Người dịch: Đỗ Quyên
Vụ đụng độ gần đây giữa tàu Trung Quốc vàPhilippinestrên Biển Đông (nguyên văn: biển HoaNam) đã một lần nữa đẩy bầu không khí chính trị trên tuyến đường biển chiến lược này lên một tầm mức đáng lo ngại.
Khả năng căng thẳng tạm lắng xuống đã hết, mở đường cho những vùng biển nổi sóng. Xô xát bùng lên khi con tàu lớn nhất của hải quân Phlippines – tàu Gregorio del Pilar – bắt gặp 8 tàu cá Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp gần bãi cạnScarborough.
Khi hải quân Philippines – cho rằng tàu Trung Quốc xâm phạm vào biển Philippines – chuẩn bị lên tàu cá và bắt thủy thủ đoàn, hai tàu hải giám Trung Quốc được phái tới khu vực đã xông vào chặn giữa Gregorio del Pilar và các tàu cá. Sau đó bên nào bên nấy thi nhau buộc tội đối phương xâm phạm chủ quyền của mình và ra lệnh cho đối phương phải rời đi.
Vụ việc khơi mào cho một loạt nỗ lực điên cuồng của cả Bắc Kinh vàManilanhằm ngăn chặn, không để tình huống xấu thêm. Tuy nhiên, tình hình lại rắc rối thêm với hàng tràng ngôn từ chỉ trích mạnh mẽ và cảnh cáo lẫn nhau giữa hai quốc gia. Vào thời điểm tác giả đang viết bài này, tàu của cả hai phía vẫn còn đang đối đầu rất căng thẳng.
Manila cho rằng vụ việc “là hành động xâm phạm rõ ràng vào chủ quyền củaPhilippines”, và coi bãi cạnScarboroughlà “một phần không thể tách rời” khỏi chủ quyền của họ. Đáp lại, Bắc Kinh xem vụ việc như “hành động quấy nhiễu ngư dân Trung Quốc” của lực lượng viên chức hải quân có vũ trang của Philippines, trong khi nhấn mạnh rằng bãi cạn này – chỉ cách quần đảo Luzon thuộc miền bắc Philippines có 124 hải lý – nằm trong “vùng nước có chủ quyền” của Trung Quốc.
Điện thế cao
Cuộc đụng độ không xảy ra trong chân không. Vụ việc vừa rồi ở bãi cạn Scarborough là vụ mới đây nhất trong một loạt lần đối đầu trên Biển Đông giữa Trung Quốc vàPhilippines.
Căng thẳng giữa hai nước đã và đang hình thành trong suốt mấy năm qua.Philippineslên án tàu Trung Quốc quấy nhiễu ngư dân của họ ở vùng biển mà Manilađã tuyên bố là thuộc chủ quyền của đất nước mình. Trung Quốc phản đối việc một tàuPhilippinestiến hành các hoạt động thăm dò tài nguyên trong vùng biển tranh chấp.
Thêm dầu vào lửa,Philippineskêu gọi Mỹ hỗ trợ trong trường hợp xảy ra đụng độ vũ trang trên Biển Đông. Điều này làm Trung Quốc cực kỳ giận dữ, vì họ vốn hay bác bỏ mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào cái mà họ nhất định cho là “vấn đề của khu vực và cần được giải quyết song phương giữa các bên tranh chấp với nhau”.
Thông qua khái niệm “đường chín đoạn” tai tiếng, Trung Quốc khẳng định một yêu sách chủ quyền ăn rất sâu vào vùng biển thuộc chủ quyền của các nước ven biển. Yêu sách này không có cơ sở pháp lý và đã bị các quốc gia có yêu sách khác bác bỏ thẳng thừng. Những hành động ngày càng hung hãn của Trung Quốc nhằm thực thi yêu sách đường chín đoạn cũng khiến các quốc gia đó tức giận, và càng đốt nóng thêm căng thẳng trong khu vực.
Đứng giữa
Tình hình sau vụ bãi cạnScarboroughsẽ như thế nào? Sẽ xẹp dần như những lần cãi cọ trước kia, hay sẽ vượt ra ngoài vòng kiểm soát và đi đến một kết cục tồi tệ, đổ máu, chết người? Liệu Trung Quốc vàPhilippinescó nín nhịn lẫn nhau và tuân thủ tuyên bố của họ, là tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho tranh chấp?
Có những vấn đề mà các nước có yêu sách chủ quyền trong khu vực rất cần tìm câu trả lời. Những quốc gia nhưMalaysiavàBrunei– vốn chưa từng kinh qua một kiểu đương đầu nào với Trung Quốc nhưPhilippinesvà ViệtNamđã từng – sẽ theo dõi sát sao các động lực dẫn đến một cuộc đối đầu như vậy. Chắc chắn họ sẽ theo sát những diễn biến sau vụScarborough, để chuẩn bị trước, thật kỹ càng, các phương án của mình. Tất cả các diễn biến xảy ra dần dần giữa Trung Quốc và Philippines đều sẽ là một chỉ dấu cực kỳ quan trọng cho thấy Trung Quốc sẽ hành động và phản ứng như thế nào trong tương lai, và từ đó thì các bên tham gia tranh chấp nên ứng xử ra sao.
Philippineskhông đủ khả năng bảo vệ lợi ích của mình trên biển. Điều này đã bị bộc lộ một cách tàn nhẫn trong câu chuyệnScarborough. Trung Quốc đã chỉ cử tàu của lực lượng bán quân sự đến hiện trường để đương đầu với tàu hải quânPhilippines– thực tế đó nói lên tất cả. Nó làm cho các nước có yêu sách chủ quyền khác có nhiều cái phải suy nghĩ, về sự cần thiết phải giữ vững lập trường để bảo vệ lợi ích của mình trên biển, với đầy đủ năng lực để làm việc đó.
Điều ấy không có nghĩa là các nước có yêu sách chủ quyền có thể phải chật vật cạnh tranh với sức mạnh của hải quân Trung Quốc trong trường hợp có xung đột, hay thậm chí phải nỗ lực đối đầu quân sự với Trung Quốc. Họ phải đu dây giữa hai việc: một là nói cho Trung Quốc biết rằng sẽ là sai trái nếu Trung Quốc hành động như một kẻ to đầu bắt nạt mọi người, hai là đồng thời vẫn phải duy trì quan hệ hòa hợp với gã khổng lồ này của khu vực và bảo vệ các lợi ích quốc gia khác của họ.
Liệu hai nước ở hoàn cảnh tương tự nhau làMalaysiavàBruneicó mong muốn quan hệ của họ với Trung Quốc được duy trì nồng ấm ngay cả khi các bên có những yêu sách chủ quyền chồng lấn trên biển? Liệu Trung Quốc có tiếp tục ưu tiên quan hệ của mình với hai nước này trong trường hợp tranh chấp trên biển gia tăng và hai nước nhận ra rằng họ đang nằm đúng hồng tâm trên tấm bia ngắm bắn của Trung Quốc? Trước việc Bắc Kinh lạnh lùng tuyên bố rằng Biển Đông là khu vực “lợi ích cốt lõi”, người ta nên hiểu rằng Trung Quốc cũng sẽ cư xử thù địch với các quốc gia có yêu sách chủ quyền khác một khi những quốc gia đó đe dọa lợi ích của Bắc Kinh trên biển.
Thuốc chữa ngứa
Việc sự cố Scarborough xảy ra xoay quanh vấn đề đánh bắt cá làm nổi rõ hơn yêu cầu phải có một thỏa thuận hoặc một hợp đồng khai thác chung giữa Philippines và Trung Quốc – và giữa các nước có yêu sách chủ quyền khác nữa – để cùng nhau khai thác nguồn cá và đồng thuận với nhau về cách ứng xử, các quy tắc luật lệ và tài phán đối với hoạt động đánh bắt. Đây là điều có tính quan trọng tiên quyết để có thể ngăn chặn, không để những sự cố tương tự vụScarboroughvừa rồi tái diễn.
Hợp tác sinh ra hiểu biết và tin tưởng. Đó là khía cạnh mấu chốt để có hòa bình – cái mà hiện nay đang trở nên rất, rất cần thiết, trong không khí căng thẳng trên Biển Đông, để ngăn các bên tranh chấp không làm gì hấp tấp.
Các nước có yêu sách chủ quyền cần khẩn trương vận động nhau tham gia, từ các cấp ngoại giao cao nhất, để đảm bảo rằng sự xa cách sẽ không tái diễn. Đối với họ, mong đợi một Bộ Quy tắc Ứng xử có tính ràng buộc hơn sẽ sớm xuất hiện để cứu vãn tình hình – là điều khá hão huyền.
Để đạt được mục đích (hợp tác), sẽ rất có ích nếu các bên liên quan nghiên cứu các thể thức khác, làm sao để những sự cố như vụScarboroughsẽ không leo thang thành nghiêm trọng hơn. Một mô hình như là Hiệp ước Ngăn ngừa các sự cố trên biển (INCSEA) có lẽ đáng để xem xét, như là một biện pháp tạm thời để ngăn chặn xung đột. (INCSEA: hiệp ước giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh nhằm tránh các hoạt động ảnh hưởng lẫn nhau thường xuyên dẫn tới các sự cố nghiêm trọng – ND).
Về các giải pháp có thể dùng, các bên tranh chấp phải chú tâm đến những tình huống nảy sinh từ các yêu sách và phản bác thuộc loại không giải quyết được. Mặc dù chúng ta có thể được khuyến khích bởi những tiến bộ mà ASEAN và Trung Quốc đã đạt được trong việc thực thi Tuyên bố về ứng xử (DOC), nhưng sẽ là hão huyền nếu tưởng rằng DOC là cây đũa thần có thể giải quyết mọi rạn nứt giữa ASEAN và Trung Quốc. Họ không nên tránh né việc thảo luận về vấn đề này tại những hội nghị đa phương của khu vực hiện nay như Diễn đàn Khu vực ASEAN hay Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Trong khi ASEAN và Trung Quốc tiếp tục hợp tác để hiện thực hóa DOC thì cũng cần gây thêm nhiều sức ép lên Trung Quốc để họ phải minh bạch và làm rõ các yêu sách chủ quyền biển của họ, dựa trên luật pháp và các nguyên tắc quốc tế.
Phá vỡ thói quen
Chắc chắn không ai có lợi ích gì khi căng thẳng leo thang trong vụ việc ở bãiScarborough, mặc dù khả năng nổ ra xung đột dữ dội là khá xa vời. Tuy nhiên, sẽ là biếng nhác nếu đứng trước sự việc này, chúng ta chỉ nhún vai, quay đi, và tin tưởng rằng các bên tranh chấp sẽ đối xử hòa nhã với nhau cho đến khi một vụ việc khác lại xảy ra.
Trong quá khứ, cách tiếp cận đó không giúp ích gì cho việc tránh căng thẳng trên biển, và hiện giờ cũng không có vẻ gì là nó sẽ mang lại hiệu quả trong việc gỡ nút thắt giữa Trung Quốc vàPhilippines. Ngay cả khi căng thẳng lắng xuống – như tất cả chúng ta đều hy vọng – chắc chắn sẽ lại có một vụ việc khác trên biển giữa họ với nhau. Để tránh tái diễn, cần phải làm một điều gì đó cụ thể hơn là chỉ ngồi ao ước căng thẳng sẽ dịu đi, mà lại không quyết tâm xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Chúng ta không thể chấp nhận để cho các sự cố xảy ra thường xuyên trên Biển Đông, như là một điều đương nhiên.
Người ta tự hỏi rằng nếu tình thế đi đến lúc bắt buộc phải hành động, thì liệu các bên tranh chấp có nổ súng vào nhau không? Không thể loại trừ khả năng này, nếu căn cứ vào những luận điệu mà cả hai bên sử dụng ngay sau khi vụScarboroughxảy ra. Bắc Kinh lên án cách cư xử của Manila là “không khoan nhượng” và “trắng trợn thách thức toàn vẹn chủ quyền của Trung Quốc”, còn Manila nhấn mạnh rằng họ đã “sẵn sàng bảo vệ chủ quyền” nếu họ bị “thách thức”.
Dường như cả hai bên đều không mấy nỗ lực dịu giọng đi và tăng cường ngoại giao lên. Các tuyên bố của họ cho thấy đôi bên đều sẵn sàng nhe nanh để bảo vệ lợi ích của mình, bất chấp mọi sự vận động ngoại giao nhằm giảm bớt căng thẳng.
Nếu căng thẳng leo thang thì sẽ lôi kéo thêm Mỹ tham gia. Mỹ đã có sự hậu thuẫn choPhilippinestrong tranh chấp củaPhilippinesvới Trung Quốc. Mặc dù Washington từng tuyên bố rằng họ không đứng về bất kỳ bên nào trong số các quốc gia có yêu sách chủ quyền, và phủ nhận việc họ có mặt ở khu vực để “kiềm chế” Trung Quốc, nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng, chính sách “làm cột trụ cho châu Á” của Mỹ là được hoạch định nhằm kiểm soát ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên cái sân khấu thiết yếu này.
Thật dễ hiểu sự bất bình của Trung Quốc trước các hành động ngoại giao và quân sự của Mỹ ở khu vực, cái mà Bắc Kinh cho là đang nhằm vào Trung Quốc. Sự ủng hộ mà Washington dành cho Phlippines, tuyên bố của Washington rằng họ có “lợi ích quốc gia” ở Biển Đông, việc Washington đặt hải quân ở bắc Australia, và tiến hành tập trận hải quân với Philippines và Việt Nam tại các vùng biển tranh chấp, đã làm Trung Quốc tức giận, bác bỏ “sự can thiệp” của các lực lượng bên ngoài vào tranh chấp Biển Đông. Rất cần phải hiểu sự nhiệt tình củaManilakhi đứng lên đương đầu với Trung Quốc trong bối cảnh có các diễn biến trên đây. Không nghi ngờ gì nữa, Philippines bạo gan như vậy là nhờ có sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực, và nhờ sự ủng hộ mà Hoa Kỳ dành cho Manila trong tranh chấp với Trung Quốc. Washington có giúp Manila kịp thời, khi xảy ra xung đột, hay không, là chuyện hoàn toàn khác, tuy nhiên sự ủng hộ công khai của Mỹ đối với Philippines đã tạo thêm một chiều kích mới đáng lo ngại trong câu chuyện Biển Đông.
Chắc chắn là, không ai ởPhilippinesvà cả Trung Quốc ủng hộ lập trường diều hâu. Tuy nhiên, nếu mâu thuẫn giữa đôi bên diễn biến xấu đi, những tình cảm dân tộc chủ nghĩa của cả hai phía có thể đạt tới đỉnh điểm. Đã có những cuộc biểu tình phản đối ởPhilippines, lên án hành động của Trung Quốc. Bị kích động bởi những cuộc biểu tình ầm ĩ và bởi các cử tri giận dữ, Bắc Kinh vàManilacó thể sẽ hành động theo một cách khiến cho tranh chấp phát triển theo đường xoáy trôn ốc, trở thành xung đột quân sự.
Đó là logic của những hậu quả không mong muốn. Với logic này, những tình cảm dân tộc chủ nghĩa tương tự có thể cũng sẽ bùng lên ở các nước có yêu sách chủ quyền khác, khi họ rơi vào tình cảnh tương tự. Tình hình một khi đã căng thẳng thì có thể còn gây mất bình tĩnh thêm nếu các bên tranh chấp đều có thái độ ngày một thù địch hơn với nhau.
Tất nhiên đây không phải điều đáng mong muốn một chút nào. Mặc dù nói năng cứng rắn thì có thể làm hài lòng các cử tri trong nước, nhưng sẽ không có ích gì trong việc tìm một giải pháp ngoại giao cho tranh chấp trên biển.
Một bước tiến gần hơn
Người ta có thể tự hỏi các thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ đoàn kết với nhau tới mức nào khi họp gặp Trung Quốc ở Phnom Penh vào cuối năm nay để xúc tiến một chương trình nghị sự nhằm xây dựng bộ quy tắc có tính ràng buộc về pháp lý, điều chỉnh cách ứng xử của họ trên Biển Đông. Với những khó khăn mà họ phải đối mặt khi đưa ra “quan điểm của ASEAN”, với việc không phải tất cả các nước thành viên ASEAN đều có yêu sách chủ quyền trên biển, và một số nước còn được xem là đồng minh thân cận của Trung Quốc, thì triển vọng chốt hạ được một Bộ Quy tắc Ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc trong tương lai gần khá là mờ mịt.
Do vậy, Trung Quốc chưa tỏ dấu hiệu nào cho thấy họ muốn thay đổi lập trường về việc giải quyết tranh chấp trên biển thành đàm phán đa phương. Vì thế, người ta không nên đặt quá nhiều hy vọng vào thỏa thuận năm 2001 ở Bali giữa ASEAN và Trung Quốc về việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (COP) – một văn bản được ký năm 2002 để giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình. Trong khi thỏa thuận hướng tới thực thi COP là một diễn biến tích cực, thì lại phải nhấn mạnh rằng COP đã không ngăn chặn nổi những vụ việc xảy ra trên biển giữa các bên tranh chấp.
Tiếp sau sự cố mới đây nhất vớiPhilippines, thật khó mà tưởng tượng Trung Quốc lại muốn bị cột chân bởi một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc, sẽ hạn chế những lựa chọn chiến lược của họ. Hãy xem ViệtNamcó lập trường cũng mạnh mẽ không kém trước Trung Quốc trong các tranh chấp trên biển, thì rồi người ta sẽ còn phải ngập ngừng hơn khi đánh cược rằng Trung Quốc sẽ đồng ý tham gia cùng ASEAN vào vấn đề này sớm.
Người ta hy vọng lý trí sẽ lan rộng ở bãi cạnScarboroughvà những khu vực tranh chấp khác trên Biển Đông, vì hòa bình, thịnh vượng và ổn định trong khu vực. Biển Đông là nơi tiềm ẩn quá nhiều lợi ích kinh tế và tầm quan trọng chiến lược đối với các nước ven biển cũng như với cộng đồng quốc tế, và bắt buộc các bên liên quan phải đảm bảo rằng Biển Đông sẽ tồn tại hòa bình, tự do đi lại, đối với tất cả các nước. Tuy nhiên, khi đánh giá các dữ kiện dựa trên những diễn biến gần đây và trong quá khứ, người ta không thể không cảm thấy lo sợ rằng xung đột dữ dội đã ở gần lắm rồi, chỉ còn cách nơi đây một ngòi nổ.
Mặc dù có những căng thẳng như hiện nay, nhưng tranh chấp hàng hải gần đây nhất không phải điều gì mới lạ. Nếu, và khi nào căng thẳng dịu đi, nhiều người lại lạc quan rằng các bên liên quan sẽ tránh xa vụ Scarborough, với nhận thức mới, rằng bất cứ phát đạn nào được bắn ra cũng sẽ chỉ phá vỡ nền hòa bình mà họ và những người khác cần và tôn trọng. Điều này sẽ khuyến khích các nỗ lực hành động để đạt tới một nền hòa bình lâu dài trên Biển Đông.
Nazery Khalid là nghiên cứu viên ở một viện nghiên cứu chính sách đặt tạiMalaysia. Bài viết này là bản đã biên tập từ một bài tóm lược chính sách viết cho Viện Chính sách An ninh và Phát triển, Thụy Điển. Quan điểm thể hiện trong bài tóm lược chính sách này là quan điểm của cá nhân tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Viện Chính sách An ninh và Phát triển cũng như của những nhà tài trợ cho viện.
Nguồn: Asia
Times
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét