Thụy My
Nga và Việt Nam đang có kế hoạch hợp tác sản xuất một loại hỏa tiễn chống chiến hạm trong năm nay. Theo hãng tin Nga RIA Novosti ngày 15/02/2012, ông Mikhail Dmitriyev, người đứng đầu cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang Nga cho biết : Loại vũ khí này được thiết kế trên cơ sở tên lửa Uran (SS-N-25 ‘Switchblade’ – Dao bấm) của Nga. Đây là tên lửa chống hạm chưa đạt đến tốc độ âm thanh, có tầm hoạt động 250 km và có thể bắn đi từ trực thăng, tàu chiến hoặc từ mặt đất.
Trong bản tin đề ngày hôm nay 16/02/2012, hãng tin Mỹ Bloomberg nhận xét : Đây là bước chuyển mới nhất của Việt Nam trong việc tăng cường phòng vệ bờ biển.
Chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đặt tại Singapore nhận định: “ Việc sở hữu các hỏa tiễn chống chiến hạm này là rất quan trọng cho Việt Nam, trước sức mạnh ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc. Tuy không làm thay đổi được cán cân lực lượng trong khu vực, nhưng đây là một bước phát triển rất ý nghĩa đối với Việt Nam ».
Việt Nam đã đặt mua tàu ngầm và máy bay nhằm hiện đại hóa quân đội, hầu khẳng định chủ quyền trên vùng biển Biển Đông của mình, được cho giàu trữ lượng dầu khí , hiện cũng đang bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.
Năm ngoái, tàu hải giám Trung Quốc đã từng sách nhiễu các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và Philippines đang hoạt động trên Biển Đông, khiến Philippines cũng đã phải tăng cường năng lực phòng vệ trên biển.
Tuy nhiên, chuyên gia Ian Storey nhận xét là loại tên lửa mà Việt Nam và Nga có kế hoạch sản xuất không mạnh bằng loại hỏa tiễn đạn đạo chống hạm, hiện đang được Trung Quốc phát triển. Lầu Năm Góc đã bày tỏ mối quan ngại là công nghệ Trung Quốc có thể đe dọa vị trí thống lĩnh của lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại khu vực Thái Bình Dương.
Nga hiện đang là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam, chiếm 80% số vũ khí được Việt Nam nhập khẩu từ năm 1990 đến 2010, theo như số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế, trụ sở tại Stockholm. Năm ngoái, Việt Nam đã chi ra 2,4 tỉ đô la cho quốc phòng, so với ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 114 tỉ đô la.
Theo một công trình nghiên cứu của Trung Quốc được Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ trích dẫn năm 2008, trữ lượng dầu hỏa tại Biển Đông có thể lên đến 213 tỉ thùng dầu. Khu vực này bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp chủ quyền.
Hoàng Sa hiện đang do Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát, sau khi đã ồ ạt tiến chiếm, đánh bật quân đội Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi 30 đảo nhỏ và bãi đá ngầm năm 1974, làm tử thương 71 quân nhân.
Loại tên lửa 3M24 Uran (SS-N-25 ‘Switchblade’ – Dao bấm) do Nga chế tạo. Wikipedia |
Nga và Việt Nam đang có kế hoạch hợp tác sản xuất một loại hỏa tiễn chống chiến hạm trong năm nay. Theo hãng tin Nga RIA Novosti ngày 15/02/2012, ông Mikhail Dmitriyev, người đứng đầu cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang Nga cho biết : Loại vũ khí này được thiết kế trên cơ sở tên lửa Uran (SS-N-25 ‘Switchblade’ – Dao bấm) của Nga. Đây là tên lửa chống hạm chưa đạt đến tốc độ âm thanh, có tầm hoạt động 250 km và có thể bắn đi từ trực thăng, tàu chiến hoặc từ mặt đất.
Trong bản tin đề ngày hôm nay 16/02/2012, hãng tin Mỹ Bloomberg nhận xét : Đây là bước chuyển mới nhất của Việt Nam trong việc tăng cường phòng vệ bờ biển.
Chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đặt tại Singapore nhận định: “ Việc sở hữu các hỏa tiễn chống chiến hạm này là rất quan trọng cho Việt Nam, trước sức mạnh ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc. Tuy không làm thay đổi được cán cân lực lượng trong khu vực, nhưng đây là một bước phát triển rất ý nghĩa đối với Việt Nam ».
Việt Nam đã đặt mua tàu ngầm và máy bay nhằm hiện đại hóa quân đội, hầu khẳng định chủ quyền trên vùng biển Biển Đông của mình, được cho giàu trữ lượng dầu khí , hiện cũng đang bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.
Năm ngoái, tàu hải giám Trung Quốc đã từng sách nhiễu các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và Philippines đang hoạt động trên Biển Đông, khiến Philippines cũng đã phải tăng cường năng lực phòng vệ trên biển.
Tuy nhiên, chuyên gia Ian Storey nhận xét là loại tên lửa mà Việt Nam và Nga có kế hoạch sản xuất không mạnh bằng loại hỏa tiễn đạn đạo chống hạm, hiện đang được Trung Quốc phát triển. Lầu Năm Góc đã bày tỏ mối quan ngại là công nghệ Trung Quốc có thể đe dọa vị trí thống lĩnh của lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại khu vực Thái Bình Dương.
Nga hiện đang là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam, chiếm 80% số vũ khí được Việt Nam nhập khẩu từ năm 1990 đến 2010, theo như số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế, trụ sở tại Stockholm. Năm ngoái, Việt Nam đã chi ra 2,4 tỉ đô la cho quốc phòng, so với ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 114 tỉ đô la.
Theo một công trình nghiên cứu của Trung Quốc được Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ trích dẫn năm 2008, trữ lượng dầu hỏa tại Biển Đông có thể lên đến 213 tỉ thùng dầu. Khu vực này bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp chủ quyền.
Hoàng Sa hiện đang do Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát, sau khi đã ồ ạt tiến chiếm, đánh bật quân đội Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi 30 đảo nhỏ và bãi đá ngầm năm 1974, làm tử thương 71 quân nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét