Hiện nay, dọc theo ven sông Lam ở xã Hưng Xuân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An vẫn tồn tại một làng chài mà cư dân rất muốn lên bờ định cư; thế nhưng vẫn chưa được chính quyền đáp ứng.
Nguồn gốc.
Làng Chài ven sông Lam ở xã Hưng Xuân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An có 13 hộ gia đình với 40 nhân khẩu. Cư dân lớn tuổi nhất năm nay 94 tuổi. Họ sống bằng nghề đánh cá trên sông Lam và cuộc sống và mọi sinh hoạt của họ đều gắn liền với chiếc thuyền bé nhỏ, 1 cái để họ đi đánh cá và 1 cái nhỏ nữa là ngôi nhà của họ.
Chính quyền địa phương cho rằng gốc gác dân làng Chài này là người đi tị nạn bên Thái Lan rồi được chính quyền đưa về; thế nhưng bản thân nhiều người ở đây lại nói rằng họ không biết chuyện đó mà chỉ mang tiếng thôi.
Chị Thoa cho biết:
Chị Thoa cho biết:
“Không đi Thái Lan mô thầy ah, mang tiếng người Thái Lan thôi chứ không đi mô ở nhà đây, ông bà khi trước có đi không biết chứ còn đàn con ở nhà đây cả, còn khi chị có trí khôn thì ông bà ở đây rồi chỉ vì đặt họ giống Thái Lan mà chính quyền gán cho họ là người Thái Lan”
Anh Toàn Tiếp lời:
“Nhà em sinh ở làng Chài anh ah, bố mẹ nhà em nỏ đi”
Như gia đình chị Thoa không biết là gia đình mình có phải là từ Thái Lan về không vì bố mẹ của chị đã sống ở đây từ lâu, nên chị cũng không biết, nhưng anh Mạnh cho biết:
“Là Việt Kiều ở Quảng Trạch, Quảng Bình”
Cuộc sống khó khăn.
Những người sống trên làng Chài gia tài của họ thì chỉ có chiếc nốc (Thuyền nhỏ) để họ tránh mưa và chiếc ghe để họ đánh bắt cá sống qua ngày, nên cuộc sống của họ vô cùng khó khăn nhất là vào mùa mưa bão, khi họ không đánh bắt cá được và cuộc sống của họ không biết sống chết thế nào nhất là đối với những đứa trẻ.
Khi nói về những khó khăn trong cuộc sống chị Thoa chia sẻ:
“Cuộc sống nói chung thì quá vất vả luôn, mưa lụt thì cũng phải đi làm, con cháu ở nhà thì không ai coi con coi cháu cho hết trơn sợ bổ dưới sông, bố mẹ đi làm thì lo mưa gió ở nhà thuyền trôi. Ăn nước thì bẩn thỉu, con cái đi học thì lớp 3 lớp 4 không có tiền nạp cho nhà trường nên nghỉ cả rồi mù chữ”
Anh Mạnh tiếp lời:
“Sống cảnh sông nước con cái thì thất học, sống vất vả lụt lội, ăn thì nước dơ bẩn, nói chung cuộc sống phức tạp cực kỳ luôn”
Anh Toàn cho biết thêm:
“Về tháng 8 bão gió nhiều nên nhà em rất lo, con cái đến mùa lụt bão thì cho đi gửi trên họ chứ không cho gửi dưới thuyền”
Làng Chài ven sông Lam nơi gia đình chị Thoa, anh Toàn, anh Mạnh … đang sinh sống là một làng Công Giáo thuộc xứ Phù Long dưới sự cai quản của cha Antôn Trần Văn Niên.
Vị linh mục này cũng nhận thấy những khó khăn của tín hữu mà ông đang giúp về ‘phần hồn’ cho họ:
“Họ sống trên sông nước công ăn việc làm không có, nước thì không có cá mắm”
Nguyện vọng của người dân.
Cuộc sống sông nước gắn liền với việc đánh bắt cá, họ phải sống trên thuyền nên mọi người ở làng chài đều ước mơ có đất cho họ dựng lều để ở, con cái được đi học, họ có nước sạch để dùng thay vì dùng nước sông bẩn thỉu…
Chị Thoa cho biết:
“Thì nguyện vọng nói chung mong sao xã hội tạo điều kiện tái định cư lên trên bãi cắm cái lều mà ở cho thoải mái tí, chứ nỏ mong nhà của chi mô lều tranh cũng được. Chính quyền có hứa đến năm 2015 nhà nước cấp đất tái định cư và cấp nước sạch nói rữa chứ có chộ chi mô”
Anh Mạnh cho biết thêm:
“Mong muốn nguyện vọng của bà con làng chài sống muốn mảnh đất dựng lều cho con cái ăn ở, có chỗ chui vô chui ra cho con cái học hành, kiếm mảnh nước ăn sạch sẽ hơn. Muốn chính phủ cấp cho một mảnh đất cắm một chiếc lều trên khô để cho con cái đi học được an toàn, còn chuyện đất đai họ góng lâu mà cũng không thấy”
Giúp đỡ của chính quyền.
Là một linh mục quản xứ ngoài việc lo đời sống tâm linh cho người dân làng Chài cha cũng thường xuyên đi xin hỗ trợ để giúp cho bà con nơi đây.
“Tùy năm, có năm xin được thì giúp đỡ cho con em đi học, gạo thì năm nào cũng có ít hay nhiều thôi”
“Tùy năm, có năm xin được thì giúp đỡ cho con em đi học, gạo thì năm nào cũng có ít hay nhiều thôi”
Sự giúp đỡ của giáo xứ được chị Thoa xác nhận:
“Năm vừa rồi chộ cha Niên cho mạnh lắm rồi rầy ấy tê, nên Noel vừa rồi họ cũng cho mỗi gia đình 2 yến gạo với 1 cái chăn”
Mong mỏi lớn nhất của những người dân như chị Thoa là một mảnh đất do chính quyền cấp đất để dựng lều ‘có chỗ chui ra chui vào’ như từ của chính người dân cho biết. Tuy nhiên suốt nhiều năm qua phía chính quyền chỉ có hứa như lời chị Thoa:
“Họ có hứa năm 2015 năm sẽ cấp đất cho ở rồi nước sạch để dùng mà hiện tại giờ cũng trông chờ mà chưa thấy chi cả”
Về việc cho dân Làng Chài lên bờ cất nhà ở, ông Nguyễn văn Tú chánh văn phòng huyện Hưng Nguyên và ông cho biết:
“Sự giúp đỡ của huyện thì huyện đang xây dựng khu tái định cư để cho những hộ ở trên làng chài đấy để ổn định cuộc sống thôi”
Hiện nay những người sống trên làng Chài đã trải qua bao thời kỳ con cái họ không được đi học và cứ như vậy và họ mù chũ từ đời bố qua đời con, và chính quyền huyện cũng có hứa sẽ giúp đỡ cho con cái họ được đi học. Con cái của những người sống trên làng Chài chỉ học được đến lớp 3 rồi nghỉ vì không có tiền để được đi học tiếp thì chúng tôi có trao đổi huyện có giúp đỡ cho các cháu được đi học và ông Tú cho biết thêm:
“Đúng huyện đang giúp đỡ”
“Đúng huyện đang giúp đỡ”
Từ bao đời nay, người Việt có câu ‘An cư, lạc nghiệp’. Nhưng viễn cảnh có nhà cửa, có công ăn việc làm ổn định, con cái được học hành tử tế.. vẫn còn quá xa vời đối với người dân tại Làng Chài ven sông Lam thuộc xứ Công giáo Phù Long, xã Hưng Xuân, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét