Tên gọi đầy đủ “Đạo luật cải cách giám sát tỷ giá hối đoái”, theo dự thảo đã được Thượng viện thông qua, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phân biệt ra một số tiền tệ có vấn đề về tỷ giá thay cho việc quyết định liệu một đồng tiền có bị thao túng tỷ giá hay không. Những chính phủ hạ giá đồng tiền quá mức và không đưa ra biện pháp sửa chữa sẽ phải chịu phạt, trong đó bao gồm tăng thuế, cấm thu mua hàng tại Mỹ và không thể nhận hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ đầu tư ở nước ngoài.
- Thượng nghị sỹ Schumer nói: “Đối với những ai lo lắng rằng dự thảo sẽ gây ra chiến tranh thương mại, có thể khẳng định luôn thực tế chúng ta đang đối đầu với chiến tranh thương mại. Mỗi ngày, thêm nhiều người Mỹ mất việc làm vì hành động không hợp lý của phía Trung Quốc. Đối với ai nói rằng Trung Quốc sẽ trả đũa. Tôi tin họ mất nhiều hơn chúng ta.”
- Những cố gắng của FED để khắc phục sự yếu kém của kinh tế Mỹ tỏ ra ít hiệu quả. FED chắc hẳn cũng rất choáng váng với phản ứng của thị trường tài chính thế giới sau khi cơ quan này tung ra chương trình kích thích QE2.5. Quyết định của Fed khi mua chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp một lần nữa dẫn đến việc lãi suất trái phiếu do các cơ quan tài chính nhà đất liên bang như Fannie Mae và Freddie Mac phát hành giảm.
Người tiêu dùng có thể khó được hưởng lãi suất thấp bởi với các ngân hàng đang đương đầu với nhiều vấn đề, họ không muốn người vay tiền trả trước các khoản nợ hiện tại. Đối với doanh nghiệp, chương trình mới có lợi với doanh nghiệp lớn, họ dễ dàng hơn trong tiếp cận thị trường vốn. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ cũng chẳng có lợi mấy bởi vấn đề lớn nhất chính là rủi ro tín dụng. Nỗ lực của chủ tịch FED đã thực thi trong hành động âm thầm tuồn vốn cho các ngân hàng và một số công ty khác vay khoảng 1,2 nghìn tỷ USD.
- Đích của FED là cứu sống hệ thống ngân hàng liên bang, cố gắng của chính quyền Obama là giải quyết việc làm và tìm kiếm sự phát triển bền vững cho nền kinh tế. Có lẽ hướng giải quyết của họ không đến cùng một đích, chưa nói là sai lầm. Nếu bên trong nội tại nước Mỹ có gì mâu thuẩn và giải quyết không mau lẹ, thì thế lực chính trị của Đảng dân chủ lại đổ lỗi cho Chính quyền hiện thời. Mặt khác, chính sách đối ngoại của Nhà trắng họ lại đổ lỗi cho các nền kinh tế mới nổi mà đích chỉ đến đầu tiên là Trung Quốc!
Về phía Trung quốc
Những động thái gia tăng căng thẳng của Thượng viện Mỹ và những lời đe dọa không ngớt của Trung Quốc càng làm mâu thuẫn trong vấn đề tiền tệ khó giải quyết
- Những chuẩn bị tạo tiền đề cho việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (CNY). Trung Quốc sẽ cho phép các Ngân hàng Trung ương và ngân hàng cho vay của nước ngoài tăng cường đầu tư vào thị trường trái phiếu liên ngân hàng nội địa trong nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.
- Các Ngân hàng Trung ương nước khác, bao gồm Ngân hàng Trung ương Hồng Kông và Macao và nhóm ngân hàng khác cho đến nay đã cho phép giao dịch đồng nhân dân tệ liên biên giới sẽ được cho phép tham gia vào thị trường trái phiếu liên ngân hàng nội địa 19.500 tỷ nhân dân tệ tương đương 2.870 tỷ USD.
- Song song với sự chuẩn bị trên, một mặt Trung Quốc vẫn chậm nâng giá đồng nhân dân tệ để đảm bảo giá trị tài sản nước ngoài của mình được tính theo USD, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
- Theo nhận định của các chuyên gia tài chính quốc tế về đối trọng tam giác tài chính EU – Mỹ – Trung, các nhà hoạch định chính sách tài chính Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “ tát nước lên cao”. Nếu đúng như dự định, sau khi kinh tế Trung Quốc đủ mạnh, đủ an toàn để phát triển bền vững, thì việc nâng giá đồng nhân dân tệ không có gì khó khăn, tương tự như đông đô la trong những năm 1980 !
- Ngày 11/10/2011, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ, nhấn mạnh động thái này của Thượng viện Mỹ vi phạm các quy tắc quốc tế và phát đi một tín hiệu xấu chứng tỏ Mỹ đang tiếp tục leo thang chính sách bảo hộ thương mại. Trung Quốc đã cảnh báo đạo luật này có thể châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại và làm chậm sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Các chuyên gia tài chính Bắc Kinh sẽ có đủ năng lực làm cho tài sản của họ ở nước ngoài không bị mất giá. Điều này thể hiện rất rõ trong đối pháp chiến lược mà họ đã kiên định với IMF, WB cũng như với Washington trong các cuộc tranh cãi hơn hai năm qua.
N.V.Phiên (Thu Thập & phân tích)
http://tamnhin.net/Diemnhin/15696/Cuoc-chien-thuong-maichua-biet-meo-nao-can-miu-nao.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét