Ngày 26.10.2011 nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới loan đi bài viết của ông Pascale Trouillaud, phóng viên AFP. Xin tạm dịch.
Chính sách này đã giảm bớt được 500 triệu ca sinh con nhưng đã biến thành một quả bom tấn hẹn giờ khi dân số lão hóa, tồn trữ những nan đề khổng lồ về kinh tế và xã hội cho đất nước. Khi dân số thế giới đạt mức 7 tỉ người, tài nguyên trở nên căng thẳng, Trung Quốc có thể hãnh diện vì giữ được tỉ lệ 1,5 con tính trên mỗi phụ nữ từ khi chính sách này được áp dụng vào năm 1979. Trên thế giới không có quốc gia nào khác áp dụng triệt để việc giới hạn số con này trên quy mô lớn như thế. Nếu không có giới hạn này, quốc gia đông dân nhất thế giới này đã phải có thêm nhiều trăm triệu nhân khẩu để nuôi ăn so với mức 1,34 tỉ dân hiện nay.
Nhưng từ những đô thị hiện đại cho tới các làng mạc xa xôi, việc áp dụng chính sách đã đưa tới việc triệt sản hàng loạt và giết bỏ các thai nhi dù đã được 8 tháng. Các trẻ em gái đã sinh ra cũng bị bỏ rơi và giết bỏ. Các cặp vợ chồng né tránh chính sách này có thể bị phạt một khoản tiền tương đương với nhiều năm đi làm, bị cắt các phúc lợi xã hội hay thậm trí bị bỏ tù. Các đứa con phá rào bị gọi là hắc hài nhi và bị đặt ngoài vòng pháp luật. Các nhóm dân tộc thiểu số và nhà nông nếu có con đầu là gái thì được miễn trừ và tại một số địa phương nếu hai vợ chồng đều là con một thì họ có quyền có đứa con thứ nhì.
Nhưng sau 3 thập niên, các nhà nhân khẩu, xã hội và kinh tế học đang cảnh báo một cơn khủng hoảng ló dạng khi Trung Quốc trở thành quốc gia đang phát triển duy nhất trên thế giới phải đối mặt với việc dân số trở nên già lão trước khi đất nước trở nên giầu có. Cơn khủng hoảng Trung Quốc đang ập tới với một tốc độ vô song, nhanh hơn nhiều so với tại Âu Châu nơi mà tỷ lệ sinh con đã chỉ giảm một cách từ từ trong thế kỷ vừa qua. Nhà nhân khẩu học tại Paris là ông Christophe Guimoto đã cho hãng AFP biết.
Trong vòng năm năm tới số người trên 60 tuổi tại Trung Hoa sẽ nhảy từ con số 178 triệu lên tới 221 triệu, tức là từ 13.3% lên tới 16% dân số, theo Nhân Dân Nhật Báo Online. Vào năm 2050, một phần tư dân Trung Hoa sẽ trên 65 tuổi, Ủy Ban Dân Số và Kế Hoạch Gia Đình cho biết, so với mức chỉ có 9% như hiện nay.
Ngay hiện nay phân nửa người Tầu trên 60 tuổi phải sống một mình, một tình trạng không ai dám nghĩ đến trước đây, khi 4 thế hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà ( tứ đại đồng đường ). Mô hình kim tự tháp lộn ngược – một đứa bé phải gánh trên vai hai cha mẹ và bốn ông bà – đã làm cho giới cầm quyền nhức đầu, nhất là khi nạn thất nghiệp gia tăng, di dân phải đổ dồn về thành phố kiếm sống.
Theo ông Liang Zhongtang, cố vấn chính phủ về kế hoạch gia đình, áp lực sẽ gia tăng khi những người sinh từ năm 1962 đến 1972 phải về hưu. “Trong những năm đó có 30 triệu đứa trẻ được sinh ra hàng năm, so với chỉ có 6 hay 7 triệu đứa trẻ chào đời những năm sau đó. Các bạn cũng có thể tưởng tượng ra gánh nặng của chính quyền sẽ ra sao.”
Trung Quốc vốn đã thiếu nhiều tiện nghi chăm sóc người cao tuổi, nhà dưỡng lão và nhân viên y tế rành nghề. Chính quyền đang dự định tăng gấp đôi số giường tại các cơ sở y tế đặc biệt lên tới 6 triệu chiếc vào năm 2015, nhưng đó chỉ là con số thiếu hụt hiện nay mà thôi.
He Yafu, một nhà nhân khẩu học Trung Quốc phát biểu: “Dĩ nhiên, quyền sinh con là quyền của con người. Mỗi cặp vợ chồng có quyền có con hay không và có bao nhiêu con thì không phải là chuyện của chính phủ.” Ông He Yafu nói với AFP: “Ngay cả khi Trung Quốc nới lỏng chính sách một con, tôi cho rằng cũng sẽ không có nhiều cặp vợ chồng muốn có quá nhiều con”… “Ngày càng có nhiều cặp vợ chồng trung lưu trên thế giới chỉ muốn có ít con.”
Ông Guimoto hy vọng rằng sinh suất sẽ gia tăng trong tương lai nhưng điều này không chắc chắn khi chúng ta nhìn vào các vùng phát triển nhất nơi mà mỗi phụ nữ thường chỉ có một con. Phụ nữ ngày càng chống lại việc có con, họ muốn theo đuổi sự nghiệp và vui hưởng các của cải ngày càng nhiều của họ.
Nhưng ở miền Nam tỉnh Quảng Đông – cỗ máy chính của nền kinh tế Trung Quốc với dân số 104 triệu – vẫn quyết định không nới lỏng chính sách một con. Ông Zhang Feng, chủ tịch Ủy Ban Dân Số và Kế Hoạch Gia Đình của tỉnh đông dân nhất nước này cho biết sẽ không có thay đổi quan trọng trong vòng năm năm tới.
http://news.yahoo.com/chinas-one-child-rule-turns-time-bomb-223258406.html
Nhưng từ những đô thị hiện đại cho tới các làng mạc xa xôi, việc áp dụng chính sách đã đưa tới việc triệt sản hàng loạt và giết bỏ các thai nhi dù đã được 8 tháng. Các trẻ em gái đã sinh ra cũng bị bỏ rơi và giết bỏ. Các cặp vợ chồng né tránh chính sách này có thể bị phạt một khoản tiền tương đương với nhiều năm đi làm, bị cắt các phúc lợi xã hội hay thậm trí bị bỏ tù. Các đứa con phá rào bị gọi là hắc hài nhi và bị đặt ngoài vòng pháp luật. Các nhóm dân tộc thiểu số và nhà nông nếu có con đầu là gái thì được miễn trừ và tại một số địa phương nếu hai vợ chồng đều là con một thì họ có quyền có đứa con thứ nhì.
Nhưng sau 3 thập niên, các nhà nhân khẩu, xã hội và kinh tế học đang cảnh báo một cơn khủng hoảng ló dạng khi Trung Quốc trở thành quốc gia đang phát triển duy nhất trên thế giới phải đối mặt với việc dân số trở nên già lão trước khi đất nước trở nên giầu có. Cơn khủng hoảng Trung Quốc đang ập tới với một tốc độ vô song, nhanh hơn nhiều so với tại Âu Châu nơi mà tỷ lệ sinh con đã chỉ giảm một cách từ từ trong thế kỷ vừa qua. Nhà nhân khẩu học tại Paris là ông Christophe Guimoto đã cho hãng AFP biết.
Trong vòng năm năm tới số người trên 60 tuổi tại Trung Hoa sẽ nhảy từ con số 178 triệu lên tới 221 triệu, tức là từ 13.3% lên tới 16% dân số, theo Nhân Dân Nhật Báo Online. Vào năm 2050, một phần tư dân Trung Hoa sẽ trên 65 tuổi, Ủy Ban Dân Số và Kế Hoạch Gia Đình cho biết, so với mức chỉ có 9% như hiện nay.
Ngay hiện nay phân nửa người Tầu trên 60 tuổi phải sống một mình, một tình trạng không ai dám nghĩ đến trước đây, khi 4 thế hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà ( tứ đại đồng đường ). Mô hình kim tự tháp lộn ngược – một đứa bé phải gánh trên vai hai cha mẹ và bốn ông bà – đã làm cho giới cầm quyền nhức đầu, nhất là khi nạn thất nghiệp gia tăng, di dân phải đổ dồn về thành phố kiếm sống.
Theo ông Liang Zhongtang, cố vấn chính phủ về kế hoạch gia đình, áp lực sẽ gia tăng khi những người sinh từ năm 1962 đến 1972 phải về hưu. “Trong những năm đó có 30 triệu đứa trẻ được sinh ra hàng năm, so với chỉ có 6 hay 7 triệu đứa trẻ chào đời những năm sau đó. Các bạn cũng có thể tưởng tượng ra gánh nặng của chính quyền sẽ ra sao.”
Trung Quốc vốn đã thiếu nhiều tiện nghi chăm sóc người cao tuổi, nhà dưỡng lão và nhân viên y tế rành nghề. Chính quyền đang dự định tăng gấp đôi số giường tại các cơ sở y tế đặc biệt lên tới 6 triệu chiếc vào năm 2015, nhưng đó chỉ là con số thiếu hụt hiện nay mà thôi.
He Yafu, một nhà nhân khẩu học Trung Quốc phát biểu: “Dĩ nhiên, quyền sinh con là quyền của con người. Mỗi cặp vợ chồng có quyền có con hay không và có bao nhiêu con thì không phải là chuyện của chính phủ.” Ông He Yafu nói với AFP: “Ngay cả khi Trung Quốc nới lỏng chính sách một con, tôi cho rằng cũng sẽ không có nhiều cặp vợ chồng muốn có quá nhiều con”… “Ngày càng có nhiều cặp vợ chồng trung lưu trên thế giới chỉ muốn có ít con.”
Ông Guimoto hy vọng rằng sinh suất sẽ gia tăng trong tương lai nhưng điều này không chắc chắn khi chúng ta nhìn vào các vùng phát triển nhất nơi mà mỗi phụ nữ thường chỉ có một con. Phụ nữ ngày càng chống lại việc có con, họ muốn theo đuổi sự nghiệp và vui hưởng các của cải ngày càng nhiều của họ.
Nhưng ở miền Nam tỉnh Quảng Đông – cỗ máy chính của nền kinh tế Trung Quốc với dân số 104 triệu – vẫn quyết định không nới lỏng chính sách một con. Ông Zhang Feng, chủ tịch Ủy Ban Dân Số và Kế Hoạch Gia Đình của tỉnh đông dân nhất nước này cho biết sẽ không có thay đổi quan trọng trong vòng năm năm tới.
http://news.yahoo.com/chinas-one-child-rule-turns-time-bomb-223258406.html
Bản dịch tạm của NGUYỄN TRUNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét