Canada tôn trọng quyền thể hiện chính kiến của người dân kể cả qua biểu tình
LS. Vũ Đức Khanh
Ba mươi năm trước, vào ngày 17 tháng 4 năm 1982, Nữ Hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị đã đến thủ đô Ottawa, Canada để tuyên bố và ký chuẩn thuận Hiến chương Canada về các quyền và tự do – một phần quan trọng của Đạo luật Hiến pháp mới 1982 của Canada.
Hiến chương này còn được biết như Hiến chương Nhân quyền Canada.
Hiến chương, tự thân mang giá trị hiến pháp, bảo đảm một số quyền chính trị cho công dân Canada và các quyền dân sự của tất cả mọi người dân cư trú tại Canada đối với các chính sách và hoạt động của các cấp chính quyền trong tất cả mọi lĩnh vực; nó cũng được thiết kế để thống nhất nhân dân Canada chung quanh một tập hợp các nguyên tắc thể hiện các quyền đó.
Ba mươi năm sau, nhân dân Canada vui mừng kỷ niệm một biến cố lịch sử đã thay đổi rất nhiều bộ mặt xã hội họ – một thay đổi vô cùng trọng đại mà nhiều người Canada trong đó có rất nhiều người di dân mới tới vẫn luôn tự hào về truyền thống đi đầu trong việc tôn trọng và thực thi triệt để những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người.
Vì hơn ai hết, những người di dân mới thường đến từ những quốc gia độc tài, độc đảng, toàn trị, nơi mà nhân phẩm, quyền và tự do của con người thường bị phỉ báng, miệt khinh một cách trắng trợn, vô liêm sĩ bởi chính một số nhà lãnh đạo quốc gia của họ.
‘Ngưỡng mộ’
Ngày nay, mỗi khi nhắc tới Hiến chương, người dân Canada thường nói rằng “Hiến chương: đó là chúng ta – là giá trị của người Canada chúng ta”.
Nói một cách kinh điển, hàn lâm như lời của bà Chánh án Tòa án Tối cao Canada, Beverley McLachlin, rằng :”Đặc tính duy nhất của Hiến chương Canada được phản ánh trong sự nhấn mạnh vào ba loại quyền: quyền cá nhân, gắn liền với một quan niệm về khoan dung và tôn trọng lợi ích tập thể, ràng buộc với một sự đánh giá cao mối quan hệ hỗ trợ và nghĩa vụ giữa các cá nhân và cộng đồng; và quyền nhóm, gắn liền với một sự nhìn nhận rằng đa nguyên là một trong những giá trị sống động của Canada.
“Hiến chương hoà hợp ba loại quyền, không phải là sự tranh giành quyền lực dựa trên cán cân lực lượng bấp bênh giữa đối lập, nhưng là quyền bổ sung, đúc kết sức mạnh và hỗ trợ lẫn nhau. Điều này, tôi nghĩ, là đặc tính xác định của Hiến chương. Và như vậy, nó tạo ra tiếng vang với quan niệm của người Canada về chính mình.”
Hoặc nói một cách khác như chính bà Beverley McLachlin tự kết luận rằng “chúng ta có một Hiến chương phản ánh giá trị cơ bản nhất của chúng ta, cho chúng ta biết chúng ta là ai và những gì chúng ta là như một dân tộc. Chúng ta có một Hiến chương mà cả thế giới ngưỡng mộ.”
Nhưng “quan trọng nhất là chúng ta có một Hiến chương đã cho chúng ta nắm lấy như là của riêng của mọi người Canada chúng ta. Hiến chương: đó là chúng ta” – là giá trị của người dân Canada chúng ta.
‘Ngậm ngùi’
Là một người Canada gốc Việt, tôi không khỏi ngậm ngùi thương cho thân phận đau buồn và nghiệt ngã của đồng bào Việt Nam yêu dấu của tôi bên kia bờ đại dương bao la, nơi mà những quyền cơ bản nhất của con người như tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí bị từ chối, phỉ báng một cách trắng trợn, vô liêm sĩ, mặc dù những quyền này đã được long trọng ghi trong Hiến pháp và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Mỉa mai thay, chính cái chế độ đó luôn tự hào mình là tự do, dân chủ và ưu việt gấp vạn lần so với dân chủ tư sản (Canada) như bà giáo sư tiến sĩ Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã viết trên báo Nhân Dân “[n]hà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản.”
Còn nỗi buồn nào hơn khi đang chung vui với những người bạn Canada trong ngày hội kỷ niệm 30 năm ngày Hiến chương Nhân quyền Canada ra đời mà phải rơi lệ để nhớ về quê cha đất tổ, ngậm ngùi thương xót cho thân phận dân tôi. Âu cũng là kiếp người nhưng làm người Việt Nam và Canada đôi khi cũng có khác!
Nhưng giọt lệ cuối cùng hôm nay, có buồn nhưng vui, tôi xin dành trọn vẹn cho dân tôi, cho những người con ưu tú của Việt Nam như quý anh Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải tự blogger Điếu Cày đã, đang và sẽ tiếp tục đấu tranh không ngừng mệt mõi, bất chấp mọi gian lao, hy sinh thử thách cần thiết để mọi người Việt Nam ngày mai sẽ luôn được tự hào về một bản Hiến chương Nhân quyền như người dân Canada đã có hôm nay.
Gửi tới BBC từ Ottawa, Canada
-Ba mươi năm trước, vào ngày 17 tháng 4 năm 1982, Nữ Hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị đã đến thủ đô Ottawa, Canada để tuyên bố và ký chuẩn thuận Hiến chương Canada về các quyền và tự do – một phần quan trọng của Đạo luật Hiến pháp mới 1982 của Canada.
Hiến chương này còn được biết như Hiến chương Nhân quyền Canada.
Hiến chương, tự thân mang giá trị hiến pháp, bảo đảm một số quyền chính trị cho công dân Canada và các quyền dân sự của tất cả mọi người dân cư trú tại Canada đối với các chính sách và hoạt động của các cấp chính quyền trong tất cả mọi lĩnh vực; nó cũng được thiết kế để thống nhất nhân dân Canada chung quanh một tập hợp các nguyên tắc thể hiện các quyền đó.
Ba mươi năm sau, nhân dân Canada vui mừng kỷ niệm một biến cố lịch sử đã thay đổi rất nhiều bộ mặt xã hội họ – một thay đổi vô cùng trọng đại mà nhiều người Canada trong đó có rất nhiều người di dân mới tới vẫn luôn tự hào về truyền thống đi đầu trong việc tôn trọng và thực thi triệt để những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người.
Vì hơn ai hết, những người di dân mới thường đến từ những quốc gia độc tài, độc đảng, toàn trị, nơi mà nhân phẩm, quyền và tự do của con người thường bị phỉ báng, miệt khinh một cách trắng trợn, vô liêm sĩ bởi chính một số nhà lãnh đạo quốc gia của họ.
‘Ngưỡng mộ’
Ngày nay, mỗi khi nhắc tới Hiến chương, người dân Canada thường nói rằng “Hiến chương: đó là chúng ta – là giá trị của người Canada chúng ta”.
Nói một cách kinh điển, hàn lâm như lời của bà Chánh án Tòa án Tối cao Canada, Beverley McLachlin, rằng :”Đặc tính duy nhất của Hiến chương Canada được phản ánh trong sự nhấn mạnh vào ba loại quyền: quyền cá nhân, gắn liền với một quan niệm về khoan dung và tôn trọng lợi ích tập thể, ràng buộc với một sự đánh giá cao mối quan hệ hỗ trợ và nghĩa vụ giữa các cá nhân và cộng đồng; và quyền nhóm, gắn liền với một sự nhìn nhận rằng đa nguyên là một trong những giá trị sống động của Canada.
“Âu cũng là kiếp người nhưng làm người Việt Nam và Canada đôi khi cũng có khác!”
Hoặc nói một cách khác như chính bà Beverley McLachlin tự kết luận rằng “chúng ta có một Hiến chương phản ánh giá trị cơ bản nhất của chúng ta, cho chúng ta biết chúng ta là ai và những gì chúng ta là như một dân tộc. Chúng ta có một Hiến chương mà cả thế giới ngưỡng mộ.”
Nhưng “quan trọng nhất là chúng ta có một Hiến chương đã cho chúng ta nắm lấy như là của riêng của mọi người Canada chúng ta. Hiến chương: đó là chúng ta” – là giá trị của người dân Canada chúng ta.
‘Ngậm ngùi’
Là một người Canada gốc Việt, tôi không khỏi ngậm ngùi thương cho thân phận đau buồn và nghiệt ngã của đồng bào Việt Nam yêu dấu của tôi bên kia bờ đại dương bao la, nơi mà những quyền cơ bản nhất của con người như tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí bị từ chối, phỉ báng một cách trắng trợn, vô liêm sĩ, mặc dù những quyền này đã được long trọng ghi trong Hiến pháp và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Những người muốn viết hay biểu tình tự do ở Việt Nam gặp khó khăn với chính quyền
Còn nỗi buồn nào hơn khi đang chung vui với những người bạn Canada trong ngày hội kỷ niệm 30 năm ngày Hiến chương Nhân quyền Canada ra đời mà phải rơi lệ để nhớ về quê cha đất tổ, ngậm ngùi thương xót cho thân phận dân tôi. Âu cũng là kiếp người nhưng làm người Việt Nam và Canada đôi khi cũng có khác!
Nhưng giọt lệ cuối cùng hôm nay, có buồn nhưng vui, tôi xin dành trọn vẹn cho dân tôi, cho những người con ưu tú của Việt Nam như quý anh Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải tự blogger Điếu Cày đã, đang và sẽ tiếp tục đấu tranh không ngừng mệt mõi, bất chấp mọi gian lao, hy sinh thử thách cần thiết để mọi người Việt Nam ngày mai sẽ luôn được tự hào về một bản Hiến chương Nhân quyền như người dân Canada đã có hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét