Pages

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Miến Điện bắt đầu thực hiện lệnh ân xá

    Diễn viên hài nổi tiếng ZarganarDiễn viên hài nổi danh Zarnaga bị bắt do chỉ trích việc xử lý tình hình trong trận bão Nargis của chính quyền.
Giới chức Miến Điện đã thả hàng chục tù nhân, bao gồm cả tù chính trị, vào lúc bắt đầu thực hiện lệnh ân xá rộng rãi.
Lãnh đạo ủng hộ dân chủ Aung San Suu Kyi cho biết tính đến nay, đã có hơn 100 tù chính trị được thả.

Diễn viên hài nổi tiếng, Zarganar, là một trong những người đầu tiên được trả tự do.
Ông bị bắt hồi năm 2008 sau khi công khai chỉ trích việc ứng phó với cơn bão Nargis, trận thiên tai đã cướp đi hơn 140.000 sinh mạng.

Phát biểu với BBC ngay sau khi được thả, Zarganar tỏ ra cảnh giác với sự tự do vừa được hưởng, và nói đây là sự tự do có điều kiện. "Nếu tôi làm điều gì sai, họ sẽ tống giam tôi trở lại", ông nói.
"Hôm nay tôi không thấy hạnh phúc," ông nói, "bởi vì có rất nhiều người bạn của tôi vẫn còn ở trong tù."
Được biết các nhà lãnh đạo của một cuộc nổi dậy thất bại hồi năm 1988 vẫn còn trong tù.
Hôm thứ Ba, chính phủ nói hơn 6.000 tù nhân sẽ được trả tự do, nhưng không rõ trong số đó có bao nhiêu người là tù nhân chính trị.
Danh sách những người được thả vẫn chưa được công bố.
Tù nhân chính trị
Phát ngôn viên Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi là Nyan Win nói rằng theo như ông biết, khoảng 120 tù nhân chính trị đã được thả.
Tin cho hay một số các nhà sư cũng nằm trong số những người được trả tự do, nhưng hiện đang có những tin tức trái ngược về việc liệu trong số đó có bao gồm một trong những nhà lãnh đạo của giới tăng lữ, nhà sư Shin Gambira, hay không.
Ông đã lãnh đạo cuộc biểu tình đường phố hồi năm 2007, là sự kiện đã bị chính quyền quân sự trước đây đàn áp thẳng tay.Các tường thuật ban đầu nói ông được thả, nhưng tin này sau đó bị một số nhà hoạt động bác bỏ.
Các quốc gia phương Tây hiện đang áp lệnh trừng phạt lên Miến Điện, và một trong những lý do quan trọng dẫn đến việc trừng phạt là vấn đề tù nhân chính trị.
Người ta cho rằng con số tù nhân chính trị ở Miến Điện là khoảng 2.000 người, trong đó gồm các nhà báo, các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, những người chỉ trích chính phủ, các nhà sư tham gia vào cuộc biểu tình chống chính phủ hồi 2007 và các thành viên của các nhóm sắc tộc Miến Điện đòi quyền tự trị lớn hơn.

Không có nhận xét nào: