Kính chuyển đến Tổng Thống, cùng các Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ
Chúng tôi, ban Đại diện Cộng đồng người Việt tại Úc, có quan hệ và kết hợp với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, rất hoan nghênh và khích lệ khi được biết sẽ có cuộc họp mặt giữa các quan chức Nhà Trắng và ban Đại diện Cộng đồng người Mỹ gốc Việt về các vấn đề nhân quyền cho Việt Nam hôm nay.
37 năm sau sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam đã được cai trị bằng sự vi phạm trắng trợn lên nhân quyền của chế độ và tập đoàn Đảng Cộng sản. Riêng những năm từ 2002-2006, do chịu áp lực lớn từ cộng đồng quốc tế và các nước phương Tây như Hoa Kỳ, cùng với sự mong muốn gia nhập WTO, chính phủ Cộng sản Việt Nam đã giảm bớt cường độ đàn áp lên nhân quyền và đồng thời phóng thích một số nhà dân chủ do bị bắt giam vì vận động nhân quyền.
Tuy nhiên, ngay sau khi gia nhập WTO và được đưa ra khỏi danh sách “Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt” (CPC) vào năm 2007, dựa trên giả định rằng việc phát triển thương mại và kinh tế giữa 2 nước Hoa Kỳ và Việt Nam hy vọng sẽ có thể giúp nước CHXHCN Việt Nam đưa ra hồ sơ nhân quyền cải thiện hơn, nhưng thực tế tình hình nhân quyền tại VN vẫn chưa được cải thiện, có thể nói, tình hình trở nên tồi tệ hơn trước. Việc vi phạm nhân quyền ở VN hiện nay đã xảy ra thường xuyên hơn, gần như mỗi ngày, qua các hình thức cấm đoán các phong trào đối lập chính trị ôn hòa, các hình thức bắt bớ, kết tội những nhà bất đồng chính kiến, và các hình thức giam giữ tùy tiện không qua xét xử.
Theo quan điểm chúng tôi, điều 4 Hiến pháp 1992 của nước CHXHCN Việt Nam trong đó khẳng định Đảng CS VN là đảng duy nhất độc quyền cai trị, đó chính là nguyên nhân không chỉ làm hồ sơ nhân quyền tệ hại hơn mà còn gây ra thể chế tham nhũng ở mọi cấp độ. Là thành phần thứ 4 trong xã hội, các phương tiện truyền thông phải nằm ngoài quyền lực chính phủ, nhưng trong 1 nước CHXHCN Việt Nam, các phương tiện truyền thông lại dưới quyền giám sát chặt chẽ của chính phủ, và là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nước CHXHCN Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ trách nhiệm của mình, của một thành viên Liên Hiệp Quốc, để tuân thủ bản Tuyên ngôn Nhân quyền, cũng như không thực hiện đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền Dân sự và Chính trị như cam kết.
Dựa vào bằng chứng thu được từ các chuyến đi giám nghiệm tại Việt Nam, cùng các buổi thảo luận với các nhà tranh đấu nhân quyền, cũng như các báo cáo của các cơ quan khác và các tổ chức phi chính phủ như tổ chức Theo dõi Nhân quyền , bản Báo cáo 2011 của tổ chức Giám sát Tự do Tôn giáo kết luận rằng Việt Nam đã có nhiều hành vi vi phạm liên tục và nghiêm trọng đến quyền tự do tôn giáo, bao gồm cả việc bắt giữ nhiều cá nhân, hiện đang bị giam trong nhà tù hoặc đang thụ lý án hình, vì họ có các hoạt động tôn giáo, các chính sách vận động tự do tôn giáo, hoặc các cuộc bảo vệ pháp lý cho cộng đồng tôn giáo ‘. Nhiều người bị bắt đã bị buộc tội chiếu theo quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự, một điều khoản an ninh quốc gia dành cho các “tổ chức, cá nhân có hành vi xúi giục, và những người trực tiếp tham gia hoạt động” chống lại nhà nước thường mang hình phạt nặng hơn, khởi từ 12 đến 20 năm tù cho đến án tử hình. Bản báo cáo này đã xướng lên hàng loạt các tên họ cá nhân xuất phát từ đạo Công giáo, Hòa Hảo, Phật tử Khmer, Cao Đài, Cộng đồng Tin Lành người Thượng và ngay cả có các tên của các nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền như Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Phan Văn Lợi , Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài và Cha Nguyễn Văn Lý, những người mà đang bị cầm tù hay đang bị quản thúc tại gia, là các thí dụ cụ thể cho việc truy tố CHXHCN Việt Nam đang vi phạm tín ngưỡng và chính trị tại VN hiện nay.
Trong thời gian gần đây, Luật gia Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ – một gương mặt mới trong số các thế hệ trí thức trẻ xuất thân từ một nền lý lịch đầy đặc ân – đã bị kết án đến 7 năm tù giam cộng thêm 3 năm quản thúc tại gia trong phiên toà vào tháng 4, 2011 kéo dài chưa đầy nửa ngày! ‘Tội phạm’ của ông là việc bảo vệ các nạn nhân bị kết án vi phạm nhân quyền và việc nỗ lực thách thức trước một quyết định của chính phủ thông qua hệ thống tư pháp của CHXHCN Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát. Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, và Liên Hiệp Âu Châu và các tổ chức phi chính phủ nhân sự khác cũng đã yêu cầu nhà cầm quyền VN phóng thích ông. Ông đã có lần kháng cáo bản án này, như dự đoán, đã bị bãi bỏ vào ngày 2- 8- 2011.
Vào tháng 12, 2011, anh Võ Minh Trí, bút hiệu Việt Khang, một ca/nhạc sĩ trẻ và ôn hòa đã bị chế độ Cộng sản Việt Nam tùy tiện bắt giam giữ do anh sáng tác, ca hát và phân phối trên Internet một vài bài hát ôn hòa, kêu gọi mọi người Việt Nam đứng lên vì độc lập và chủ quyền của Việt Nam, chống lại việc Tàu Cộng xâm lăng và chiếm đóng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Với những hồ sơ dày đặc và những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra thế này, chúng tôi, cộng đồng người Việt tại Úc trân trọng đề nghị chính phủ Mỹ áp đặt ngay
* Việc đem Việt Nam vào lại danh sách Các Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt.
* Việc phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm và các nhà vận động cho nhân quyền như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Luật gia Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Công Định, anh Nguyễn Tiến Trung, v.v…
* Việc ngăn chận truy tố và phóng thích ngay những người biểu tình chống Trung Quốc như nhạc sĩ “Việt Khang” Võ Minh Trí, bà Bùi Thị Minh Hằng, v.v… * Việc trả lại các vùng đất và tài sản của các nông dân nghèo và các nhà thờ độc lập bị trưng thu bất hợp pháp. * Việc ngăn chận ngay các sách nhiễu và giam giữ những người sử dụng internet và các blogger, đặc biệt là Blogger “Điếu Cày” Nguyễn Văn Hải.
* Việc đánh giá lại các nguồn lực ngoại giao và chính trị mà Hoa Kỳ sử dụng để thăng tiến tự do tôn giáo và nhân quyền liên quan tại Việt Nam. Chính sách và các chương trình của Hoa Kỳ, tiên quyết và quan trọng nhất, nên bảo vệ và hỗ trợ những người tại Việt Nam đang tìm kiếm 1 cách ôn hòa quyền tự do hơn và pháp luật phóng thoáng hơn. Chính phủ Hoa Kỳ nên xem chính sách Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt là một công cụ linh hoạt trong việc thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao và trong việc đạt đến việc cải thiện thước đo nhân quyền tại VN.
Những người bị áp bức tại Việt Nam đang tìm kiếm nơi Quý vị, Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ, 1 sự hỗ trợ thiết thực cho cuộc đấu tranh vì Tự do và Dân chủ.
Chúng tôi, công dân Úc gốc Việt, tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ một lần nữa chứng tỏ mạnh mẽ sự khát khao cho dân chủ và sẽ luôn đứng cùng bên với những người đang bị đàn áp vì tìm kiếm tự do một cách ôn hòa tại Việt Nam ngày hôm nay.
Đồng ký tên tại Úc vào ngày 01 Tháng Ba 2012
* Ông Nguyễn Phong, Chủ tịch Liên bang Cộng đồng Việt Nam tại Úc (VCA)
* Ông Nguyễn Thanh, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – New South Wales (VCA-NSW)
* Ông Bon Nguyễn, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – Victoria (VCA-VIC).
* Ông Bùi Cường, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – Queensland (VCA-QLD).
* Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – South Australia (VCA-SA).
* Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – Tây Úc (VCA-WA)
* Ông Lê Công, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – Australian Capital Territory (VCA-ACT)
* Ông Lê Thiện, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – Northern Territory (VCA-NT)
* Bà Nguyễn Kim Dung, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – Wollongong Chương (VCA-WOLL).
Chúng tôi, ban Đại diện Cộng đồng người Việt tại Úc, có quan hệ và kết hợp với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, rất hoan nghênh và khích lệ khi được biết sẽ có cuộc họp mặt giữa các quan chức Nhà Trắng và ban Đại diện Cộng đồng người Mỹ gốc Việt về các vấn đề nhân quyền cho Việt Nam hôm nay.
37 năm sau sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam đã được cai trị bằng sự vi phạm trắng trợn lên nhân quyền của chế độ và tập đoàn Đảng Cộng sản. Riêng những năm từ 2002-2006, do chịu áp lực lớn từ cộng đồng quốc tế và các nước phương Tây như Hoa Kỳ, cùng với sự mong muốn gia nhập WTO, chính phủ Cộng sản Việt Nam đã giảm bớt cường độ đàn áp lên nhân quyền và đồng thời phóng thích một số nhà dân chủ do bị bắt giam vì vận động nhân quyền.
Tuy nhiên, ngay sau khi gia nhập WTO và được đưa ra khỏi danh sách “Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt” (CPC) vào năm 2007, dựa trên giả định rằng việc phát triển thương mại và kinh tế giữa 2 nước Hoa Kỳ và Việt Nam hy vọng sẽ có thể giúp nước CHXHCN Việt Nam đưa ra hồ sơ nhân quyền cải thiện hơn, nhưng thực tế tình hình nhân quyền tại VN vẫn chưa được cải thiện, có thể nói, tình hình trở nên tồi tệ hơn trước. Việc vi phạm nhân quyền ở VN hiện nay đã xảy ra thường xuyên hơn, gần như mỗi ngày, qua các hình thức cấm đoán các phong trào đối lập chính trị ôn hòa, các hình thức bắt bớ, kết tội những nhà bất đồng chính kiến, và các hình thức giam giữ tùy tiện không qua xét xử.
Theo quan điểm chúng tôi, điều 4 Hiến pháp 1992 của nước CHXHCN Việt Nam trong đó khẳng định Đảng CS VN là đảng duy nhất độc quyền cai trị, đó chính là nguyên nhân không chỉ làm hồ sơ nhân quyền tệ hại hơn mà còn gây ra thể chế tham nhũng ở mọi cấp độ. Là thành phần thứ 4 trong xã hội, các phương tiện truyền thông phải nằm ngoài quyền lực chính phủ, nhưng trong 1 nước CHXHCN Việt Nam, các phương tiện truyền thông lại dưới quyền giám sát chặt chẽ của chính phủ, và là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nước CHXHCN Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ trách nhiệm của mình, của một thành viên Liên Hiệp Quốc, để tuân thủ bản Tuyên ngôn Nhân quyền, cũng như không thực hiện đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền Dân sự và Chính trị như cam kết.
Dựa vào bằng chứng thu được từ các chuyến đi giám nghiệm tại Việt Nam, cùng các buổi thảo luận với các nhà tranh đấu nhân quyền, cũng như các báo cáo của các cơ quan khác và các tổ chức phi chính phủ như tổ chức Theo dõi Nhân quyền , bản Báo cáo 2011 của tổ chức Giám sát Tự do Tôn giáo kết luận rằng Việt Nam đã có nhiều hành vi vi phạm liên tục và nghiêm trọng đến quyền tự do tôn giáo, bao gồm cả việc bắt giữ nhiều cá nhân, hiện đang bị giam trong nhà tù hoặc đang thụ lý án hình, vì họ có các hoạt động tôn giáo, các chính sách vận động tự do tôn giáo, hoặc các cuộc bảo vệ pháp lý cho cộng đồng tôn giáo ‘. Nhiều người bị bắt đã bị buộc tội chiếu theo quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự, một điều khoản an ninh quốc gia dành cho các “tổ chức, cá nhân có hành vi xúi giục, và những người trực tiếp tham gia hoạt động” chống lại nhà nước thường mang hình phạt nặng hơn, khởi từ 12 đến 20 năm tù cho đến án tử hình. Bản báo cáo này đã xướng lên hàng loạt các tên họ cá nhân xuất phát từ đạo Công giáo, Hòa Hảo, Phật tử Khmer, Cao Đài, Cộng đồng Tin Lành người Thượng và ngay cả có các tên của các nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền như Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Phan Văn Lợi , Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài và Cha Nguyễn Văn Lý, những người mà đang bị cầm tù hay đang bị quản thúc tại gia, là các thí dụ cụ thể cho việc truy tố CHXHCN Việt Nam đang vi phạm tín ngưỡng và chính trị tại VN hiện nay.
Trong thời gian gần đây, Luật gia Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ – một gương mặt mới trong số các thế hệ trí thức trẻ xuất thân từ một nền lý lịch đầy đặc ân – đã bị kết án đến 7 năm tù giam cộng thêm 3 năm quản thúc tại gia trong phiên toà vào tháng 4, 2011 kéo dài chưa đầy nửa ngày! ‘Tội phạm’ của ông là việc bảo vệ các nạn nhân bị kết án vi phạm nhân quyền và việc nỗ lực thách thức trước một quyết định của chính phủ thông qua hệ thống tư pháp của CHXHCN Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát. Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, và Liên Hiệp Âu Châu và các tổ chức phi chính phủ nhân sự khác cũng đã yêu cầu nhà cầm quyền VN phóng thích ông. Ông đã có lần kháng cáo bản án này, như dự đoán, đã bị bãi bỏ vào ngày 2- 8- 2011.
Vào tháng 12, 2011, anh Võ Minh Trí, bút hiệu Việt Khang, một ca/nhạc sĩ trẻ và ôn hòa đã bị chế độ Cộng sản Việt Nam tùy tiện bắt giam giữ do anh sáng tác, ca hát và phân phối trên Internet một vài bài hát ôn hòa, kêu gọi mọi người Việt Nam đứng lên vì độc lập và chủ quyền của Việt Nam, chống lại việc Tàu Cộng xâm lăng và chiếm đóng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Với những hồ sơ dày đặc và những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra thế này, chúng tôi, cộng đồng người Việt tại Úc trân trọng đề nghị chính phủ Mỹ áp đặt ngay
* Việc đem Việt Nam vào lại danh sách Các Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt.
* Việc phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm và các nhà vận động cho nhân quyền như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Luật gia Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Công Định, anh Nguyễn Tiến Trung, v.v…
* Việc ngăn chận truy tố và phóng thích ngay những người biểu tình chống Trung Quốc như nhạc sĩ “Việt Khang” Võ Minh Trí, bà Bùi Thị Minh Hằng, v.v… * Việc trả lại các vùng đất và tài sản của các nông dân nghèo và các nhà thờ độc lập bị trưng thu bất hợp pháp. * Việc ngăn chận ngay các sách nhiễu và giam giữ những người sử dụng internet và các blogger, đặc biệt là Blogger “Điếu Cày” Nguyễn Văn Hải.
* Việc đánh giá lại các nguồn lực ngoại giao và chính trị mà Hoa Kỳ sử dụng để thăng tiến tự do tôn giáo và nhân quyền liên quan tại Việt Nam. Chính sách và các chương trình của Hoa Kỳ, tiên quyết và quan trọng nhất, nên bảo vệ và hỗ trợ những người tại Việt Nam đang tìm kiếm 1 cách ôn hòa quyền tự do hơn và pháp luật phóng thoáng hơn. Chính phủ Hoa Kỳ nên xem chính sách Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt là một công cụ linh hoạt trong việc thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao và trong việc đạt đến việc cải thiện thước đo nhân quyền tại VN.
Những người bị áp bức tại Việt Nam đang tìm kiếm nơi Quý vị, Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ, 1 sự hỗ trợ thiết thực cho cuộc đấu tranh vì Tự do và Dân chủ.
Chúng tôi, công dân Úc gốc Việt, tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ một lần nữa chứng tỏ mạnh mẽ sự khát khao cho dân chủ và sẽ luôn đứng cùng bên với những người đang bị đàn áp vì tìm kiếm tự do một cách ôn hòa tại Việt Nam ngày hôm nay.
Đồng ký tên tại Úc vào ngày 01 Tháng Ba 2012
* Ông Nguyễn Phong, Chủ tịch Liên bang Cộng đồng Việt Nam tại Úc (VCA)
* Ông Nguyễn Thanh, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – New South Wales (VCA-NSW)
* Ông Bon Nguyễn, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – Victoria (VCA-VIC).
* Ông Bùi Cường, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – Queensland (VCA-QLD).
* Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – South Australia (VCA-SA).
* Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – Tây Úc (VCA-WA)
* Ông Lê Công, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – Australian Capital Territory (VCA-ACT)
* Ông Lê Thiện, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – Northern Territory (VCA-NT)
* Bà Nguyễn Kim Dung, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Úc – Wollongong Chương (VCA-WOLL).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét