Sát thời điểm ngày ‘kỷ niệm lớn nhất từ trước đến nay nhân 70 năm ngày Quốc khánh 2/9’, Thứ trưởng công an Lê Quý Vương công bố ‘Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá 18,298 tù nhân… nhưng trong số này không có người nào phạm tội về an ninh quốc gia’ tại cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 28/8.
Phát ngôn trên đã gần như chấm dứt mọi hy vọng trước đó về ‘Nhà nước VN sẽ trả tự do trước thời hạn cho nhiều tù nhân lương tâm vào dịp 2/9’.
Phát ngôn trên cũng trực tiếp phủ định công bố gần đây của một quan chức có trách nhiệm về ‘có một trường hợp xâm phạm an ninh quốc gia được đặc xá’.
Với phát ngôn mới nhất vào ngày 28/8, có thể hình dung rằng thậm chí nữ tù nhân chính trị Tạ Phong Tần của Câu lạc bộ nhà báo tự do, người được chính Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên tiếng can thiệp để đòi trả tự do, cũng có thể sẽ không bước ra cánh cửa trại giam đầy gỉ sắt.
Cuối cùng, điều gì đã xảy ra
Tại cuộc đối thoại nhân quyền ở Hà Nội vào tháng 5 năm nay, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski đã bất chợt dịu giọng hẳn, so với nỗi bực tức không giấu diếm về ‘Việt Nam không thể cứ thả một chục người này nhưng lại bắt thêm một chục người khác’, sau cuộc đàm phán nhân quyền vào tháng 11 năm ngoái.
Tuy nhiên, thời điểm cuối năm ngoái lại chưa hiện ra nhu cầu tương tác mật thiết về quốc phòng Biển Đông giữa VN và Hoa Kỳ. Chỉ đến đầu năm nay, khi lần đầu tiên một bộ trưởng công an VN công du Mỹ, mối tương tác về quân sự giữa hai nước mới được đặt lên tiêu điểm, thậm chí con vượt hơn cả nhu cầu về TPP.
Hai tàu hải quân Mỹ đã đến Đà Nẵng. Ảnh: Internet
Thế nhưng, cũng từ đầu năm nay và cùng lúc với quá trình ‘chuẩn bị cho chuyến công du Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng’, có vẻ như vấn đề nhân quyền không còn nằm trong chính sách trọng tâm của Mỹ, cho dù vấn đề này vẫn được nêu ra tại các cuộc nghị đàm song phương.
Nói cách khác, có vẻ ngườMỹ đã phần nào thỏa mãn về tư thế ‘giao lưu hải quân’ mà họ được Hà Nội ưu ái chấp thuận hơn so với hai năm trước, và hơn hẳn so với thời điểm năm 2007, khi mới chỉ diễn ra những cuộc thăm viếng mang tính ngoại giao và VN vẫn còn quá mặn mà với Bắc Kinh.
Gần như đã rõ, Washington đã chỉ đặt ra điều kiện trả tự do cho tù nhân chính trị một cách hình thức, trước và trong chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng. Thậm chí kết quả cuộc công du của John Kerry đến Hà Nội vào đầu tháng 8/2015 cũng chẳng triển vọng hơn bao nhiêu cho chính sách nhân quyền của Mỹ.
Lẽ dĩ nhiên, thái độ thỏa mãn tình thế về Biển Đông và cử chỉ kém cứng rắn cần thiết của Hoa Kỳ đã dẫn đến hệ quả ngày hôm nay: Hà Nội nhận ra chưa cần thiết phải thả tù chính trị, nhất là khi kết quả đàm phán TPP vẫn còn khá trừu tượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét