Một cánh đồng lúa ở ngoại ô Hà Nội. Duy trì diện tích đất trồng lúa, một thách thức lớn đối với Việt Nam (Reuters)
Ngày 29/9/2011 vừa qua, chính phủ Việt Nam đã trình Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo báo cáo này, tính đến cuối năm 2010, diện tích đất trồng lúa trên toàn quốc còn khoảng 4,1 triệu hécta và chính phủ đề nghị giảm diện tích này xuống còn khoảng 3,8 triệu hécta, như đã được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong nghị quyết năm 2009.
Tuy nhiên, theo báo chí trong nước, nhiều uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã lo ngại là chưa chắc Việt Nam có thể giữ được lâu dài diện tích 3,8 triệu hécta, trước tình trạng là nhiều địa phương vẫn lấy đất trồng lúa để làm khu công nghiệp.
Không chỉ có yếu tố công nghiệp hóa bừa bãi, diện tích đất trồng lúa ở Việt Nam còn có nguy cơ tiếp tục bị thu hẹp do tiến trình đô thị hóa ồ ạt và do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ấy là chưa kể nhiều nơi vẫn biến đất trồng lúa thành sân golf một cách thoải mái.
Có thể nói, diện tích trồng lúa đang trở thành một vấn đề ngày càng nóng bỏng ở Việt Nam trong bối cảnh mà dân số nước ta vẫn tăng đều đặn và được dự đoán là trong 20 năm nữa sẽ lên đến từ 110 đến 115 triệu người. Lúc đó, có thể Việt Nam sẽ không thể tiếp tục xuất khẩu gạo như hiện nay và thậm chí sẽ khó mà bảo đảm an ninh lương thực, nếu diện tích trồng lúa không được duy trì một cách kiên quyết.
Về vấn đề này, mời quý vị nghe ý kiến của Giáo sư Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo ( Long An ) và là một trong những chuyên gia hàng đầu về lúa gạo ở Việt Nam:
Không chỉ có yếu tố công nghiệp hóa bừa bãi, diện tích đất trồng lúa ở Việt Nam còn có nguy cơ tiếp tục bị thu hẹp do tiến trình đô thị hóa ồ ạt và do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ấy là chưa kể nhiều nơi vẫn biến đất trồng lúa thành sân golf một cách thoải mái.
Có thể nói, diện tích trồng lúa đang trở thành một vấn đề ngày càng nóng bỏng ở Việt Nam trong bối cảnh mà dân số nước ta vẫn tăng đều đặn và được dự đoán là trong 20 năm nữa sẽ lên đến từ 110 đến 115 triệu người. Lúc đó, có thể Việt Nam sẽ không thể tiếp tục xuất khẩu gạo như hiện nay và thậm chí sẽ khó mà bảo đảm an ninh lương thực, nếu diện tích trồng lúa không được duy trì một cách kiên quyết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét