Hình: AP
Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ cho biết Tổng thống Obama đã nêu một số trường hợp cụ thể về nhân quyền trong khi thảo luận với Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Ba.
Một ngày sau khi ông Tập Cận Bình đến Tòa Bạch Ốc, phát ngôn viên Jay Carney hôm thứ Tư xác nhận Tổng thống Obama đã nêu ra một số trường hợp nhân quyền cụ thể; tuy nhiên, ông không cung cấp chi tiết đó là trường hợp của những ai.
Ông Carney chỉ nói rằng Tổng thống Obama đã nêu lên “tầm quan trọng về nhân quyền và cam kết của nước Mỹ đối với các giá trị phổ quát một cách trực tiếp với Phó Chủ tịch Tập Cận Bình” và tình hình tại Tây Tạng.
Trước khi ông Tập đến Washington, các nhà phân tích gợi ý rằng các trường hợp nhân quyền cụ thể có lẽ không nên nêu ra trong lúc nói chuyện với một nhân vật mới chỉ là giả định sẽ là Chủ tịch kế tiếp của Trung Quốc.
Liệu chính quyền Obama có năng động trong vấn đề nhân quyền với Trung Quốc hay không là đề tài được mang ra thảo luận tại Quốc hội hôm thứ Ba.
Tại cuộc điều trần này, hai nhà làm luật Cộng hòa cho rằng chính quyền Obama yếu với Trung Quốc về nhân quyền.
Để trả lời chỉ trích cho rằng chính sách ngoại giao của chính quyền Obama đối với Trung Quốc không hiệu quả, một giới chức Tòa Bạch Ốc nhắc đến phát biểu của Phó Tổng thống Biden trong lúc dùng cơm trưa với ông Tập Cận Bình hôm thứ Ba tại bộ Ngoại giao.
Phó Tổng thống Biden nói Hoa Kỳ đã làm rõ quan tâm của mình, là “các điều kiện tại Trung Quốc đang xuống cấp và nhiều nhân vật bất đồng chính kiến có tên tuổi đang chịu đau khổ.”
Ông Biden còn nói Hoa Kỳ hoan nghênh đáp ứng của Trung Quốc nhưng không rõ đáp ứng đó là gì.
Mặt khác, bộ Ngoại giao Mỹ đã đặt vấn đề về tính chính xác của một tin trên tờ The Washington Post, cho rằng Trung Quốc từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho bà Suzan Johnson Cook, đại sứ lưu động của Mỹ về tự do tôn giáo quốc tế, trong mấy ngày trước khi ông Tập Cận Bình đến Washington.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói Trung Quốc chưa có hành động về thị thực này nhưng cũng chưa từ chối, và bà Cook vẫn giữ ý định đi Trung Quốc.
Ông Carney chỉ nói rằng Tổng thống Obama đã nêu lên “tầm quan trọng về nhân quyền và cam kết của nước Mỹ đối với các giá trị phổ quát một cách trực tiếp với Phó Chủ tịch Tập Cận Bình” và tình hình tại Tây Tạng.
Trước khi ông Tập đến Washington, các nhà phân tích gợi ý rằng các trường hợp nhân quyền cụ thể có lẽ không nên nêu ra trong lúc nói chuyện với một nhân vật mới chỉ là giả định sẽ là Chủ tịch kế tiếp của Trung Quốc.
Liệu chính quyền Obama có năng động trong vấn đề nhân quyền với Trung Quốc hay không là đề tài được mang ra thảo luận tại Quốc hội hôm thứ Ba.
Tại cuộc điều trần này, hai nhà làm luật Cộng hòa cho rằng chính quyền Obama yếu với Trung Quốc về nhân quyền.
Để trả lời chỉ trích cho rằng chính sách ngoại giao của chính quyền Obama đối với Trung Quốc không hiệu quả, một giới chức Tòa Bạch Ốc nhắc đến phát biểu của Phó Tổng thống Biden trong lúc dùng cơm trưa với ông Tập Cận Bình hôm thứ Ba tại bộ Ngoại giao.
Phó Tổng thống Biden nói Hoa Kỳ đã làm rõ quan tâm của mình, là “các điều kiện tại Trung Quốc đang xuống cấp và nhiều nhân vật bất đồng chính kiến có tên tuổi đang chịu đau khổ.”
Ông Biden còn nói Hoa Kỳ hoan nghênh đáp ứng của Trung Quốc nhưng không rõ đáp ứng đó là gì.
Mặt khác, bộ Ngoại giao Mỹ đã đặt vấn đề về tính chính xác của một tin trên tờ The Washington Post, cho rằng Trung Quốc từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho bà Suzan Johnson Cook, đại sứ lưu động của Mỹ về tự do tôn giáo quốc tế, trong mấy ngày trước khi ông Tập Cận Bình đến Washington.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói Trung Quốc chưa có hành động về thị thực này nhưng cũng chưa từ chối, và bà Cook vẫn giữ ý định đi Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét