Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và phu nhân đón tiếp Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Washington ngày 14/02/2012. REUTERS/Larry Downing |
Chuyến viếng thăm xã giao của Phó chủ tịch Tập Cận Bình tại Mỹ rất được công luận quan tâm và báo chí đưa tin rộng rãi. Nhưng sự quan tâm này mang màu sắc tố cáo chính sách cai trị và bang giao lạc hậu của Bắc Kinh. Giới lãnh đạo Trung Quốc bị lên án bất chấp những chuẩn mực quốc tế trên mọi lãnh vực. Nếu siêu cường số một tỏ bất bình như vậy thì một nước nhỏ gần Trung Quốc phải đối phó ra sao để không bị lấn lướt ? Nhà báo Lưu Tường Quang phân tích trường hợp nước Úc.
Theo tường thuật của báo Mỹ New York Times, trong cuộc tiếp kiến Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kê ra một danh sách vi phạm từ phía Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình được mô tả mặt lạnh như tiền của một tay đánh phé bản lĩnh, ngồi nghe không phản ứng trước những lời buộc tội nào là « vi phạm nhân quyền, đánh cắp bằng sáng chế » nào là « phải tuân thủ luật chơi chung ». Báo chí Mỹ còn gọi Trung Quốc là « đồng lõa » với những « chế độ nguy hiểm » như Syria và Iran.
Trong khi đó, lãnh đạo tương lai Trung Quốc vẫn nhấn mạnh đến nhu cầu xây dựng « mối tin tưởng lẫn nhau ». Làm cách nào để có thể tin cậy vào chế độ chính trị « khép kín » và chính sách « nước đôi » của Trung Quốc ? Chính sách « đường lưỡi bò » và những gì đã và đang xảy ra tại Biển Đông khiến cho nhiều nước Đông Nam Á phải tiến lại gần Hoa Kỳ.
Một cường quốc bậc trung trong khu vực Nam Thái Bình Dương là Úc đã công khai xem Bắc Kinh là mối đe dọa cốt lõi, nhưng Canberra vẫn giao thương tốt với Trung Quốc và chuẩn bị tái bố trí quân lực xem Trung Quốc là đối tượng.
Câu hỏi đặt ra là nước Úc đã có « bí kíp » nào để không bị Trung Quốc lấn áp mà lại còn cư xử ngang tầm, không khoan nhượng đối với Bắc Kinh. Không có Hoa Kỳ chắc chắn Úc bị chật vật hơn nhưng « chú cáo » này rất chủ động trong việc « mượn oai hùm ».
Theo nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney, có thể nói là từ 60 năm qua, các chính phủ dân chủ tại Úc đã tiến hành một chính sách quốc phòng và hợp tác kinh tế xuyên suốt đối với Hoa Kỳ, với Trung Quốc, và cả với Đông Nam Á, để tạo ra thế quân bình ngày nay.
Mặc khác, ngoài nhu cầu đối phó với sức mạnh Trung Quốc, các đối sách của các quốc gia dân chủ trong khu vực còn có mục tiêu tối hậu : đặt chế độ Bắc Kinh trước ván cờ quốc tế, theo luật chơi quốc tế, và với những sức ép không thể cưỡng lại xuất phát từ phong trào xã hội công dân trong nước đang lớn mạnh dần, với một giai cấp trung lưu có học thức và ý thức quyền lợi.
Trong khi đó, lãnh đạo tương lai Trung Quốc vẫn nhấn mạnh đến nhu cầu xây dựng « mối tin tưởng lẫn nhau ». Làm cách nào để có thể tin cậy vào chế độ chính trị « khép kín » và chính sách « nước đôi » của Trung Quốc ? Chính sách « đường lưỡi bò » và những gì đã và đang xảy ra tại Biển Đông khiến cho nhiều nước Đông Nam Á phải tiến lại gần Hoa Kỳ.
Một cường quốc bậc trung trong khu vực Nam Thái Bình Dương là Úc đã công khai xem Bắc Kinh là mối đe dọa cốt lõi, nhưng Canberra vẫn giao thương tốt với Trung Quốc và chuẩn bị tái bố trí quân lực xem Trung Quốc là đối tượng.
Câu hỏi đặt ra là nước Úc đã có « bí kíp » nào để không bị Trung Quốc lấn áp mà lại còn cư xử ngang tầm, không khoan nhượng đối với Bắc Kinh. Không có Hoa Kỳ chắc chắn Úc bị chật vật hơn nhưng « chú cáo » này rất chủ động trong việc « mượn oai hùm ».
Theo nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney, có thể nói là từ 60 năm qua, các chính phủ dân chủ tại Úc đã tiến hành một chính sách quốc phòng và hợp tác kinh tế xuyên suốt đối với Hoa Kỳ, với Trung Quốc, và cả với Đông Nam Á, để tạo ra thế quân bình ngày nay.
Mặc khác, ngoài nhu cầu đối phó với sức mạnh Trung Quốc, các đối sách của các quốc gia dân chủ trong khu vực còn có mục tiêu tối hậu : đặt chế độ Bắc Kinh trước ván cờ quốc tế, theo luật chơi quốc tế, và với những sức ép không thể cưỡng lại xuất phát từ phong trào xã hội công dân trong nước đang lớn mạnh dần, với một giai cấp trung lưu có học thức và ý thức quyền lợi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét