Pages

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Các chính phủ châu Á bất lực trước sức mạnh của Internet

Raju Gopalakrishnam
Đỗ Đăng Khoa dịch
Theo: TCPT số 50

Điều này không phải riêng ở các quốc gia độc tài. Các chính phủ trên khắp thế giới, trong đó có cả chỉnh phủ do dân bầu ra, đã nổ lực trong nhiều năm liên tiếp nhằm kiểm soát các phương tiện truyền thông Internet và mạng xã hội, bởi sự lo ngại về tiềm năng kích động bạo lực, lan truyền thông tin trái chiều, phát tán hình ảnh khiêu dâm và đặc biệt là các nhà bất đồng chính kiến.
Nhưng ở châu Á, nơi tất cả mọi thứ đều có – từ các nền dân chủ tự do đến chế độ độc tài toàn trị và cả những quốc gia hay thể chế nằm ở thế trung dung – đang ngày càng nhận ra rằng kiểm soát nội dung trực tuyến, bao gồm cả các bất đồng ý kiến, là việc hầu như không thể thực hiện được.

Ngay cả Trung Quốc, nơi mà có nhiều quy định mạnh mẽ về Internet cũng đang phải vật lộn và tìm cách làm thế nào để đối phó với các trang blog đang ngày càng trở nên phổ biến bởi hàng trăm hàng triệu người đọc, và việc ngăn chạn chúng là hoàn toàn rất khó để ngăn.
“Chính phủ đang cam kết khá nhiều nguồn lực và thời gian để ngăn chặn các trang web và tôi nghĩ rằng đó là một phản ứng hoảng loạn”, ông Phil Robertson, Phó giám đốc bộ phận Châu Á của Human Rights Watch ở Bangkok cho biết.
“Họ có một số cách ngăn chặn tạm thời, nhưng về lâu dài, họ sẽ không có hiệu quả bởi vì mọi người vẫn sẽ tìm cách này hay cách khác để có được những tin tức mà họ muốn nghe.
“Một khi người dân đã được tiếp xúc với Internet và nhận ra rằng sức mạnh thông tin miễn phí có thể hiện ra trước mắt của bạn thì đó là một cảm giác khác biệt để chế ngự thêm sực mạnh.”
Sức mạnh đó đã được diễn ra trong năm nay tại Ai Cập, Libya và Tunisia, nơi chính phủ đã bị lật đổ bởi các phong trào do mạng Internet hỗ trợ. Hoa Kỳ đã cố gắng ngăn chặn phổ biến các loại cáp Wikileaks và Thủ tướng Anh David Cameron đe dọa sẽ tạm thời kiểm duyệt các trang mạng xã hội sau khi các cuộc bạo loạn xảy ra hồi tháng 8/2011.
Châu Á cũng đang ra sức học tập về sức mạnh phổ biến của thế giới Internet.
Tại Ấn Độ, chính quyền đã đi lùi lại một bước vào tháng trước khi chiến dịch chống tham nhũng được nhân rộng trên Facebook, Twitter và các trang nhiều mạng xã hội khác và đã thu hút hàng chục ngàn người đến các địa điểm biểu tình.
Nhưng cho tới nay thì hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy sự cố gắng của chính phủ có thể dập tắt được các chiến dịch trực tuyến.
“Với tốc độ mà nó đang phát triển mạnh, tôi không nghĩ rằng chính phủ thực sự có thời gian làm bất cứ điều gì để cấm các phong trào đó”, ông Vijay Mukhi, một chuyên gia an ninh mạng cho biết.
Vô ích
Mukhi cho biết chính phủ đã ngăn chặn một số trang web, nhưng với số lượng lớn người sử dụng Internet toàn cầu cùng với hàng trăm triệu kỹ sư công nghệ thì việc vượt qua những khó khăn ấy chưa phải là điều gì đó nghiêm trọng.
“Chính phủ Ấn Độ không nhận ra rằng ngăn chặn các trang web là một nhiệm vụ vô ích bởi vì ngày nay việc truy cập các trang bị cấm đã trở nên quá dễ dàng khi có thể dùng các chương trình [vượt tường] khác,” ông nói.
“Họ chỉ là giúp phổ biến thêm các trang web ấy với lưu lượng truy cập nhiều hơn mà thôi.”
Một nghiên cứu dựa trên 37 nước tài trợ bởi Liên hợp Quốc do Freedom House thực hiện đầu năm nay, cho biết rằng Nam Triều Tiên, quốc gia với số khoảng 80% hộ gia đình có truy cập vào Internet, là một trong hai nền dân chủ trên thế giới ra sức ngăn chặn người dân truy cập vào một số trang mạng.
Hàn Quốc sàn lọc nhiều nội dung trực tuyến có liên quan đến Bắc Triều Tiên, vì trên thực tế thì họ vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Tuy nhiên, công dân Hàn Quốc ngày đêm vận động chính phủ và yêu cầu giảm mức độ ngăn chặn để họ có thể truy cập nhiều hơn.
Tổng giám đốc của tổ chức Electronic Frontier Foundation viết trong một lá thư rằng, “không có nền dân chủ lành mạnh nào có thể tồn tại nếu như tự do ngôn luận luôn bị xâm hại”.
“Việc kiểm soát trên bình diện rộng các bài phát biểu trực tuyến ở Nam Hàn thiếu sự giám sát và rõ ràng là ngăn chặn người dân truy cập vào các tài liệu, nội dung lịch sử, chính trị và nghệ thuật giá trị,” bức thư nói.


Singapore ngăn chặn một danh sách khoảng 100 trang mạng chủ yếu là các trang với hình ảnh khiêu dâm, nhưng không thanh lọc bất kỳ trang web chính trị nào. Và mặc dù họ kiểm soát nghiêm ngặt trong các vấn đề thảo luận chính trị, nhưng họ cho phép công dân chỉ trích chính sách của chính phủ – rõ ràng nhất là trong thời gian năm gian chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vừa qua.
Đảng Nhân dân Hành động có thể giành chiến thắng một cách dễ dàng trong cuộc bầu cử vừa rồi nhưng họ đã nhận được sự ủng hộ thấp nhất kể từ khi thành lập đảng, và phe đối lập đã thắng lớn trong lịch sử.
Nước láng giềng Malaysia cam kết trong năm 1996 rằng họ không áp đặt các điều khiển kiểm duyệt Internet và đã được khen thưởng đặc biệt với các khoản đầu tư từ những công ty công nghệ nước ngoài như Microsoft và Cisco Systems.
Quyết định trên đã dẫn đến nhiều lời bình luận chính trị trực tuyến sôi động. Các nhà phân tích nói rằng chính phủ Malaysia đã lặng lẽ xem xét một số hình thức sàn lọc thông tin trong các cuộc tranh luận, nhưng cuối cùng họ đã quyết định làm lại điều đó.
“Chính phủ cảm thấy hầu như bất lực trong việc cố gắng quản lý các ý kiến bất đồng ​​trực tuyến bởi vì các phương pháp như đe dọa đóng cửa các tờ báo và nhắm mục tiêu vào các bloggers chỉ làm cho cư dân mạng tức giận hơn và dẫn đến khả năng đả kích chống lại chính phủ,” Ông Kian Minh, người đang dạy tại trường đại học UCSI ở Kuala Lumpur cho biết.
“Cư dân mạng đã rõ ràng được khích lệ rất nhiều và chính phủ rất khó để tìm cách để làm những gì ngược lại vì lo ngại các phản ứng ngược, ông Ong nói.
Phần lớn châu Á đều cảm thấy rằng nếu tiếp tục gia tăng kiểm duyệt và áp đặt bất kỳ loại điều nào trên Internet có thể sẽ dẫn đến kết quả tiêu cực.
“Thường thì nếu chính phủ nhắm vào một nhân vật hay nội dung nào đó thì tự động sẽ gây sự chú ý,” Cherian George, giáo sư tại đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore cho biết.
“Phản ứng chung là blogger bị kiểm duyệt tự động trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến.”
“Tình hình duy nhất mà các chính phủ có thể làm trong ngắn hạn và phải thực hiện một cách nhanh chóng là có thể dập tắt tất cả các kênh thông tin liên lạc nếu có bạo loạn xảy ra, nhưng như đã nói, đó không phải là thượng sách hay một giải pháp hữu hiệu và bền vững.”
Singapore, Reuters

Không có nhận xét nào: