Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

CPI phá vỡ xu hướng giảm tốc

Đầu tư

Theo: thitruongtaichanh

(TTHN) – Như tôi đã dự đoán, động thái thả lõng tín dụng (giúp cánh hẫu BĐS, NH và TTCK) bằng cách bơm 300.000 tỉ vnd để cứu cánh NH không sụp đổ thì lạm phát sẽ trở lại sâu hơn và lâu dài hơn. Thời gian suy thoái là 7 năm ngày càng đúng.
 
Lạm phát ở kinh tế thị trường tùy thuộc vào tâm lý (tâm lý của người cung cấp dịch vụ và từ đó là một xâu chuỗi kỳ vọng lạm phát).
Nó xảy ra như thế này, người cung cấp thức ăn gia súc 6 tháng nay phải kiềm giá vì thị trường khó khăn, nhu cầu không nhiều. Đùng một cái, trong hệ thống báo chí truyền thông (lề phải lẫn trái) thông tin là lượng tiền được bơm vào hệ thống ngân hàng tức là đồng tiền dễ dãi, không khó khăn như trước thì họ sẽ tăng giá thức ăn gia súc để bù đấp lỗ lã mấy tháng trước, người chăn nuôi gà, heo, cá, tôm thấy thức ăn tăng thì tới phiên họ tăng giá.
Khi ra tới chợ, những người bán gà, heo, cá, tôm cho người tiêu dùng vì thấy mua giá cao nên họ tăng giá bán. Người tiêu dùng (90 triệu dân tộc ta) phải trả giá cao.
Khi Sở thống kê làm khảo sát CPI (nếu làm đúng trình tự, còn nếu phù phép thì người tiêu dùng lãnh đủ, thức ăn tăng nhưng CPI không tăng nên đồng lương còm cõi phải mua ít thức ăn hơn) thì sẽ thấy CPI tăng.

Không một hệ thống quản lý giá thị trường nào quản lý nổi một chuỗi tăng giá như thế vì không chỉ thức ăn, đồ gia dụng, đồ điện, thuốc, bia, quán ăn, xăng, điện, giao thông v.v..cả trăm ngàn dịch vụ mà ai cũng muốn tăng giá.
Đó là lý do Úc, Anh, Mỹ khi siết chặt tín dụng chống lạm phát, họ nhất quán và kiên trì, không vì một nhóm cánh hẫu nào mà làm thiệt hại nỗ lực đánh tan lạm phát.
Họ chỉ nới lõng từ từ (nền kinh tế phải đủ sức chịu đựng vì nếu bơm tiền nhiều quá thì bản tính con người tham lam sẽ tự con người đẩy giá cao vì lợi nhuận và từ đó lạm phát trở lại phi mã mà người nghèo phải chịu trận) SAU KHI nên nhớ là sau khi CPI thật sự chạm mức mong đợi của họ. Tôi nhấn mạnh là phải thả từ từ vì nếu không yếu tố tâm lý cung cấp dịch vụ sẽ đem lạm phát trở lại.
Lần tăng giá này, 3 Dũng có phù phép CPI đến đâu thì người dân rất khôn rồi và sẽ có cách mạng mùa xuân VN là chuyện gần như chắc chắn.
Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn
Thứ Sáu, 25/11/2011, 10:16 GMT+7
CPI phá vỡ xu hướng giảm tốc
Việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2011 bất ngờ nhích lên, khiến nỗi lo về sự biến động giá cả hàng hóa những tháng cuối năm và năm tới lại thường trực.
Đúng như dự báo, nhất là sau khi Hà Nội và TP.HCM công bố CPI tháng 11/2011, theo đó tăng tương ứng 0,29% và 0,28% so với tháng trước, CPI của cả nước tháng này cũng đã bắt đầu nhích dần với mức tăng 0,39%, phá vỡ xu hướng giảm tốc của 3 tháng trước đó.
CPI lại tăng tốc trong những tháng cuối năm là điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là xu hướng thường thấy. Song điều đáng mừng là, mức tăng 0,39% đã thấp hơn đáng kể so với tháng 11 của các năm gần đây, ngoại trừ năm 2008 – khi vào thời điểm cuối năm này, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Theo đó, CPI tháng 11/2010 tăng tới 1,86%, các năm kế tiếp tăng 0,55%; -0,76%; 1,23% và 0,6%.
Hơn thế, nhìn vào các bảng dữ liệu mà Tổng cục Thống kê vừa công bố, có thể thấy, lần đầu tiên, lạm phát tính theo năm trong năm 2011 đã hạ xuống dưới ngưỡng 20%, chỉ ở mức 19,93%. Trong khi đó, lạm phát – theo cách tính của Việt Nam (so với tháng 12 năm trước), hiện ở con số 17,5% và nhờ vậy, nhiều khả năng, lạm phát năm nay sẽ chỉ xoay quanh mức 18%.
Trong khi chỉ số lạm phát của năm 2011 đã “an bài”, thì nỗi lo lại đang đổ dồn cho năm sau. Câu hỏi được đặt ra ngay từ lúc này, đó là năm 2012, liệu Việt Nam có thể kiềm chế lạm phát ở mức dưới 10% như Nghị quyết mà Quốc hội vừa thông qua hay không?
Đánh giá cao nỗ lực kiềm chế lạm phát của Việt Nam, ông Deepak Mishra, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, trong cuộc họp báo công bố Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương hôm 22/11, cũng đã đưa ra dự báo rằng, lạm phát đang có xu hướng giảm đi, cả theo tháng và theo năm và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Theo ông Mishra, lạm phát của Việt Nam (tính theo năm) sẽ vào khoảng 19% vào cuối năm nay và khoảng 10,5% vào năm tới.
Xu hướng giảm tốc của lạm phát là tích cực, song cũng theo ông Mishra, thì Việt Nam – khác với đa số các nước trong khu vực, đang bắt đầu phải lo nhiều hơn cho vấn đề tăng trưởng, sẽ tiếp tục phải đối mặt với lạm phát cao. “Tới quý I năm 2012, lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức cao”, ông Mishra dự báo.
Có cùng quan điểm, trong một báo cáo được đưa ra cách đây chưa lâu, Standard Chartered cho rằng, năm tới, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức tương tự như những năm trước, như áp lực mất giá tiền đồng, yêu cầu kiểm soát tốc độ phát triển tín dụng và tiền tệ trong khi vẫn phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế khác.
Theo ông Tai Hui, Chuyên gia của Standard Chartered, lạm phát được kỳ vọng sẽ giảm dần do giá lương thực và năng lượng toàn cầu đã được điều chỉnh và tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán đã chậm lại.
“Chúng tôi kỳ vọng, tỷ lệ lạm phát sẽ quay lại mức một chữ số vào cuối quý II hoặc đầu quý III/2012″, ông Tai Hui dự báo và cho biết, con số dự báo cụ thể của Standard Chartered là quý I, lạm phát của Việt Nam sẽ ở mức 17%, sang quý II còn 10,9% và sau đó, sẽ tiếp tục giảm xuống còn 8,9% và 7,9% trong hai quý cuối năm.
Cho dù có những đánh giá khá tích cực về xu hướng giảm tốc của lạm phát Việt Nam trong năm tới, song theo ông Mishra, điều này chỉ có thể có được khi mà lựa chọn chính sách của Chính phủ vẫn như hiện nay. Đây là quan điểm đã nhận được sự đồng thuận rất lớn của các chuyên gia kinh tế cả trong và ngoài nước.
Nhất quán với mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, kiểm soát giá cả thị trường, trung tuần tháng 11 này, Chính phủ cũng đã có chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp nhằm bình ổn giá cả, thị trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012. Đây là động thái cần thiết, bởi thông thường, những tháng cuối năm và dịp Tết là lúc giá cả thị trường diễn biến phức tạp, có thể đẩy mặt bằng giá cả lên cao và để lại hệ lụy lớn cho nỗ lực kiềm chế lạm phát của cả năm 2012. Tuy vậy, đây vẫn là những giải pháp mang tính ngắn hạn và tình thế.
Để lạm phát Việt Nam tiếp tục không mua thêm một vé “khứ hồi”, như cách nói của TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thì điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp động chạm tới cốt lõi của vấn đề, đó là phải tái cơ cấu nền kinh tế.
Nguyên Đức
Theo Đầu Tư

Không có nhận xét nào: