Nếu các cuộc đàm phán kết thúc thành công và 12 quốc gia liên quan ở khu vực Thái Bình Dương cùng phê chuẩn, liệu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (viết tắt là TPP) có khả năng tạo ra nhiều việc làm và hoạt động kinh tế cho các nước tham gia hay không? Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington cho rằng điều đó sẽ xảy ra, ước tính TPP sẽ giúp tăng nền kinh tế của 12 nước lên thêm 285 tỉ USD vào năm 2025.
Những người Mỹ, Nhật Bản, Mexico ủng hộ TPP khẳng định rằng đối với các quốc gia nằm trong Hiệp định, nó sẽ giảm các rào cản thương mại như thuế, thiết lập công cụ bảo vệ mạnh mẽ hơn đối với sở hữu trí tuệ, và thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp đối với các nhà đầu tư. TPP cũng sẽ bao gồm các quy định tỷ lệ nội địa, đã xóa bỏ phần lớn thuế quan – một trở ngại chính đối với dòng chảy hàng hóa qua biên giới, và hỗ trợ cho nông nghiệp. Những người ủng hộ nói rằng nó sẽ mang lại cơ hội thương mại mới cho các ngành dịch vụ, tài nguyên thiên nhiên, và các sản phẩm ở châu Á – một châu lục đang phát triển mạnh.
Mục đích chính của TPP là tạo ra một môi trường thương mại thực thi và tăng cường cơ sở luật pháp giữa các quốc gia, cùng nhau tạo ra gần 40% sản lượng kinh tế thế giới và một phần ba thương mại toàn cầu. Ví dụ, lao động trình độ cao và các tiêu chuẩn môi trường – thường xuyên vắng mặt trong các thỏa thuận thương mại khác – được dự tính trở thành vấn đề trung tâm và có thể thực thi trong TPP.
Hầu hết người dân Canada và có lẽ nhiều người dân Mỹ ít biết đến TPP, một phần vì các văn bản đang được hoàn thiện như đã đàm phán chưa bao giờ được công bố. Ba phần tư dân số Canada được thăm dò ý kiến gần đây cho biết họ chưa bao giờ nghe nói về TPP. Theo báo cáo, Hoa Kỳ và New Zealand đã ngăn Canada giữ vai trò của một thành viên tham gia đầy đủ cho đến tận cuối năm 2012, do lo ngại về việc quản lý nguồn cung cấp của Canada trong các sản phẩm sữa và các luật sở hữu trí tuệ. Những thành viên ban đầu đã tham gia 19 vòng đàm phán chính thức từ năm 2005.
Lao động trình độ cao và các tiêu chuẩn môi trường – thường xuyên vắng mặt trong các thỏa thuận thương mại khác – được dự tính trở thành vấn đề trung tâm và có thể thực thi trong TPP.
Tiến độ dường như đóng băng trong nhiều năm qua. Đó là do WikiLeaks và những người khác đã để lộ những bất đồng lớn về các vấn đề môi trường, nông nghiệp, sở hữu trí tuệ, và các vấn đề quan trọng khác. Thao túng tiền tệ, gồm cả phá giá để đẩy mạnh xuất khẩu, được tranh luận sôi nổi ở Mỹ và các nơi khác. Nhiều người nói TPP không nên tiếp tục, trừ khi nó giúp ngăn cản một cách đáng tin cậy tất cả các bên thao túng giá trị đồng tiền quốc gia họ vì mục tiêu lợi thế xuất khẩu.
Triển vọng phê chuẩn thành công Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Hoa Kỳ đã được cải thiện trong mùa hè này khi Thượng nghị viện và Hạ nghị viện đã thông qua thẩm quyền đàm phán nhanh Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA), trong đó cho phép Tổng thống Obama đệ trình các vấn đề đã đàm phán-thỏa thuận lên cả hai viện để Quốc hội Mỹ bỏ phiếu phê chuẩn hoặc phủ quyết mà không có quyền điều chỉnh. Hơn 50.000 nhà máy sản xuất và 20 triệu việc làm đã bị mất riêng tại Hoa Kỳ qua mấy thập kỷ gần đây, chủ yếu là mất vào tay Trung Quốc.
Các nhà lập pháp ở Washington, Ottawa, và các nơi khác lo lắng về vấn đề trợ giá xuất khẩu của Bắc Kinh, bóc lột, cưỡng bức lao động, thiếu kiểm soát môi trường trầm trọng, và coi thường các hiệp định thương mại đã ký kết. Nhiều thành viên cảm thấy nhẹ nhõm khi Trung Quốc không phải là một bên tham gia đàm phán TPP.
Một cuộc tranh cãi lớn phát sinh ở Hawaii vào tháng 7 khi đại diện thương mại Mỹ – bỏ qua các quy định của NAFTA (hiệp định tự do thương mại bắc Mỹ, gồm Mỹ, Canada và Mexico) – làm trung gian một thỏa thuận bên lề với Nhật Bản; thỏa thuận này hạ thấp mức giá của một chiếc xe “sẽ phải nhập từ các nước ký kết hiệp định xuyên Thái Bình Dương” để tránh thuế nặng khi vào Canada, Mexico, hay Mỹ. Thị phần theo hiệp định NAFTA sẽ từ mức 62.5% rớt xuống còn khoảng giữa 30 và 55% do thỏa thuận bên lề này.
Người Canada và Mexico thực sự bất mãn với sự coi thường NAFTA của chính quyền Obama và những tác động đối với ngành ô tô quan trọng của chúng ta. Ngay cả người Nhật được biết là cũng ngạc nhiên về sự thiếu tham vấn ưu tiên của Mỹ đối với các đối tác NAFTA, và bây giờ họ đang triển khai một cách muộn màng.
Một tranh luận khác là quy định sở hữu trí tuệ bị rò rỉ trong thỏa thuận đề xuất, mà những người ủng hộ tự do Internet cho biết nó sẽ gạt qua một bên chính sách quốc gia để áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt đối với nội dung trên Internet.
Quỹ Internet Frontier đã đưa ra một số mối quan tâm cụ thể, bao gồm: “TPP đem đến khả năng lớn cho việc xuất khẩu một số tính năng tồi tệ nhất của luật bản quyền Mỹ … tư nhân hóa việc thi hành luật khi vi phạm bản quyền, thiệt hại theo luật phá sản không có bằng chứng về tác hại thực tế, và việc tịch thu các máy tính cùng thiết bị liên quan đến vi phạm bản quyền của chính phủ… ”
Nhiều thành viên cảm thấy nhẹ nhõm khi Trung Quốc không phải là một bên tham gia đàm phán TPP.
Việc quản lý các nhà sản xuất cung cấp sữa, thịt gà, gà tây, và trứng của Canada là một vấn đề gây nhiều tranh cãi, mặc dù Canadian Agri-Food, một đại diện cho các sản phẩm thiên về xuất khẩu như ngũ cốc, thịt bò và thịt lợn, đang lo lắng khi thâm nhập vào Nhật Bản, thị trường lớn thứ ba trên thế giới theo TPP. Có nghĩa sẽ là “thiệt hại” nếu Canada không tham gia hoặc tham gia muộn.
Ở Canada gần 1/5 của 55 tỷ đô la thu từ trang trại là nằm trong khu vực quản lý nguồn cung cấp của chúng tôi. Hơn 8% trong số 200.000 trang trại là trong khu vực này. Mô hình của chúng tôi cạnh tranh với nước ngoài trong một mạng lưới các hạn ngạch và thuế bên ngoài. Để tăng cường tín dụng của mình, chính phủ của ông Harper đã ký kết hiệp định thương mại tự do với 9 quốc gia và đã duy trì quản lý nguồn cung cấp trong tất cả các lĩnh vực. Về phần mình, Quốc hội Mỹ hàng năm chi trả tiền trợ cấp khổng lồ cho sản phẩm sữa và những người nông dân khác.
Bất chấp các vấn đề đó, và vì lý do người ta chứng minh được rằng việc tham gia TPP sẽ loại trừ được nhiều mối nguy hơn là sẽ rước thêm chúng vào, nên cả Hoa Kỳ và Canada rất có khả năng tham gia.
David Kilgour, một luật sư chuyên nghiệp, phục vụ trong Hạ nghị viện của Canada trong gần 27 năm. Trong nội các thời ông Jean Chretien, ông là Quốc vụ khanh (châu Phi và châu Mỹ Latin) và (châu Á-Thái Bình Dương). Ông là tác giả của nhiều cuốn sách và đồng tác giả với ông David Matas trong cuốn “Thu hoạch Đẫm máu: Giết học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng.”
Quan điểm thể hiện trong bài viết là những ý kiến của riêng tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét