Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011
Libya dậy sóng – cập nhật 23.02
Dân Làm Báo – Muammar Gaddafi đã xuất hiện trên đài truyền hình Libya vào ngày thứ ba 22 tháng 2. Trong bài diễn văn dài hơn 1 giờ ông đã tuyên bố nhất định không từ bỏ quyền lực… Một nhóm Facebook đã kêu gọi “Một Ngày Giận Dữ” tại Libya đã bắt đầu với 4400 thành viên hôm thứ hai và gia tăng thành 9600 thành viên vào thứ tư tuần trước. Đây là mô hình phỏng theo cuộc cách mạng tại Tunisia và Ai Cập và đã một lần nữa châm ngòi cho sự bừng dậy của người dân Libya…
*
Ông Gaddafi năm nay 68 tuổi và đã cai trị Libya gần 42 năm. Sau 8 ngày nổi dậy của người dân đòi hỏi tự do và giải quyết tình trạng thất nghiệp, Gaddafi đã mất quyền kiểm soát miền đông Libya cũng như sự ủng hộ của nhiều chính giới.
Xuất hiện trên đài truyền hình ông Gaddfi tuyên bố:
“Đây là quốc gia của tôi, quốc gia của cha ông tôi và tôi sẵn sàng chết như một anh hùng cách mạng / thánh tử đạo“. Ông Gaddafi tuyên bố rằng ông đã đem lại vinh quang cho Libya – “Muammar Gaddafi là lãnh đạo của cách mạng Libya, tôi không là một tổng thống sẽ bước xuống, đây là quốc gia của tôi, Muammar sẽ không là một tổng thống rời khỏi ngôi vị”.
Chụp mũ cho những người biểu tình là “những con chuột điệp viên của tình báo nước ngoài, những con gián và những tên lính đánh thuê, những kẻ hèn nhát và phản bội”, ông Gaddafi nói rằng những kẻ hợp tác với các thế lực thù địch bên ngoài, vũ trang chống lại đất nước sẽ bị xử tử.
“Thế giới hãy ngước nhìn lên Libya. Những người biểu tình phản đối là những kẻ phục vụ cho ma quỷ… Tôi chưa ra lệnh dùng vũ lực, chưa ra lệnh bắn một viên đạn nào… nhưng khi mà tôi ra lệnh, tất cả mọi thứ sẽ bị thiêu hủy!”.
“Những ai yêu mến Gaddafi hãy bước ra khỏi nhà để ủng hộ tôi, đừng sợ đám băng đảng ấy. Hãy bước ra và tấn công chúng nó… Hãy kéo con cái các bạn từ đường phố trở về nhà, bọn chúng đang thuốc và làm say con cái các bạn… Nếu cần thiết, chúng ta sẽ sử dụng bạo lực, theo đúng quy định của hiến pháp và luật quốc tế… Bất cứ ai đang giở trò phá hoại đoàn kết quốc gia sẽ bị xử tử và chung số phận như trường hợp Thiên An Môn…” Gaddafi vừa đập bàn vừa nói.
Một nhà đối kháng cho biết rằng nhiều thanh niên đã bị lôi ra ngoài đường để xem buổi nói chuyện của ông Gaddafi trên TV công cộng để làm hình ảnh tuyên truyền đây là những người ủng hộ ông ta.
Tuy nhiên, các quan sát viên nhận định rằng quyền lực thống trị của Gaddafi đang bị suy giảm trầm trọng. Tại miền đông Libya, nhiều binh lính, cảnh sát đã đứng về phía đối lập và quân đội trong thường phục canh giữ đường phố trong khi lực lượng chống đối đã làm chủ tình hình.
Đại sứ Libya tại Hoa Kỳ, ông Ali Aujali đã lên tiếng chính thức kêu gọi Gaddafi từ chức. Ông Ali là một trong nhiều chính giới Libya, trong đó có phụ tá đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, ông Ibrahim Dabbashi, chọn thái độ đứng về phía nhân dân. Một viên chức cao cấp đang công tác tại Bắc Kinh, ông Hussein Sadiq al Musrati đã từ nhiệm và gia nhập vào đoàn biểu tình của sinh viên trước tòa đại sứ Libya ở Bắc Kinh.
ông Ibrahim Dabbashi kêu gọi Liên Hiệp Quốc đưa ra nhiều biện pháp can thiệp bao gồm việc phong tỏa không phận Tripoli nhằm ngăn ngừa Gaddafi gia tăng củng cố lực lượng quân đội với mục tiêu tàn sát dân lành.
Cho đến nay, ước lượng số tử vong đã lên đến khoảng từ 300-500 người, khoản 1000 người bị mất tích. Chính quyền Libya phủ nhận việc ra lệnh quân đội sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, nhiều nhân chứng tại Tripoli nói rằng quân chính phủ đã bắn “vô tội vạ” vào những người biểu tình, trực thăng và chiến đấu cơ đã bắn vào đám đông, đồng thời còn có sự tham dự của các thành phần “lính đánh thuê ngoại quốc” tham gia vào việc trấn áp và bắn giết dân chúng.
Tin mới nhất từ thông tấn Al Jazeera tường thuật cảnh sát đã xả súng bắn vào một đám ma của một người biểu tình bắn chết trước đó và giết chết 15 người, làm bị thương nhiều người khi làn sóng phẫn nộ chống lại Gaddafi dâng cao.
Lực lượng cảnh sát cơ động đã trấn giữ toàn bộ vùng Fashloom của thủ đô Tripoli và bắn vào bất cứ người nào di chuyển trên đường phố, ngay cả những người đi tìm xác người thân. Một nhà đối lập cho biết những người đi lấy xác đã được bảo rằng không thể lấy xác lúc này trừ khi họ đồng ý ký một văn bản xác nhận người thân chết vì “giải phẩu”.
Trong khi đó, hệ thống internet đã bị cắt, tê liệt trên toàn bộ các thành phố thuộc vùng sa mạc Sahara. Đây là vùng còn nằm trong tầm kiểm soát của Gaddafi.
Số người sử dụng internet tại Libya là 6%, trong khi tại Ai Cập là 25% dân số.
Thông tấn Al-Jazeera tường thuật rằng Facebook đã được dùng để phối hợp sự bắt đầu của các cuộc biểu tình chống đối và đã bùng nổ kể từ ngày 17 tháng 2. Cũng theo Al-Jazeera thì Libya là một quốc gia nơi mà mọi sự bày tỏ, chống đối ở công cộng vốn rất là hiếm hoi, vì thế mọi kế hoạch chuẩn bị biểu tình đều được thực hiện qua hệ thống mạng xã hội Facebook và Twitter.
Một nhóm Facebook đã kêu gọi “Một Ngày Giận Dữ” tại Libya đã bắt đầu với 4400 thành viên hôm thứ hai và gia tăng thành 9600 thành viên vào thứ tư tuần trước. Đây là mô hình phỏng theo cuộc cách mạng tại Tunisia và Ai Cập và đã một lần nữa châm ngòi cho sự bừng dậy của người dân Libya.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét