Pages

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Hai Lãnh Đạo CS Mơ Ngày

Vi Anh

2Hai lãnh đạo CS, một ở Trung Quốc hiện CS là Chủ Tịch Đảng Nhà Nước CS Trung Quốc Tập cận Bình, hoàng tử đỏ của triều đại CS Mao trạch Đông; hai là ở Nga hậu CS là Tổng Thống Putin cựu trung tá KGB của Liên xô; cả hai đều có một giấc mơ, mơ về dĩ vãng Đại Hán của vua chúa Trung Hoa và Đại Nga của Sa hoàng. Hai người đang mơ ban ngày trong giấc mơ thực hiện mộng bá quyền, bá chủ với chiến lược xâm lấn đất đai, biển đảo của các nước nhỏ láng giềng. Việc làm trong mơ này chỉ vui riêng cho cá nhân hai người ấy mà hại cho đất nước và nhân dân Nga và Trung Quốc trong thời đại tin học của thế kỷ 21, trái đất như xóm nhà và các dân tộc như láng giềng, trong xu thế kinh tế toàn cầu và chánh trị dân chủ hoàn vũ.

Trước nhứt, Chủ Tịch Tập cận Bình với giấc mơ Đại Hán. Ông đánh dấu thời đại của mình như một thời đại phục hoạt “đại dân tộc Trung Hoa”, như Hitler đã làm ở Âu châu, mở đường cho Thế Giới Đại Chiến lần thứ hai. Ông lợi dụng và khai thác tối đa tinh thần thượng tôn dân tộc Đại Hán cố hữu của các triều đại vua chúa Trung Hoa, khích động tối đa tinh thần quốc gia cực đoan với khẩu hiệu “phục hưng đại dân tộc Trung Hoa”, biến Trung Quốc thời Cộng sản thành bá chủ khu vực như thời xa xưa.
Vừa mới được Đảng CS Trung Quốc cử làm Chủ Tịch Đảng và Chủ tịch Quân ủy Trung Ương, chưa nhận được bàn giao quyền hành “nhà nước”, ông Tập Cận Bình mau mau mặc bộ quân phục, đi thăm một đại đơn vị của Quân đội Giải phóng Nhân dân của TC ở Quảng Châu. Trước ba quân tướng sĩ, Ông say sưa tuyên bố Ông sẽ tăng cường quân lực, đó là yếu tố then chốt để thực hiện «giấc mơ Trung Hoa» của ông. Ông tin tưởng «Giấc mơ này có thể được xem như là giấc mơ của đại dân tộc, và đối với quân đội, đó chính là giấc mơ của một đội quân hùng mạnh».
Bắt đầu thời đại của Ông, Ông tạo phong trào biểu tình bài xích Nhựt, mặc thị xúi giục, tổ chức dân chúng biểu tình chống Nhựt, đập phá cơ sở của người Nhật, tẩy chay sản phẩm Nhật, kể cả liện đá vào xe của đại sứ Nhựt. Ông cho lập vùng cấm bay ở Đông Bắc Thài Bình Dương, trên đảo Senkaku của Nhựt, cho tàu bao vây triệt đường tiếp tế vào bãi cạn Scarobrough của Phi luật tân, biến Á châu Thái bình dương thành điểm nóng của thế giới.
Cũng trong thời đại của Ông, TC đánh phá VN nhiều nhứt. Hồi tháng 11 năm 2013 Đảng Nhà Nước TC ở đảo Hải Nam ra lịnh cho lực lượng tuần duyên lên tàu, lục soát, và trục xuất các tàu thuyền qua lại trong vùng lãnh hải rộng lớn mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Và đầu tháng 12, tàu TC cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 2, thuộc tập đoàn quốc doanh Petro Vietnam.
Đầu năm 2014, ngày 1 tháng 1, TC ra lịnh buộc các tàu đánh cá ngoại quốc phải xin phép chính quyền tỉnh đảo Hải Nam TQ, trước khi đánh bắt hoặc thăm dò tại vùng biển mà TC đơn phương coi là của TC, bất chấp phản đối, chống đối của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Vùng biển mà TC cấm đánh này chiếm trên 2 phần 3 diện tích Biển Đông. Hoa kỳ, Philippines và Việt Nam lên án quy định của TC.
Và đầu tháng 5 năm 2014, TC ngang nhiên đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 tiến hành thăm dò từ ngày 02/5 đến 15/8/ 2014, ngay bên trong vùng hoàn toàn thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn 119 hải lý. TC còn đưa một trăm mấy chục chiếc tàu hải quân, tàu cảnh sát, tàu hải giám, tàu vỏ sắt giả dạng ngư thuyền ra để bảo vệ và hù doạ VN. VN phản ứng quyết liệt nhứt từ trước tới giờ. Tung 80 tàu cảnh sát ra phá đội hình của TC. Dân chúng biểu tình khắp ba miền và hải ngoại.
Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng chánh phủ phản đối tại nhiều hôi nghị quốc tế. Công nhân biểu tình đốt phá nhà xưởng của TC ỏ hai khu kỹ nghệ ở Miển Nam và Trung, khiến Nhà nước phải cấm biểu tình. Quốc tế từ Mỹ, Nhựt, các nước Đông Nam Á đều phản đối TC, cô lập TC. TT Nga Putin công du TQ, mới trúng mối bán khí đốt 400 tỷ Đô trong 30 năm cho TC, cũng không mở miệng ủng hộ trong việc làm ngang bướng này. Chưa bao giờ TC cô đơn hơn lúc này. Đó là cái gíá ban đầu nhân dân và nhà cầm quyền TC phải trả cho niềm vui Chủ Tịch Tập cận Bình mơ ban ngày, trong giấc mộng Đại Hán.
Thứ đến, TT Putin với giấc mơ Đại Nga. Ông hiện thời có thể kiểm soát được bán đảo Crimea của Ukraine, theo giấc mơ hoài cổ lấy lại phần đất này vốn thuộc Nga hồi thế kỷ 19. Nơi mà quân của Nga hoàng phải hy sinh gần 700.000 quân để chống lại đế quốc Ottoman, một thành tích của nước Nga như một siêu cường thế giới vào thế kỷ 18. Crimea cũng là nơi Thống Chế Staline, CS gọi là người hùng vệ quốc trong Thế Chiến Hai cáo buộc dân Tartars thổ sinh, bản địa giúp Đức quốc xã, để bắt 200.000 người đi tù tập trung cải tạo, chết gần hết trong lao tù CS. Tới phiên Khrushchev lên, vì quá thiếu dân, Ông bèn sáp nhập Crimea vào Ukraine là xứ nhà của Ông để Ukraine di dân qua, tăng lao động, vì Crimea là nơi Nga thời Sa hoàng hay CS đều coi là căn cứ hải quân chiến lược, cửa ngỏ phương nam ra ngoại quốc, thời nào Nga cũng cố giữ cho được hai cảng Sebastopol ở phía Nam của Nga.
Nhưng đia lý kinh tế, chánh trị, quân sự thế kỷ 21 bây giờ đã khác. Hỏa tiễn liên lục địa, máy bay siêu thanh, pháo đài bay tiếp nhiên liệu trên không, hàng không mẫu hạm chạy bằng nguyên tử lực, kinh tế toàn cầu đã làm thay đổi chiến lược. Thí dụ như năm 1965, Singapore tách ra khỏi Mã Lai, nhiều nhà phân tích lúc bấy giờ nói thành phố nhỏ, đầm lầy này khó mà tồn tại. Nhưng ai cũng thấy bây giờ Singapore là một trung tâm kinh tế tài chánh sầm uất ở Á châu, vượt qua Hồng Kông bị sáp nhập vào bên hông TC, lợi tức đồng niên đầu người Singapore cao hơn dân Anh.
Còn Đài Loan khi CS cướp được chánh quyền ở lục địa, người Trung Hoa dân quốc di tản qua Đài Loan để tỵ nạn CS, các chiến lược gia thế giới đa số tin rằng Đài Loan khó mà sống còn.
Nhưng đảo quốc với qui chế công pháp mong manh, với tài nguyên gần như con số không ấy, với vị trí địa lý nhỏ bé, với cuộc pháo kích, chống đối ngoại giao của TC đánh phá liên tục, Đài Loan với quyết tâm của chánh quyền và nhân dân không bao lâu sau trở thành một nền kinh tế với tỷ lệ tăng trưởng nhanh và cao, ngoại tệ sở hữu dự trữ rất nhiều, đời sống dân chúng cao hơn bên lục địa nằm trong gọng kềm CS.
Trong khi Nga với TT Putin mơ phục hồi một nước Nga vang bóng một thời bằng bạo lực, gây ra biến cố sáp nhập Crimea, khuấy động, áp đảo miền đông Ukraine lại đưa nước Nga vào một tình thế bất lợi. Nước Nga trở thành đối địch với bạn hàng Liên Âu, Mỹ. Liên Âu và Mỹ trừng phạt làm khổ người dân Nga, làm nghèo kinh tế Nga. Nga phải chi cho chiến phí, cho việc bình định và phục hồi Crimea.
Sau cùng, đem ngân sách quốc gia, tài nguyên đất nước và nhân dân, mạng sống của quân nhân, uy thế ngoại giao của hai nước TQ và Nga ra tốn kém, tổn hại rất nhiều, chỉ để đổi lấy niềm vui riêng cho hoàng tử Đỏ Tập cận Bình và Cưụ Trung tá KGB trong giấc mơ hoài cỗ Đại Hán, Đại Nga, phải chăng là một sai lầm chánh trị hại nước hại dân./. (Vi Anh)

Không có nhận xét nào: