Công nhân hãng giày Phúc Nguyên (Pou Yuen) ờ Sài Gòn đình công hồi tháng 6 vừa qua. (Hình: VTC) |
Một viên chức cao cấp của Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội CSVN nhìn nhận như vậy trong một buổi hội thảo về tham vấn sửa đổi Bộ Luật Lao Ðộng tổ chức ở Hải Phòng ngày Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011.
Như vậy, trung bình mỗi ngày xảy ra gần 3 vụ đình công trên cả nước nhưng hầu hết đều không được hệ thống báo đài chuyên tuyên truyền một chiều cho nhà cầm quyền đưa tin, kể cả các tờ báo có tên là Lao Ðộng (cái loa tuyên truyền của Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam, cơ quan ngoại vi của Ðảng CSVN) và tờ Người Lao Ðộng (cái loa tuyên truyền của Liên Ðoàn Lao Ðộng TP Sài Gòn)
Trong cuộc hội thảo này, phó vụ trưởng Vụ Tiền Lương-Tiền Công Lê Xuân Thành của bộ nói trên cho rằng 99% các vụ đình công xảy ra ở Việt Nam đều bắt nguồn từ đồng lương không đủ sống.
Nguyên nhân chính yếu của cái chế độ lương bổng trái lao động này luật lệ không qui định rõ rệt về tiêu chuẩn cụ thể của tiền lương tối thiểu. Các cuộc đình công đều tự phát vì cán bộ công đoàn (người của đảng Cộng Sản cài cắm vào lãnh đạo công đoàn) không đứng về phía công nhân.
“...chính sách tiền lương đang là nguyên nhân số 1 của đình công, tiếp đến mới là các nguyên nhân khác như ý thức của người sử dụng lao động (chỉ quan tâm đến lợi nhuận), ý thức của người lao động (kém hiểu biết pháp luật, ý thức kỷ luật, manh động)...” tờ Tuổi Trẻ ngày 10 tháng 9, 2011 thuật theo lời ông Ðặng Ðức San, vụ trưởng Vụ Pháp Chế của Bộ Lao Ðộng nói trong cuộc hội thảo.
Hồi tháng 6 vừa qua, khoảng 20,000 công nhân công ty Phúc Nguyên (Pou Yuen) ở Sài Gòn đã đình công được coi như vụ đình công lớn nhất trong năm nay tại Việt Nam. Trước làn sóng đình công ngày một lan rộng, Bộ LÐ-TB-XH của Hà Nội đã gửi một văn thư tới các tỉnh thị đốc thúc ngăn chặn đình công.
Theo các con số của nhà cầm quyền Hà Nội, dù có thể bị rút bớt, năm 2008 là 603 vụ đình công, năm 2009 là 219 vụ, năm 2010 là 424. Chỉ 8 tháng đã có 700 vụ đình công trong năm nay. Lạm phát gia tăng chóng mặt cứ tháng sau tệ hại hơn tháng trước khi vật giá, đặc biệt là thực phẩm ngày một đắt đỏ hơn trong khi đồng lương cố định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét