Pages

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Giải pháp cho tiền lương công chức?

Tiền Việt Nam
Đề án cải cách tiền lương giai đoạn 2012-2020 dự kiến sẽ được chính phủ Việt Nam đệ trình cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản xem xét vào tháng 4/2012.
Vấn đề tiền lương công chức đã được đề ra 20 năm nhưng chưa có thay đổi đáng kể.

Hệ thống trả lương trong khu vực hành chính- sự nghiệp không tạo được động lực cho công chức để họ nâng cao trách nhiệm, gắn bó với công việc.
Trao đổi với BBC, Tiến sĩ Trần Văn Thiện, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định hệ thống tiền lương hiện nay "rất lạc hậu".

GS. Trần Văn Thiện: Hiện có khác biệt giữa tiền lương và thu nhập ở Việt Nam.
Có những người lương không cao nhưng thu nhập cực kỳ cao và lại có những người lương cao nhưng thu nhập lại không cao. Điều này làm cho cải cách tiền lương gặp khó khăn.
Thậm chí, những nhà hoạch định chính sách tiền lương nhiều khi không sống bằng lương, thì làm sao họ có thể xây dựng hệ thống tiền lương tốt được.
Thứ hai, tôi muốn nhấn mạnh về chênh lệch giữa thu nhập thực với lương có một khoảng cách quá lớn. Nó rơi vào các bộ phận và một số ngành có ưu thế, lợi thế trên thị trường ví dụ như quan chức, hải quan, công an, v.v.
Có những người lương không cao mà có một cuộc sống rất phong lưu, điều này thì ai cũng thấy.
Chẳng hạn, theo chế độ nhà nước thiết kế Lương tối thiểu trước đây là 830.000 đồng và bội số cao nhất chỉ là 13 lần. Như vậy, lương của chủ tịch nước và tổng bí thư chỉ trên 10 triệu đồng. Các vị bộ trưởng sẽ còn thấp hơn nữa.
Nếu bây giờ mà kể tài sản, mức sống của các vị này, thì chưa có số liệu điều tra, nhưng qua cảm nhận cảm tính thì không phải như thế. Vậy thì nguồn sống thực tế từ đâu ra?
Như vậy, có thu nhập không chính thức nào đó tồn tại ở Việt Nam. Điều này làm cho cải cách tiền lương rất khó.
Ngạch bậc và bội số tiền lương – 13 lần thì quá thấp, kèm theo lương tối thiểu rất thấp, kéo theo tính chất bình quân trong cả nước rất là thấp, triệt tiêu động lực kích thích của tiền lương đối với người lao động.
BBC:Đề án cải cách tiền lương của Nhà nước đề ra đã 20 năm trước. Vậy xin ông cho biết ưu và khuyết điểm của đề án mới trong giai đoạn 2012-2020?
Hiện nay, mức lương tối thiểu đã được nâng lên khoảng hai triệu đồng. So với con số 830.000 trước, đây là một nhận thức rất mới.
"Tuy nhiên, bội số của thang lương là 10 đến 13 lần vẫn còn thấp. Vì như vậy thì lương của chủ tịch nước và tổng bí thư chỉ khoảng 2,5 triệu đồng nhân với 10 lần sẽ là 25 triệu; bộ trưởng sẽ thấp hơn nữa cũng như chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sẽ còn phải thấp hơn. "
Mức lương tối thiểu là mức trả cho lao động giản đơn làm việc trong điều kiện bình thường, dự kiến được cho là khoảng 2-3 triệu. Tôi nghĩ làm được điều này là rất tốt.
Tuy nhiên, bội số của thang lương là 10 đến 13 lần vẫn còn thấp. Vì như vậy thì lương của chủ tịch nước và tổng bí thư chỉ khoảng 2,5 triệu đồng nhân với 10 lần sẽ là 25 triệu; bộ trưởng sẽ thấp hơn nữa cũng như chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sẽ còn phải thấp hơn. Và đội ngũ trí thức, kỹ sư, những nghệ sỹ giỏi sẽ thành rất thấp.
Giải quyết nền từ hai đến ba triệu là một cố gắng rất tốt, nhưng bội số không đủ, vẫn chỉ mang tính bình quân.
BBC:Gần đây, dư luận quan tâm tiền lương của cựu chủ tịch Tập đoàn điện lực Việt Nam được tính là 51 triệu. Liệu đây có phải là ví dụ về tình hình thiếu xác thực trong vấn đề tiền lương của các quan chức?
Ở Việt Nam, lương có hai khu vực. Khu vực thứ nhất là trả lương từ ngân sách nhà nước thì sẽ bằng lương tối thiểu theo nhà nước quy định, nhân với hệ số cũng do nhà nước quy định mà không quá 10-13 lần.
Những đối tượng được hưởng từ ngân sách này sẽ gồm các khu vực như quản lý nhà nước, quân đội, lực lượng vũ trang, đảng, đoàn thể, còn lại các doanh nghiệp hiện nay sẽ trả theo cơ chế thị trường.
Sau khi doanh nghiệp đã thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước như các khoản thế thì họ có thể tự chi trả.
Do vậy, lương của một tổng giám đốc có thể là 20 triệu, 50 triệu, 100 triệu hay hơn nữa thì điều này không khống chế, tùy vào hoạt động hiệu quả sản xuất.
Nhưng có một số doanh nghiệp nhà nước, nhiều khi hoạt động không hiệu quả như công ty điện lực vốn đang bị phê phán, thì mức lương 51 triệu, nếu xét tập đoàn này hoạt động hiệu quả thì đây chưa phải là cao. Nhưng nó hoạt động thua lỗ mà lấy 50 triệu thì dư luận người ta có ý kiến.
Giải pháp cho cải cách tiền lương
Sau 20 năm đề án cải cách tiền lương được sửa đổi, đề án giai đoạn 2012-2020 sẽ có gì khác biệt?
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
BBC:Liệu đề án cải cách tiền lương này có giúp giảm vấn nạn tham nhũng?
Hiện đề án này có hai vấn đề. Một là phải chuyển sang hệ thống thực trả, như trên thế giới, với một bội số lương thoả đáng. Nhưng, lương cao không thể chấm dứt tham nhũng.
Đây chỉ là điều kiện cho người ta đủ sống, giúp người ta không nghĩ đến chuyện bù đắp đến khoảng lương quá thấp của mình.
Hai là, khi mà chuyển sang hệ thống thực trả thì phải có hệ thống để làm thế nào cho tiền lương và thu nhập tiến đến một con số gần bằng nhau như các nước trên thế giới. Nghĩa là những khoản thu nhập ngầm, thu nhập không chính thức phải được kiểm soát.
BBC:Vậy phải làm thế nào để tiền lương thành động lực cho người lao động, thu hút nhân tài?
Để lương trở thành động lực phải có hai vấn đề. Một là phải trả bao nhiêu. Hai là phải trả như thế nào.
Ngoài ra, làm việc như thế nào và không gắn bó với kết quả công việc mà trả thì không có nhà nước nào trả được như vậy. Lúc đó, lương sẽ nuôi sống tất cả mọi người và không phù hợp vào kết quả lao động.
Như vậy, rõ ràng phải xây dựng một quy chế trả lương để gắn với kết quả và hiệu quả công việc với tiền lương.
Như hiện nay, các doanh nghiệp và công ty làm rất tốt. Nhưng trong lĩnh vực hành chánh sự nghiệp, điều này rất khó tìm được ở một cơ chế này cho nên vẫn tồn tại cơ chế quan liêu, hách dịch, làm việc không hiệu quả.
BBC:Nếu đánh giá dựa theo tính chất phức tạp của công việc, thì mức lương của ban lãnh đạo phản ánh thực tế như thế nào?
Việc đánh giá từng người của bộ máy công quyền Việt Nam hiện nay chưa được tốt. Và có lẽ nên có dự án về lĩnh vực này để đánh giá kết quả và hiệu quả trong cái khu vực hành chính – sự nghiệp thì mới làm được.
Như thế tiền lương mới trở thành động lực cho tinh thần làm việc của cán bộ công chức. Chứ nếu chỉ hô khẩu hiệu thì không đủ.

Không có nhận xét nào: