Ông Cù Huy Hà Vũ nói ông sẵn sàng chấp nhận bất kỳ bản án nào
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên chính thức lên tiếng về vụ xét xử và kết án tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, người bị tuyên phạt bẩy năm tù giam và ba năm quản chế hôm 4/4.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đòi trả tự do ngay lập tức cho ông Hà Vũ, năm nay 53 tuổi.
Người phát ngôn Mark Toner của bộ này được trích lời nói:
"Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc kết án 7 năm tù giam ngày 4/4 đối với nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ về tội “tuyên truyền chống chính phủ”.
"Chúng tôi cũng lo ngại về việc tiến hành phiên toà rõ ràng đã thiếu trình tự chuẩn mực, và việc tiếp tục giam giữ một số cá nhân đã tìm cách quan sát phiên toà một cách ôn hoà.
Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức Cù Huy Hà Vũ và tất cả các tù nhân lương tâm khác.
Người phát ngôn Mark Toner của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
"Việc kết án ông Vũ đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Việt Nam về nền pháp trị và cải cách. Không cá nhân nào đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận.
"Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức ông Cù Huy Hà Vũ và tất cả các tù nhân lương tâm khác."
Ngày hôm qua 4/4 các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu EU nói với BBC họ sẽ có phản ứng chung đối với vụ xử.
EU có thể sẽ ra tuyên bố trong ngày hôm nay.
Ngay sau phiên xử, một trong bốn luật sư bào chữa cho Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tại tòa hôm 4/4 nói với BBC cần hủy bản án của tòa sơ thẩm vì hội đồng xét xử đã vi phạm luật tố tụng hình sự.
Luật sư Trần Đình Triển nói tòa đã không thực hiện theo điều 214 của Bộ luật Tố tụng Hình sự khi từ chối công bố các tài liệu mà dựa vào đó họ cáo buộc ông Hà Vũ phạm tội tuyên truyền chống nhà nước.
Nhấn vào để nghe
'Bỏ điều 88'
Từ Đức, dân biểu Serkan Tören, chuyên gia về quyền con người của nhóm dân biểu Đảng Dân Chủ Tự Do Đức (FDP), một đảng trong liên minh cầm quyền, tuyên bố về phiên xử:
"Khối dân biểu đảng FDP trong Quốc hội Đức chỉ trích phán quyết của tòa án đối với luật sư nhân quyền Việt Nam và nhà phê bình chế độ là Cù Huy Hà Vũ.
"Hình phạt bảy năm tù và ba năm bắt giữ tại nhà không chấp nhận được. Ngoài ra còn có lo ngại rằng tòa án đã tuyên một bản án đã soạn trước theo mệnh lệnh của chính phủ Việt Nam. Điều này trái với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế hiện hành.
"Khối dân biểu FDP của Quốc hội Liên bang Đức kêu gọi chính phủ tại Việt Nam, tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền hiện nay.
"Bước đầu tiên là xóa bỏ Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Điều này cấm các hoạt động tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được sử dụng ngày càng tăng trong những năm gần đây để kết án những người hoạt động cho dân chủ và nhân quyền cũng như những blogger tự do."
'Tăng độ bất đồng'
Mặc dù chính quyền khẳng định phiên xử ông Hà Vũ là công khai nhưng họ đã hạn chế những người ủng hộ ông tới tham dự phiên tòa.
Phóng viên nước ngoài tham dự phiên xử thậm chí không được mang theo phiên dịch.
Cũng nên nhớ rằng một vụ kiện mà ông Vũ giúp giáo dân là ở Cồn Dầu, Đà Nẵng nơi có nhà ngoại giao Mỹ bị đánh đập.
Một nhà báo không muốn nêu tên nói với BBC vụ xử tiến sỹ Hà Vũ đã "tăng mức độ bất đồng chính kiến lên một bậc ở Việt Nam."
"Ông ấy [Cù Huy Hà Vũ] là người Hà Nội và đây chính là nơi cần là đầu tàu cho bất cứ sự thay đổi nào chứ không phải là miền Nam.
"Thủ tướng Dũng gần như đang ở "đất lạ" tại Hà Nội, cách xa căn cứ quyền lực của ông tại miền nam.
"Nói về mặt kinh tế thì bản thân miền Nam cũng đang phơi bày những yếu điểm.
"Miền Bắc luôn tụt lại sau nhưng nó vẫn là thủ đô văn hóa và chất xám.
"Cũng nên nhớ rằng một vụ kiện mà ông Hà Vũ giúp giáo dân là ở Cồn Dầu, Đà Nẵng nơi có nhà ngoại giao Mỹ bị đánh đập."
Ông Cù Huy Hà Vũ có bằng tiến s̃ỹ luật tại Đại học Sorbonne danh tiếng ở Pháp và là con trai nhà thơ Huy Cận và con nuôi nhà thơ Xuân Diệu, những nhân vật văn hóa nổi tiếng tại Việt Nam từ giai đoạn trước 1945.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét