Pages

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

TQ Lừa Tình, Gạt Tiền? – Trần Khải


2Nếu đánh, tất nhiên là Việt Nam sẽ thua, vì ngoaì biển không có chỗ để du kích chiến. Nhưng nếu cứ giằng co mãi, tất có lúc sẽ kiệt sức… Tại sao VN chưa kiện ra LHQ? Câu hỏi vẫn còn chưa thấy quan chức nào chịu trả lời thẳng.
Tuy nhiên, phía VN đang suy tính chiến lược “đòn hy sinh” đối với TQ, nghĩa là sẵn sàng cả 2 cùng chết, theo RFI.
Nghĩa là giận lắm rồi, chàng trai Tàu Cộng giở mặt Sở Khanh, lừa tình em gái Việt Cộng — hứa hôn với đủ thứ 16 chữ vàng, 4 mâm vàng ngọc… và bây giờ mất nửa Thác Bản Giốc, hàng chục ngàn kilomét rừng, ngọn núi Lão Sơn và nhiều vùng biển đảo. Ai bảo Ông Hồ một thời nghe lời cô họ Tăng thủ thỉ bên tai.
Bản tin RFI nói rằng, dù vậy. sẽ khó xẩy ra xung đột quân sự tại Biển Đông.

Bản tin viết:
“…các nhà quan sát cho rằng tất cả các nước liên quan, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ làm mọi cách sao cho các động thái quân sự, ngoại giao không ảnh hưởng đến giao thông hàng hải, được coi là những huyết mạch sống còn đối với nền kinh tế các quốc gia này.
Ông Jayendu Krishna, chuyên gia thuộc công ty tư vấn công nghiệp Drewry Maritimes Services, được AFP trích dẫn nhận định: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Đài Loan không có lợi ích gì gây xáo trộn lưu thông hàng hải ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh: « Tôi không lo ngại và tôi không nghĩ điều đó sẽ xẩy ra ».
Trong những tháng gần đây, Philippines liên tiếp đưa ra các báo động, công bố các bức ảnh cho thấy dường như Trung Quốc gia tăng các hoạt động trên những hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa, có ý định xây dựng các cơ sở quân sự trên những hòn đảo nhân tạo, mà Manila cho là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Tuy vậy, theo chuyên gia Krishna, Trung Quốc sẽ tìm cách tránh gây ra xung đột quân sự, có thể làm rối loạn giao thông hàng hải ở Biển Đông, bởi vì nếu điều này xẩy ra, Bắc Kinh sẽ bị thiệt hại nhiều nhất. « Một phần lớn luồng giao thông thương mại qua Biển Đông là đến và đi từ Trung Quốc ».
Vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam và tình thế đối đầu căng thẳng giữa tàu bè hai nước, gây lo ngại xẩy ra chiến tranh. Thế nhưng, nguy cơ này ít và hơn nữa, Việt Nam luôn tìm mọi cách tránh đối đầu trực diện về quân sự với Trung Quốc. Và, nếu có chiến tranh, Việt Nam buộc phải tính đến chiến lược «hủy diệt lẫn nhau».
Trong bài «Việt Nam đang cân nhắc những chiến lược mới để ngăn chặn Trung Quốc», đăng trên trang web The Diplomat, ngày 28/05/2014, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Châu Á, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết, các cuộc trao đổi riêng với các quan chức chính phủ và chuyên gia an ninh Việt Nam, cho thấy một trong hai chiến lược mà Hà Nội đang xem xét, khi xẩy ra chiến tranh là chấp nhận «hiểm họa hai bên hủy diệt lẫn nhau – mutually assured destruction»: Việt Nam sẽ tập trung tấn công các thương thuyền và tàu chở dầu mang cờ Trung Quốc ở Biển Đông.
Quân đội Việt Nam có tên lửa đạn đạo bắn tới các căn cứ hải quân Trung Quốc ở đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. Mục đích của chiến lược này không nhằm đánh bại Trung Quốc, mà chỉ đủ gây thiệt hại về vật chất và bất ổn về tâm lý, làm cho giá bảo hiểm hàng hải tăng vọt và giới đầu tư ngoại quốc hoảng sợ, tháo chạy khỏi Trung Quốc…”(hết trích)
Trong khi đó, bản tin VOA cho biết Philippines đề nghị lệnh đình chỉ xây dựng ở Biển Đông.
Philippines hôm Thư1ứ Hai loan báo sẽ đề nghị một lệnh đình chỉ xây dựng ở Biển Đông, 2 ngày sau khi Trung Quốc khởi công xây trường học trên ‘thành phố Tam Sa’ mà Bắc Kinh thiết lập trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario cho biết ông sẽ đề nghị các nước ASEAN thúc đẩy cho lệnh hoãn này.
Trong khi đó, giưã Việt?Nam và Trung Quốc chơi trò ra giưã quốc tế, cùng hả họng phóng phi tiêu lẫn nhau.
Một thời chúng ta chứng kiến Hà Nội ăn gian, nói ngược trong thời nội chiến trước 1975, tố ngược Sài Gòn đủ thứ chuyện. Thế là, bây giờ Bắc Kinh cũng tố ngược Hà Nội.
Bản tin VOA cho biết Trung Quốc “mạnh mẽ bác bỏ trước các diễn đàn quốc tế tất cả các cáo giác về xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông khi Bắc Kinh đưa giàn khoan 981 và lực lượng bảo vệ trên biển, trên không vào vùng biển Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Tại Hội nghị Các nước thành viên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển hôm 14/6 ở New York, trưởng phái đoàn Bắc Kinh nhấn mạnh những tố cáo của Việt Nam là ‘vô căn cứ’ và rằng Bắc Kinh có ‘chủ quyền hoàn toàn’ tại quần đảo Hoàng Sa.
Truyền thông Trung Quốc dẫn phát biểu của Phó đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên hiệp quốc, Vương Dân, nói sự dối trá của Việt Nam không thể che dấu được sự thật và việc thổi phồng sự thật không thể hợp pháp hóa cách hành xử bất hợp pháp.”(hết trích)
Cũng cần ghi nhận rằng:
“Trong phiên bế mạc cuộc họp ở Bolivia, đại diện thường trực của Việt Nam ở Liên hiệp quốc, đại sứ Lê Hoài Trung, tố cáo việc Trung Quốc vận hành giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và gửi tàu chiến tới xua đuổi tàu Việt Nam là xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Ông Trung cũng yêu cầu đưa các cáo giác này vào bản tuyên bố chung cuộc của 2 ngày họp thượng đỉnh. Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã, yêu cầu này đã bị các thành viên tham gia cuộc họp khước từ.”(hết trích)
Tại sao khước từ? Tại sao nhiều nước lại bênh Tàu Cộng? Có phải ăn gian nói dối cũng dễ tìm người bênh vực, như thời Hà Nội vu cáo Sài Gòn ở dư luận quốc tế?
Than ôi, Hà Nội hung dữ với anh em trong nhà, thế rồi dính bẫy Bắc Kinh, một tên Sở Khanh bây giờ lộ mặt là chuyên lừa tình, gạt tiền…
Phải tình vơi tiền thôi đâu… mấy triệu người chết nữa. Và lại thêm những đất, những biển mất chủ quyền.

Không có nhận xét nào: