Pages

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Cạnh tranh càng trở nên sâu sắc tại Biển Đông

http://lh6.ggpht.com/-o_PiViMNplw/Tq3ZoqfKKrI/AAAAAAAAHZQ/PJOkpQDkoEU/clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800Roberto Tofani
Lê Quốc Tuấn X-Cafe chuyển ngữ

HÀ NỘI – Trong cuộc chuẩn bị năm nay cho Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Philippines và Việt Nam đã đi bước trước qua việc gửi ra một thông điệp chung: rằng họ không sẵn lòng nhường nhịn áp lực gia tăng của Trung Quốc trong các vấn đề lãnh hải chưa được giải quyết ở Biển Đông.
Liên minh lỏng lẻo giữa hai quốc gia thành viện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm mục đích tăng cường hợp tác chiến lược của họ đã có hiệu quả trong việc mời gọi các cường quốc khác trong khu vực tham dự để giúp đối trọng với các đòi hỏi của Trung Quốc trong cuộc tranh cãi đa phương đang dậy men.

Hội nghị EAS sẽ diễn ra vào giữa tháng Mười tại Bali, Indonesia, và sẽ là lần đầu tiên bao gồm cả Hoa Kỳ và Nga. Các căng thẳng trong vùng Biển Đông dự kiến sẽ là khía cạnh nổi bật
tại cuộc họp đa phương, vốn sẽ nhìn thấy sự có mặt của một số nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm việc tham dự của cả Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Trong những tháng gần đây, Philippines và Việt Nam đã thực hiện một cách tiếp cận ngoại giao hai chiều tương tự bằng cách tăng cường quan hệ với các đối thủ cạnh tranh truyền thống của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản và Ấn Độ, đồng thời vẫn duy trì đối thoại và phát triển quan hệ thương mại với Bắc Kinh.
Cùng lúc đó, các nước láng giềng ASEAN đã tăng cường quan hệ an ninh song phương của mình trong một nỗ lực rõ ràng để cân bằng với sức mạnh gia tăng của hải quân Trung Quốc. Ngày 27 tháng 10, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã ký một số thoả thuận về hàng hải với đối tác Việt Nam Trương Tấn Sang, bao gồm các thỏa thuận hải quân nhằm chia sẻ thông tin, ứng phó thiên tai, ngăn chặn nạn buôn lậu, vi phạm bản quyền và bảo vệ nguồn tài nguyên biển trong khu vực Biển Đông.
Chủ quyền lãnh thổ đối với các khu vực trong Biển Đông đang bị tranh chấp bởi Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei. Trong sáu tháng qua, các căng thẳng đã tăng vọt thông qua các sự cố trên biển, trong khi cùng lúc đó, những nước khiếu kiện đã đưa ra một loạt các tuyên bố chung nhằm tìm kiếm một giải pháp chung và hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ chồng chéo của mình. Nhiều khu vực Biển Đông được tin là phong phú các nhiên liệu hóa thạch đồng thời rất quan trọng đến việc giao thương qua lại và thương mại trong khu vực.
Bằng cách liên kết lực lượng của mình, Philippines và Việt Nam nhắm đến việc tăng cường cho sức đàm phán đối mặt của mình đối với Trung Quốc. Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố lối tiếp cận mà họ ưa thích là theo đuổi các thỏa thuận trên căn bản song phương với các nước nguyên đơn nhỏ hơn, trong khi các nước nhỏ từng thúc đẩy một thỏa thuận ràng buộc thông qua các kênh đa phương do 10 thành viên ASEAN dẫn đạo.
Tại Diễn đàn khu vực ASEAN 18 được tổ chức vào tháng Bảy, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và các đối tác ASEAN của ông đã ký một văn bản đặt định những biện pháp từng được đồng ý để khiến việc thực hiện bản Tuyên bố năm 2002 về Ứng xử của các Bên trong vùng Biển Đông (DOC) trở nên nhiều ràng buộc hơn. Văn kiện mới với Tám điểm đã đề ra những hướng dẫn cho việc thực hiện và thoả thuận bằng sự đồng thuận của các hoạt động hợp tác chung trong tương lai vốn sẽ dẫn đến việc “cuối cùng sẽ hiện thực hóa” một luật định chính thức trong khu vực hàng hải này.
Bản thỏa thuận đã nhận được những đánh giá khác nhau. Các quan chức Philippines cho biết rằng các hướng dẫn mới (DOC) sẽ không đủ để làm giảm bớt căng thẳng. Các quan chức Việt Nam lại nhấn mạnh đến sự phối hợp của họ với Indonesia, nước chủ nhà của cuộc họp, và nói về sự “thành công” của diễn đàn đa phương.
Tông Tiểu Linh, Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN, khẳng định rằng khối (ASEAN) không phải là một thành phần trong cuộc xung đột về lãnh thổ “do đó, một tài liệu đạt được từ hai phía ấy không thể giải quyết được các tranh chấp”. Ông nhấn mạnh rằng vấn đề chỉ có thể giải quyết được thông qua một “khuôn khổ song phương”.
Một bảo hiểm có tính chiến lược
Giữa những quan điểm khác nhau, Tổng thống Philippines Aquino đã đi Bắc Kinh vào đầu tháng Chín để gặp gỡ đối tác Hồ Cẩm Đào của mình. Chuyến thăm năm ngày này bị áp lực của những căng thẳng tại Biển Đông, nhưng hai nhà lãnh đạo vẫn khẳng định lại cam kết của họ “để giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại hòa bình, để duy trì an ninh, ổn định tiếp tục trong khu vực và một môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế”.
Cuối tháng đó, trong một cuộc họp tại Tokyo vào ngày 27 Tháng Chín, Aquino đã minh chứng sự thiếu niềm tin vào hợp tác hoa mỹ đó bằng cách thúc đẩy mối quan hệ về hải quân với Nhật Bản – cũng trong nhân danh của việc duy trì hòa bình và ổn định ở vùng Biển Đông. Ngay ngày hôm sau, các quan chức quốc phòng Nhật Bản và ASEAN đã tổ chức một cuộc họp cấp cao về hợp tác và tham vấn trong khu vực Biển Đông. Các quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN đã “trưởng thành từ đối thoại đến một tình huống mà Nhật Bản đóng một vai trò hợp tác cụ thể hơn”, Kimito Nakae, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nhật Bản, đã cho biết sau cuộc họp.
Tuyên bố của Nakae cũng được trích dẫn trong các bài tường thuật nói rằng các căng thẳng về thăm dò dầu khí và các tiền đồn quân sự ở Biển Đông sẽ đòi hỏi đến việc phải hợp tác nhiều hơn từ Mỹ và Ấn Độ để giải quyết. Trong gợi ý đó, chủ tịch (Trương tấn) Sang của Việt nam đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh vào ngày 12 tháng 10 và ký kết một thỏa thuận thăm dò dầu và khí giữa công ty ONGC Videsh của Ấn độ và Dầu khí Việt Nam trong một khu vực được khẳng định là chủ quyền của Việt nam nhưng bị Trung Quốc tranh dành trong Biển Đông.
Thỏa thuận này, có thể đoán trước là không được chào đón ở Bắc Kinh. Phản ứng với lời tuyên bố về cuộc hợp tác thăm dò ấy, một bài bình luận trên trang nhất tờ Tin Năng Lượng Trung Quốc, do Nhân Dân nhật báo thuộc sở hữu của đảng CS Trung Quốc xuất bản cho rằng “Chiến lược năng lượng của Ấn Độ đang rơi vào một vực xoáy cực kỳ nguy hiểm”.
Thỏa thuận về năng lượng đã được ký kết một ngày sau khi tổng bí thư đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đến Bắc Kinh cho cuộc thảo luận song phương. Trọng dàn xếp một thỏa thuận song phương nhằm kềm chế các tranh chấp có liên quan ở Biển Đông. Đồng thời, vào cuối tháng Mười, tướng phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Yasuo Ichikawa, đối tác Nhật Bản của ông đã ký một biên bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác quốc phòng song phương.
Trong khi chính sách cứng rắn hơn của Manila đối với Trung Quốc được ủng hộ bởi liên minh có tính lịch sử của họ với Mỹ, Hà Nội lại phần nào mơ hồ về vị trí của mình. Một mặt, chính sách đối ngoại của của Việt Nam dựa trên nguyên tắc của cái gọi là “bạn bè với tất cả các bên”, mặt khác, laị mơ hồ phản ánh các chia rẽ nội bộ bên trong của chính phủ và Đảng cầm quyền, theo một nguồn tin uy tín từng nói với tờ Asia Times Online trong điều kiện ẩn danh cho biết.
Trong khi Trọng, tổng bí thư Đảng từng được xem là thân Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại được cho là ủng hộ phương Tây trong triển vọng và mong muốn cải thiện quan hệ hợp tác có tính chiến lược với Mỹ. Sang từng được xem là để giữ cân bằng về quyền lực và các động thái gần đây đã cho thấy rằng ông cũng đang nghiêng về phía phương Tây, nguồn tin thân cận trong Đảng cho biết thêm.
Mỹ đang đáp ứng – ít nhất là một cách hoa mĩ – đến những lời kêu gọi có tính chiến lược. Trong chuyến lưu diễn đầu tiên của mình đến châu Á, Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ mới được bổ nhiệm đã tái khẳng định vai trò chiến lược của Mỹ trong khu vực tại một cuộc họp hàng năm của Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN được tổ chức vào cuối tháng Mười. “Tôi nói với họ rằng tôi sẽ làm mọi điều có thể … nhằm phát triển những quan hệ để củng cố an ninh của khu vực này cho tương lai”, Panetta cho biết.
Lời tuyên bố của ông lặp lại một quan niệm về chính sách từng được khai triển bởi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, kêu gọi sự tham gia nhiều hơn về chiến lược của Mỹ được nêu lên trong một bài xã luận xuất bản trên tờ Foreign Policy gần đây. Trong bài báo đó, bà Clinton đã viết, “Hoa Kỳ đã di chuyển để tham dự đầy đủ vào các tổ chức đa phương của khu vực, chẳng hạn như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)”. Những tuyên bố tương tự nhằm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương để giải quyết tranh chấp được dự kiến trong chuyến thăm của Obama đến hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) vào ngày 19 tháng 11.
Bằng phương cách của mình, Philippines và Việt Nam đang thúc đẩy Mỹ và sự tham gia hơn nữa của các sức mạnh khu vực vào cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Họ sẽ cần phải cẩn thận để tránh không làm trầm trọng hơn cuộc tranh chấp: Trung Quốc hiện nay có thể thực hành ảnh hưởng của mình, bao gồm cả việc thông qua thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong những phương cách mà một nền kinh tế suy yếu của Hoa Kỳ có thể không còn theo kịp nữa.
Thỏa thuận song phương giữa Philippines, Việt Nam, và các cam kết mới về chiến lược và thương mại của Nhật Bản và Ấn Độ đối với Biển Đông sẽ có khả năng khích lệ các khẳng định về chủ quyền của quốc gia khiếu kiện trong khối ASEAN. Tuy nhiên, bất kỳ chỉ huớng nào cho thấy rằng Hoa Kỳ đang dàn xếp các liên minh song phương trong nội bộ ASEAN và sự tham gia nhiều hơn của Nhật Bản và Ấn Độ đặc biệt để ngăn cản sức mạnh của Trung Quốc đều có nguy cơ của một phản ứng ngược với phản ứng tử tế từ các đồng minh ASEAN mà Washington từng dự kiến.
Nguồn: Asia Times Online

Không có nhận xét nào: