Pages

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Bạc nhận lầm, bạc ác hơn ma

                                                           Nguyễn Phú Trọng tại CSIS

CSIS (Center for Strategic and International Studies) là cơ quan nghiên cứu chiến lược tư nhân của Mỹ. Nơi đây, tụ tập nhiều giới chuyên gia kỳ cựu trong các lãnh vực ngoại giao, quân sự, chính trị và kinh tế. CSIS là cơ quan đã từng tổ chức các cuộc nói chuyện của nhiều vị nguyên thủ quốc gia. Mới đây khi Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ, chính CSIS cũng đã đứng ra tổ chức cuộc nói chuyện tại Hoa Thịnh Đốn.

Gần đây, ký giả Greg Rushford, đã phanh phui những bí ẩn của cơ quan CSIS trong liên hệ rất gần gủi với Hà Nội, mà cụ thể là cơ quan này đã ngăn cấm không cho Bs. Nguyễn Thể Bình tham dự cuộc họp có Nguyễn Phú Trọng. Qua tờ The Rushford Report, ký giả này cũng cho biết Hà Nội đã cho tiền CSIS rất hậu hĩnh, từ 50 ngàn đollars cho đến 500 ngàn đollars trong thời gian qua. Đìều cần quan tâm là CSIS là một cơ quan “phi chính phủ”, tức là được miễn đóng thuế của nước Mỹ để làm những công việc nghiên cứu về chiến lược, nhưng các nghiên cứu này, nhất là liên hệ đến Việt Nam, thì lại có những vấn đề không trong sáng, thiên vị.

Không riêng gì CSIS, tổ chức Podesta Group, một nhóm vận động hành lanh chính trị nổi tiếng tại Hoa Thịnh Đốn, cũng đã nhận tiền 30 ngàn đollars mỗi tháng từ Hà Nội, trong nhiều tháng qua, chỉ để tìm mọi cách ảnh hưởng, lèo lái chính sách ngoại giao Hoa Kỳ nhằm có lợi cho Hà Nội. Người phụ trách công việc “lobby” này trong Podesta Group, chính là David Adams, từng là một phụ tá đắc lực của Hillary Clinton, khi bà làm Ngoại trưởng Bộ Ngoại Giao của Hoa Kỳ.

Cũng theo Greg Rushford, bằng chứng là ký giả Murray Hiebert, người từng viết cho tờ Viễn Đông Kinh Tế, hiện làm việc cho CSIS, trong bài phân tích tổng hợp về tình hình Việt Nam, đã gần như có những nhận định thiên vị, bỏ qua các hành động vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Hà Nội. Khi bị truy hỏi, Murray đã nhiều lần lãng tránh, tuy nhiên sau cùng đã phải thú nhận là bản nghiên cứu của Murray, viết cho CSIS, nhằm ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam về nhiều lãnh vực, đã được trả tiền bởi Hà Nội.

Bản phân tích của CSIS, có thể nói là cẩm nang cho chính giới Hoa Kỳ khi cần lượng định về tình hình Việt Nam. Vì vậy, Hà Nội đã bắt mạch đúng nơi để “vận động” một cách ranh ma, nhằm lèo lái các chính sách của chính giới Mỹ. Có nhiều lãnh vực mà bản nghiên cứu này đề cập như An Ninh, Kinh Tế, Quốc Phòng, TPP v.v….Đặc biệt, lãnh vực nhạy cãm nhất là Nhân Quyền, đã được CSIS đánh giá một cách chủ quan, thiên vị. Hay nói cách khác nếu không biết đó là của CSIS, thì người đọc có thể nhầm là viết ra từ Hà Nội.

Khi đề cập về nhân quyền, CSIS đã đánh giá như sau…. “Trong khi Hoa Thịnh Đốn quan tâm về nhân quyền, và chẳng giúp được gì cho những tiến bộ về lãnh vực kinh tế và chiến lược, thì ngược lại, chỉ làm gia tăng thêm căng thẳng giữa đôi bên, ngăn cản những nổ lực thiết lập mối quan hệ ngoại giao và an ninh quốc phòng.

Nhân quyền hôm nay không phải là bức tranh đen trắng mà là mà một sự tiến bộ theo qũy đạo trong vòng 25 năm qua. Với đà tăng trưởng về kinh tế, mức sống gia tăng, hội nhập nhanh chóng vào thế giới bên ngoài, đã tạo ra được môi trường phát triển về tự do cho cá nhân, kể cả tự do phát biểu tự tưởng cho những công dân bình thường trong xã hội và mở ra sân chơi rộng trong sự tranh luận về những lãnh vực từng bị cấm kỵ trước đây như chính trị và các vấn nạn xã hội. Và cả những việc bức xúc trong môi trường xã hội dân sự, khi mà sự đòi hỏi của công chúng về thông tin và tính trong sáng.

Nói chung, Việt Nam hiện nay cho phép nhiều tự do về tư tuởng, bày tỏ ý kiến có tính cá nhân và trong lãnh vực tôn giáo. Nhưng (Hà Nội), không chấp nhận các hành động này, khi cãm thấy bị nguy hại đến sư an toàn của chính quyền và quyền lực của Đảng CSVN.

Ngược lại, những nổ lực của các nhóm Dân Biểu, chỉ nhắm vào việc làm nhục hay trừng phạt Hà Nội, vì những vi phạm nhân quyền trong giai đoạn ngắn hạn chỉ làm bất lợi cho cả Hà Nội, lẫn Hoa Thịnh Đốn, vì nó không đem lại kết quả thiết thực. Hà Nội đánh giá các sự đòi hỏi này là những tấn công không thân thiện, và xem thường các cố gắng của họ trong thời gian qua, và cho rằng những hành động thiển cận, chống lại họ của lớp người Mỹ gốc Việt già, rồi cũng sẽ bị đào thải theo thời gian.” (1)

Một bản phân tích tình hình Việt Nam nhằm ảnh hưởng đến chính giới Hoa Kỳ lại được trả tiền bởi nhà cầm quyền Hà Nội, thì làm thế nào có thể được giữ tính công bằng, trong sáng và không thiên vị, lệch lạc. Bằng chứng là nhận định về Nhân Quyền ở trên đã cho thấy sặc mùi “tuyên truyền”.

Đó là chưa kể những bước gọi là đề nghị cho chiến lược của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, từng bước thiết lập quan hệ giữa hai nước trong các lãnh vực Văn Hoá, Quân Sự và Thương Mại như:

Đề nghị tổ chức Tour 2015 cho Hà Nội trình diễn văn hoá và các tiết mục quan trọng khắp các thành phố của nước Mỹ để giới thiệu văn hoá của CSVN. Hay đề nghị những bước đi cụ thể mà Hoa Thịnh Đốn muốn Hà Nội phải tiến hành để có thể giải toả việc mua “vũ khí sát thương”, món hàng mà Hà Nội vô cùng thèm khát. Và cụ thể hơn nữa là khuyên Hoa Kỳ nên xuất tiền từ Cơ quan Phát Triển và Thương Mại, chi trả cho các nhân viên chức nhà nước CSVN, hay giới thương gia cho họ qua Mỹ để học hỏi, hay mua bán các kỹ thuật và dịch vụ kinh tế từ Mỹ.

Việc trả tiền, vận động cho giới lobby chính trị tại Hoa Thịnh Đốn, có thể coi như hợp pháp. Tuy nhiên, dùng ảnh hương này để lèo lái chính sách Mỹ, nhằm có lợi cho một quốc gia thứ ba, là những vấn đề mà Lập Pháp Hoa Kỳ đang quan tâm và cần đánh giá lại. Tuy nhiên, việc CSIS, một cơ quan “NGO”, tức là phi chánh phủ, được miễn thuế, nhưng lại nhận tiền “yễm trợ” từ các quốc gia thứ ba, và bị ảnh hưởng của đồng tiền nên đã sử dụng vai trò để “khuynh đảo” chính giới Mỹ; là những điều cần phải xem xét ở nhiều góc độ, nhất là qui chế hưởng tiền miễn thuế của CSIS.

© Đỗ Thành Công

© Đàn Chím Việt

Không có nhận xét nào: