Pages

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

Con Tàu Quốc Doanh Chìm Luôn?


Báo Pháp hay dùng danh từ ẩn dụ, tượng hình và truyền cảm hơn báo Mỹ viết quá lạnh lùng lý trí, khô khan sự kiện. Nhơn cú sốc của xì căn đan Tập Đoàn Vinashin của Đảng Nhà Nước CS Việt Nam suýt vỡ nợ, thiếu ngoại quốc 4 tỷ 4 Đô la, tương đương với 4.5% tổng sản lượng nội địa VN, nợ đáo hạn tiền lời 60 triệu Đô là mà không có tiền để trả, làm cho Việt Nam mất nhiều uy tín kinh tế tài chánh. Nhựt báo Le Monde của Pháp mô tả “Tập đoàn Vinashin, con tàu khổng lồ đang bị ngập nước”. Tập Đoàn Vinashin là một trong vài ba tập đoàn kinh tế quốc doanh lớn nhứt của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Nhà Nước CS VN. Trời cao có mắt nên xui khiến CS Hà nội lấy tên Vinashin để đặt cho tập đoàn này để nó ngập nước sắp chìm làm cho con tàu kinh tế quốc doanh của CS Hà nội có thể chìm theo luôn.
Chữ ‘Vina’ là chữ tắt đầu tượng trưng cho chữ Việt Nam. Chữ ‘shin’ phó thường dân Việt Nam, nhứt là phó thường dân “Nam bộ” ít ai phát âm rõ khi nói có chữ s và x nên nghe chữ ‘shin’ như sink là chìm.
Xì căn đan Vinashin làm cho uy tín tái chánh VN trên trường quốc tế xuông thê thảm. Hai công ty thẩm định tài chính quốc tế là Standard & Poor’s và Moody’s đã hạ điểm tín nhiệm về tài chính đối với Việt Nam. Trong tháng 12 vừa qua đã hạ điểm đối với các trái phiếu dài hạn của Việt Nam, từ Ba3 xuống mức B1 (có nghĩa là không nên đầu tư). Giá của hợp đồng bảo hiểm cho việc muộn trả nợ của Việt Nam đã tăng lên đến mức cao nhất kể từ 18 tháng vừa qua. Mua danh ba vạn bán danh ba đồng, muốn phục hồi niềm tin tài chánh cho VN trên thế giới là thiên nan vạn nan.
Còn lập lại sự ổn định tài chánh trong nội địa VN cũng hết sức khó trong hoàn cảnh đồng bạc Việt Nam bị mất giá nhiều lần trong năm và tỷ lệ lạm phát tăng cao có thể trở thành phi mã không biết lúc nào. Đảng Nhà Nước CS Hà nội mất khả năng kiểm soát tiển tệ. Chỉ tính riêng trong tháng 12, giá cả tăng 11,8% so với cùng thời kỳ này năm ngoái và cao hơn 2% so với tháng 11. Vàng tăng giá 30%, đôla tăng giá 10%. Ngân hàng Thế giới đánh giá lạm phát tại Việt Nam vẫn thường xuyên cao hơn các nước láng giềng.
Xì căn đan Vinashin là đề tài các phe phái trong Đảng CS đấu đá với nhau sanh tử trong giai đọan đại hội đảng vốn là thời gian các phe phái tranh chấp chức vụ, quyến lợi kịch liệt. Vì CS là một đảng khép kín muốn lên thì phải hạ đối thủ theo qui luật một mất, một cón, ai thắng ai, chớ không có lối thoát qua thoả hiệp, tương nhượng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị phe chống đối muốn biến thành con dê tế thần trong vụ Vinashin. Lần đầu tiên trong lịch sử của cái gọi là Quốc Hội, một vài “đại biểu nhân dân” yêu cầu Quốc hội mở cuộc điều tra và bất tín nhiệm Thủ Tướng. Điều đó cho thấy phe của Thủ Tướng Dũng bị suy yếu vì vụ Vinashin. Và điều đó cũng cho thấy phe chống TT Dũng muốn dùng vụ Vinashin để hạ Ông Dũng.
Nhưng chưa thấy dấu hiệu TT Dũng thua vì dù sao Ông cũng là người sáng giá, giỏi làm ra nhiều tiền, nhiều quyền cho Đảng mà hầu hết phe bảo thủ, đối mới, thân Tàu, thân Mỹ, bắc, trung, nam gì, tất cả đều được hưởng.
Nên dù TT Dũng tuyên bố nhận trách nhiệm trước quốc hội, Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội cũng đã gạt đề nghị điều tra TT Dũng. Dù TT Dũng nói ngân sách không trả, Vinashin phải tự lo trả nơ, TT Dũng vẫn tĩnh bơ cho Vinashin hoãn thuế để trả tìền lời cho ngoại quốc và cho Vinashin vay ngân hàng nhà nước không tìền lời để có tiền trả nợ lương cho công nhân. Làm thế đâu có khác gì dùng ngân sách trả nợ cho Vinashin; hay nói cách khác bắt dân phải trả số nợ cho Vinashin bằng tiền của dân đóng thuế vào ngân sách.
Trong khi đó, có tin trong đại hội Ban Chấp Hành Trung Ương, Ông sẽ tiếp tực làm thủ tướng 5 năm nữa hay lên chức Tổng bí Thư không chừng.
Dù thất bại của Tập đoàn Vinashin không những là thất bại kinh tế, tài chánh mà là một thất bại chánh trị của Đảng Nhà Nước CS Hà nội. Hậu quả vụ Vianshin có thể làm chìm cô chế kinh tế quốc doanh mà Đảng vẫn coi là “chủ đạo”, xương sống , và định hướng xã hội chủ nghĩa của nên kinh tế thị trường.
Nhưng quốc doanh dù rã bè tre, thì CS Hà nội cũng không bãi bỏ vì uy tín của Đảng và vì quyền lợi của đảng viên. Tập đoàn Vinashin thất bại vì quản trị kinh doanh kém cỏi. Cái bịnh đó, khuyết điểm đó không chỉ riêng Vinashin. Đối với CS, đó là cái “tội tổ tiên” của kinh tế chỉ huy của CS. Quốc doanh, tập thể cha chung chết không ai khóc, người nào cũng trốn trách nhiệm dưới cây dù tập thể. Nên quản trị công quỹ tồi tệ, lơi lỏng kiểm soát, không minh bạch, cán bộ cấp cao thiếu năng lực mà thích ôm đồm, nạn bè phái, tham nhũng là những sai trái thông thường. Đối với CS sai thì sửa, sửa lại sai, sai thì sữa nữa.
Khi chuyển sang kinh tế thị trường, do áp lực quốc tế về tiêu chí thị trường với vai trò tư nhân là chánh yếu, CS Hà nội có giải tư. Từ năm 1989 có 12.000 công ty quốc doanh nay còn 4.000. Nhưng CS Hà nội giải tư trá hình, chỉ bán cổ phần Đảng cho đảng viên, cán bộ, công nhân viên và cơ quan ngoại vi của đảng, nhà nước. Quyền quyết định tối hậu về kinh doanh của các công ty giải tư này cũng nằm trong tay chi bộ, đảng đoàn, đảng bộ của Đảng CS.
Dù giải tư còn 4000 công ty quốc doanh chính danh, thì quốc doanh chính danh cũng chiếm hơn 1/3 kinh tế Việt Nam. Các tập đoàn quốc doanh này như Vinashin về ngành tàu biển, Điện lực VN về điện năng và Petro VN về dầu khí phình ra, hoạt động ngoài chức“ chức năng” một cách vô tổ chức và tùy tiện vì quyền lợi phe đảng hơn là hiệu năng kinh tế.
Lời lổ cán bộ đảng viên không lo, có Đảng Nhà nước dùng ngân sách quốc gia do dân đóng thuế rót xuống để bù lổ. Có quốc doanh làm nhiệm vụ mật rửa tiền công do ngân sách rót xuống để cấp vốn, bù lổ thành tiền túi của cán bộ đảng viên lãnh đạo cơ quan và đút lót lên trên. /.

VI ANH

Không có nhận xét nào: