiến hành một chiến lược như thế là việc quay trở lại một chính sách hữu hảo và xây dựng một quan hệ tốt hơn nhiều với Việt Nam và Philippines, cũng như với Nhật Bản."
Theo nhà quan sát, đây cũng chính là một vấn đề khác biệt có thể gây chia rẽ trong nội bộ chính quyền Trung Quốc.
"Tôi nghĩ trong hải quân và Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng có những người biết điều và hiểu biết ý nghĩa của việc này.
"Và những người mang quan điểm này có thể cũng đứng sau những cân nhắc quyết định của Trung Quốc, nhưng liệu những nhà lãnh đạo của Trung Quốc cuối cùng sẽ muốn chịu rủi ro bằng việc tiếp tục gây ra những tranh cãi với những láng giềng?"
"Bởi vì nếu thế sẽ tạo ra những vấn đề cho chính Trung Quốc, như tình hình đã cho thấy từ năm 2009 tới nay."

Khi nào sẽ rút?

Giàn khoan HD-981
Giàn khoan HD-981 được đặt ở khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế
Khi được hỏi, khi nào Trung Quốc có thể sẽ rút giàn khoan HD-981 khỏi khu vực, ông Tonnesson nói:
"Tôi rất nghi ngờ việc dàn khoan này có thể tìm thấy được dầu ở đó.
"Và do đó sẽ không có lý để tiếp tục giữ cho giàn khoan ở tại khu vực trong một thời gian dài.
"Tôi rất nghi ngờ việc dàn khoan này có thể tìm thấy được dầu ở đó."
GS. Stein Tonnesson
"Và nếu họ khoan các mũi khoan và các mũi khoan là khô, thì khi đó giàn khoan sẽ được di chuyển đi.
"Nhưng tôi cũng nghi ngờ là giàn khoan sẽ được rút đi do những phản đối của Việt Nam. Trung Quốc sẽ để nó ở đó một thời gian, rồi chờ tới một thời điểm sau này và rút nó ra vì những lý do về địa chất học," nhà quan sát nói với BBC.
Được biết, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24.
Và tình hình Biển Đông sẽ được thảo luận tại hội nghị, theo truyền thông Việt Nam.

Không có nhận xét nào: