Qua việc ký kết các văn bản trên, Việt Nam đã chính thức xác nhận tư cách pháp lý của Tòa Trọng tài Thường trực tại Việt Nam, cho phép PCA tiến hành giải quyết các tranh chấp quốc tế một cách hòa bình thông qua hoạt động trọng tài, trung gian hòa giải và điều tra. Bên cạnh đó, PCA còn có những hỗ trợ khác liên quan đến việc hòa giải các tranh chấp quốc tế của định chế này tại Việt Nam, cũng như hợp tác với Hà Nội.
Theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho PCA hoạt động. Về phía PCA sẽ cung cấp các thông tin, tư vấn về các thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế, giúp đào tạo cán bộ pháp lý.
Tòa Trọng tài Thường trực là tổ chức quốc tế gồm 115 quốc gia thành viên, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, được thành lập theo Công ước La Haye năm 1899 nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các nhà nước, tổ chức liên chính phủ và thể nhân, kể cả tranh chấp lãnh thổ trên đất liền và trên biển.
Hai ngôn ngữ chính thức là Anh và Pháp, nhưng các bên nhờ đến PCA cũng có thể thỏa thuận sử dụng một thứ tiếng khác. Việc nhờ đến PCA là một chọn lựa dựa trên các nguyên tắc chủ quyền của các Nhà nước và các bên tranh chấo đồng ý nhờ đến trọng tài, nhưng một khi đã được ra PCA thì phán quyết mang tính bắt buộc.
Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực về đường lưỡi bò 9 đoạn do Bắc Kinh tự ấn định, vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển, nhưng Trung Quốc từ chối tham gia.
Một vụ kiện trước đây do Tòa Trọng tài Thường trực thụ lý là vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ năm 1928. Đảo này ở giữa Mindanao của Philippines và quần đảo Nanusa. Tây Ban Nha đã chiếm đảo năm 1606 nhưng rời bỏ vào cuối thế kỷ 17, sau đó Hà Lan thiết lập chủ quyền. Theo Hiệp ước Paris 1898 sau chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha, Hoa Kỳ được quyền cai trị Philippines trong đó có đảo Palmas.
Tòa Trọng tài Thường trực đã quyết định đảo Palmas thuộc về Đông Ấn Hà Lan, nay là Indonesia. Quyết định này cho thấy trọng tài nghiêng về phía quốc gia chiếm hữu thực tế hòn đảo và tuyên bố chủ quyền một cách công khai, liên tục mà không có sự phản đối từ quốc gia phát hiện đầu tiên cũng như các chủ thể khác.
Theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho PCA hoạt động. Về phía PCA sẽ cung cấp các thông tin, tư vấn về các thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế, giúp đào tạo cán bộ pháp lý.
Tòa Trọng tài Thường trực là tổ chức quốc tế gồm 115 quốc gia thành viên, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, được thành lập theo Công ước La Haye năm 1899 nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các nhà nước, tổ chức liên chính phủ và thể nhân, kể cả tranh chấp lãnh thổ trên đất liền và trên biển.
Hai ngôn ngữ chính thức là Anh và Pháp, nhưng các bên nhờ đến PCA cũng có thể thỏa thuận sử dụng một thứ tiếng khác. Việc nhờ đến PCA là một chọn lựa dựa trên các nguyên tắc chủ quyền của các Nhà nước và các bên tranh chấo đồng ý nhờ đến trọng tài, nhưng một khi đã được ra PCA thì phán quyết mang tính bắt buộc.
Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực về đường lưỡi bò 9 đoạn do Bắc Kinh tự ấn định, vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển, nhưng Trung Quốc từ chối tham gia.
Một vụ kiện trước đây do Tòa Trọng tài Thường trực thụ lý là vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ năm 1928. Đảo này ở giữa Mindanao của Philippines và quần đảo Nanusa. Tây Ban Nha đã chiếm đảo năm 1606 nhưng rời bỏ vào cuối thế kỷ 17, sau đó Hà Lan thiết lập chủ quyền. Theo Hiệp ước Paris 1898 sau chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha, Hoa Kỳ được quyền cai trị Philippines trong đó có đảo Palmas.
Tòa Trọng tài Thường trực đã quyết định đảo Palmas thuộc về Đông Ấn Hà Lan, nay là Indonesia. Quyết định này cho thấy trọng tài nghiêng về phía quốc gia chiếm hữu thực tế hòn đảo và tuyên bố chủ quyền một cách công khai, liên tục mà không có sự phản đối từ quốc gia phát hiện đầu tiên cũng như các chủ thể khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét