Pages

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Nhà cầm quyền xã Đăk Môn cưỡng chế ngôi nhà thờ tạm

VRNs (14.01.2015) – Sài Gòn- Mấy ngày qua, nhà cầm quyền xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kotum liên tục đưa công an đến giáo xứ ĐăkJâk cưỡng chế và yêu cầu bà con giáo dân và linh mục tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm.
“Nhà nước liên tục đòi tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm và đuổi cả linh mục đi, vì họ cho rằng, đây không phải là cơ sở Tôn giáo.” Cha Đaminh Trần Văn Vũ, quản xứ giáo xứ ĐăkJâk thuộc giáo phận Kotum, cho biết.
Công an đột nhập vào nhà thờ
Công an đột nhập vào nhà thờ
Cha Vũ cho hay: “Khi nghe tin, ngày nào bà con giáo dân cũng tập trung rất đông trước nhà thờ trên dưới 1000 người. Bà con rất mạnh mẽ, hiệp nhất, kiên quyết giữ ngôi nhà thờ tạm, không cho chính quyền tháo gỡ, chỉ khi nào chính quyền cấp giấy phép cho xây nhà thờ thì mới thôi. Giáo dân đến đây không chỉ bảo vệ nhà thờ, linh mục, mà còn đọc kinh cầu nguyện. Giáo xứ có tổ chức Tuần Cửu Nhật cầu nguyện cho giáo xứ được bình an.”

Một giáo dân người Dân tộc nói: “Xây nhà thờ là mong mỏi của giáo dân, để chúng tôi sống Đức Tin. Giáo xứ chúng tôi đã làm đơn xin phép xây giáo xứ suốt 20 năm nay mà chính quyền không cho phép.”
dakjak
Cha Vũ cho hay: “Chiều ngày 07.01, Đức cha Micae cùng đi với 5 cha lên Sở nội vụ họp và giải quyết về việc này. Sau một thời gian trao đổi căng thẳng, chính quyền quyết tháo dỡ nhà thờ và đuổi linh mục đi. Nhưng Đức cha luôn kêu gọi chính quyền cho linh mục được dâng lễ trong nhà thờ tạm cho giáo dân và kêu gọi chính quyền cho giáo xứ được xây nhà thờ trong khu đất của giáo xứ.”
Cha Đaminh Trần Văn Vũ quản xứ giáo xứ ĐăkJâk vào tháng 11.2011. Tuy nhiên, trong năm qua, nhà cầm quyền xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei ra quyết định trục xuất cha Vũ và thầy giúp xứ ra khỏi giáo xứ. Cha Vũ quả quyết: “Thứ nhất, để một linh mục đi hay ở lại giáo xứ thì chính quyền không đủ tư cách, vì người có quyền là Đức Giám Mục, nhưng cho đến nay Ngài chưa có thông báo gì chính thức. Thứ hai, tôi không thể can tâm giao đàn chiên của tôi cho đàn sói được, chỉ khi nào có một vị linh mục nào đó thay thế tôi thì tôi mới đi. Thứ ba, xây nhà thờ là một nhu cầu rất cần thiết và cấp bách của giáo dân để họ có thể tham dự thánh lễ một cách tôn nghiêm hơn, vì thế tôi là linh mục nên tôi phải thực thi sứ mạng là đáp ứng nhu cầu tâm linh cho giáo dân.”
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Một giáo dân bày tỏ: “Khi nghe tin cha Vũ bị trục xuất thì chúng tôi rất bức xúc. Chúng tôi yêu cầu chính quyền cho chúng tôi biết rõ vì sao trục xuất cha Vũ và thầy giúp xứ. Cha Vũ rất năng động. Cha tổ chức các buổi học cho những đứa nhỏ học chữ. Trước đây, chúng tôi hay uống rượu, không đi làm nhưng nhờ cha Vũ giúp mà chúng tôi bớt uống rượu hơn và dạy chúng tôi biết cách làm ăn. Chúng tôi chưa thấy chính quyền có công việc nào tốt như cha Vũ [đang làm].”
Nhà cầm quyền luôn gây khó khăn cho giáo xứ từ tháng 05.2013 cho đến nay. Cha Vũ kể: “Giáo xứ thành lập năm 1965 nhưng chưa có nhà thờ. Cho đến nay, giáo xứ có 5059 bà con giáo dân, đa phần là bà con dân tộc thiểu số.
Vào cuối tháng 4.2013 bà con giáo dân cho mượn khoảng 1000m2 để dựng một ngôi nhà thờ tạm với cột tròn, lập tôn, không thân vách, có lễ đài để giáo dân có thể tham dự thánh lễ và sinh hoạt [các mục vụ tôn giáo].
Sau đó, từ tháng 5.2013 cho đến bây giờ, Nhà nước liên tục đòi tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm và đuổi linh mục đi, vì họ cho rằng, đây không phải là cơ sở tôn giáo.
2
Khi xảy ra sự việc, linh mục đã phản hồi bằng văn thư và gửi lên Tỉnh, nhưng họ cứ hứa hẹn hết lần này lần nọ mà không giải quyết vụ việc.”
Cha Vũ nhận xét: “Với tư cách là một công dân, mình phải tuân phục chính quyền nhưng việc làm của chính quyền không đi đến đâu, họ hứa nhưng không giữ lời, chỉ biết làm theo chỉ thị mà không lắng nghe nhu cầu và mong mỏi của người dân. Dường như, họ không quan tâm đến người dân. Họ nói rằng đất nước có tự do tôn giáo nhưng luôn hạn chế tôn giáo.”
“Đối với người dân ở đây, họ không tin vào chính quyền, vì chính quyền hứa mà không làm. Chính quyền càng gây áp lực, giáo dân càng đoàn kết và niềm tin vào Thiên Chúa càng vững mạnh. Có thể cám ơn cộng sản, vì nhờ họ, mà Đức tin của bà con giáo dân ngày càng mạnh mẽ.” Cha Vũ nhấn mạnh.
Đỉnh điểm cao nhất của sự việc xảy ra khi các ban ngành của xã và huyện xuống gây áp lực cho giáo xứ vào ngày 25.07.2013.
Giáo xứ ĐăkJâk, giáo phận Kotum nằm trên xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kotum, cách Tp Kotum khoảng 85 km về hướng Tây Bắc, nằm trên quốc lộ 14, giáp huyện Khâm Đức – tỉnh Quảng Nam.
HT,VRNs

Không có nhận xét nào: