Pages

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Vàng, USD không được bảo hiểm tiền gửi

http://tintuchangngay4.files.wordpress.com/2011/10/gold9.jpg?w=320&h=450&h=239Tuệ Minh

Theo: VnExpress

(TTHN) – Theo thông tin tôi nắm được thì những nhân hàng nhỏ rất lo sợ, họ nghĩ rằng đang có chiến dịch đóng cửa bằng họ bằng cách hạ lãi suất còn 14% để nhà đầu tư rút tiền và mua vàng hay usd hoặc cùng lắm là gửi vào ngân hàng lớn với trần lãi suất huy động là 14%. Rồi dùng những biện pháp hành sự để truy tố GĐ chi nhánh, TGĐ, CT HĐQT như trường hợp HD bank. Ngân hàng nhà nước sau lượt bơm tiền đã cầm giữ những giấy tờ có giá của các ngân hàng này rồi.
Những NH nhỏ này chỉ còn những món nợ khó đói, hay là nợ xấu Nợ xấu tại Việt Nam đã trầm trọng tới mức nào? và những khoản tiền và vàng, usd của những người đầu tư mà không có phương tiện để thanh toán. Có vài doanh nghiệp cho tôi biết, những khoản nợ đáo hạn từ 30 tỉ vnd đến 100 tỉ vnd từ hồi tháng 7, sau khi doanh nghiệp trả vào thì bị cắt ngang, không cho vay lại, câu trả lời chỉ là “kẹt thanh khoản vì tiền bị rút ra quá nhiều”. Không dưới 4 doanh nghiệp mà tôi biết hiện không hoạt động, hàng trăm công nhân mỗi doanh nghiệp không có việc làm và ngồi nhà lãnh bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 07.2011 đến nay.

Hôm nay tôi rất sững sờ mới biết tin này là vàng và usd gửi vào hệ thống ngân hàng là không bảo hiểm, nếu NH sập tiệm thì sẽ không kêu được ai, CP sẽ phủi tay.

Nếu tôi có tiền hay vàng hay usd gửi trong hệ thống ngân hàng thì rút ngay và dấu ở nhà, vì những vụ vỡ nợ bạc ngàn tỉ ở khắp cùng Vn đang xẩy ra mỗi ngày một nhiều (tôi khuyên người thân tôi có cho mượn tiền nóng thì rút về vì với lãi 7 hay 10%/tháng, họ trả lãi 2 tháng là 14%, họ bể nợ giựt 86%).

Ở đây usd và vàng lời 2 hay 2.5%, mất thì mất 98% hay 97.5%. Có nên để cả gia tài sự sống của mình cho hệ thống NH đầy nợ xấu hay không ??? Theo tôi thì không.
Tin liên quan: KT – Câu chuyện sàng lọc ngân hàng đang bắt đầu?

Châu Xuân Nguyễn
———————————-
Vàng, USD không được bảo hiểm tiền gửi

Người gửi tiền bằng đồng Việt Nam sẽ được bảo hiểm khi ngân hàng phá sản, còn gửi vàng hoặc USD thì không là quy định tại dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi, được thảo luận chiều nay tại Thường vụ Quốc hội.
> Nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi/ Sắp có bảo hiểm tiền gửi đối với ngoại tệ

Theo dự thảo luật, loại tiền được bảo hiểm là đồng Việt Nam gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu… ; không áp dụng bảo hiểm tiền gửi với ngoại tệ hay vàng bạc, đá quý. Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhất trí với dự thảo luật với lý do Chính phủ đang thực hiện chủ trương, chính sách quản lý ngoại hối là chống đôla hóa và trên lãnh thổ Việt Nam chỉ dùng tiền Việt Nam.
Nếu dự thảo luật bảo hiểm tiền gửi được thông qua, vàng sẽ không là đối tượng được áp dụng bảo hiểm. Ảnh minh họa: Tuệ Minh.
Vàng không thuộc đối tượng được áp dụng bảo hiểm tiền gửi. Ảnh minh họa: Tuệ Minh.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, quy định này có phần không hợp lý. Ông dẫn ví dụ người gửi tiền là lao động nước ngoài, gửi bằng ngoại tệ, nhưng lại không được bảo hiểm, mà lẽ ra đối tượng này cũng cần được bảo vệ. “Vấn đề chống đôla hóa là việc quản lý của ngân hàng”, ông kết luận.
Về những ý kiến trái chiều xung quanh phạm vi được bảo hiểm tiền gửi, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nêu rõ, việc triển khai luật phải phù hợp với đặc thù kinh tế Việt Nam, còn nếu để thỏa mãn mong muốn thì không thực tế.
Giải thích việc chỉ bảo hiểm tiền gửi với VND, Thống đốc cho rằng, điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Các nước trên thế giới cũng chỉ bảo vệ cho đồng tiền của họ. Hơn nữa, chủ trương của Chính phủ muốn người dân chỉ sử dụng đồng nội tệ. “Chính phủ cũng nói nhiều đến vấn đề quan hệ gửi vay chuyển dần sang quan hệ mua bán, gửi tiết kiệm bằng VND, giảm cho vay bằng ngoại tệ, tiến tới nếu cần ngoại tệ, người dân sẽ mua tại ngân hàng”, ông Bình nói.
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, trước khi áp dụng, cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác. “Chẳng hạn nước Mỹ mỗi năm đổ 200-300 ngân hàng, nhưng bảo hiểm họ xử lý hết vì một lúc có thể chi 200-300 tỷ USD để cứu. Mình cứ đụng ‘ông’ bé, Nhà nước đã lo rồi. Tôi nghĩ là phải cho chết anh yếu mới ra anh khỏe”, ông Hùng nhấn mạnh.
Kết luận buổi thảo luận về dự thảo luật bảo hiểm tiền gửi, Phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý Ngân hàng Nhà nước cần tiếp thu các ý kiến đóng góp từ Ủy ban Thường vụ để thẩm tra chính thức. Dự thảo nếu được thông qua, phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao niềm tin, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh của ngân hàng, tổ chức tín dụng. Ngoài ra, bà Ngân cũng khuyến cáo cần làm rõ một số điều trong dự thảo lần này, như quy định về khái niệm người được bảo hiểm, tổ chức tham gia bảo hiểm, phí bảo hiểm và các loại tiền không được bảo hiểm.

Không có nhận xét nào: