Pages

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

'Báo cáo Thủ tướng chênh lệch 1 tỷ USD'




PetroVietnam dẫn đầu doanh nghiệp nhà nước về nợ (72300 tỷ VND, hay 3.45 tỷ đôla).
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam - PVN) phản bác thông tin nói họ quên nộp ngân sách trên 21.000 tỷ đồng và nói đã báo cáo Thủ tướng Dũng và đang chờ ý kiến chỉ đạo.
Phản hồi của PVN được đưa ra sau bài báo của tờ Tuổi trẻ ngày Bấm15/06 nói rằng so với tổng lãi dầu khí nước chủ nhà được hưởng trong ba năm 2009-2011 trừ đi số tiền Quốc hội đồng ý cho đầu tư trở lại PVN, số tiền PVN thực nộp vẫn thiếu tới trên 19.300 tỉ đồng - tương đương gần 1 tỉ USD”.

Báo Tiền Phong dẫn lời giới lãnh đạo PVN mô tả điều họ gọi là “Thông tin trên báo chí về việc tập đoàn quên nộp số tiền trên chưa hẳn chính xác”.
Bài báo thứ hai của tờ Tuổi Trẻ vào ngày Bấm16/06 cho biết “tổng số tiền đến nay mà Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp này phải nộp lên đến 21.678 tỉ đồng và Bộ này yêu cầu PVN phải nộp vào ngân sách nhà nước trước ngày 24-6”.

“Tập đoàn đã có văn bản báo cáo gửi Ban Tuyên giáo Trung Ương về vụ việc”.
Phó Tổng giám đốc PVN, ông Lê Minh Hồng được báo Tiền Phong dẫn lời nói “tập đoàn đã thực hiện nộp ngân sách nhà nước và giữ lại theo đúng quy định. Hàng năm số liệu về nộp và để lại tiền lãi dầu khí đã được các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xác nhận.”
“Tiền lãi dầu khí thu được từ liên doanh dầu khí Vietsopetro và các hợp đồng chia sản phẩm được nộp vào ngân sách nhà nước 50%, còn lại 50% được nộp về Công ty Mẹ -Tập đoàn để đầu tư vào các dự án trọng điểm về dầu khí (theo Điều 18, Nghị định 142)”, ông Hồng nói.
Tuổi Trẻ trong khi đó dẫn lời kinh tế gia Lê Đăng Doanh tỏ ra “băn khoăn” vì số tiền PVN giữ lại chưa nộp là không nhỏ, hiện được sử dụng vào mục đích gì và ai sẽ giám sát?
Truyền thông trong nước đưa tin đại diện PVN nói tập đoàn đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về khoản chênh lệch này.
‘Phát sinh thực tế’

Ông Đinh La Thăng lãnh đạo PetroVietnam trong 5 năm (2006-2011).
Đại diện PVN giải thích phát sinh số tiền “chênh lệch” này là do giá dầu kế hoạch (64USD/thùng) và giá dầu thực tế (cao nhất trên 140USD/thùng).
"Điều này, cùng với điều được gọi là "biến động tỷ giá" khiến có chênh lệch giữa tiền lãi thực thu được để lại cho PVN sử dụng và dự toán ngân sách nhà nước giao cho PVN”.
Điều 18 BấmNghị định 142/2007/NĐ-CP của Chính phủ nói rằng PVN phải nộp trực tiếp vào ngân sách khi phát sinh thực tế 50% tiền lãi.
Như vậy là hiện tồn tại sự khác biệt về quan điểm diễn giải nghị định này giữa PVN và ít nhất là báo Tuổi Trẻ.
Báo này cũng bình luận rằng “Việc PVN hiện chưa nộp cho thấy doanh nghiệp này đang cố ý làm sai quy định nghị quyết Quốc hội và Luật ngân sách dù đã nhận được văn bản yêu cầu của Bộ Tài chính”.

"Không có việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam “quên” nộp như Báo Tuổi Trẻ đã nêu. "
Báo Petrotimes
Điều 3 Nghị định 142 nói Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra việc thi hành Quy chế quản lý tài chính của PVN.
Điểm cũng cần làm rõ là tại sao Bộ Tài Chính phải gửi văn bản yêu cầu PVN rà soát số tiền lãi nếu, theo khẳng định của lãnh đạo PVN, không có sự khác biệt nào trong nhận thức giữa tập đoàn này và Bộ Tài Chính.
Ngoài nghị định này Bộ Tài chính cũng ra một thông tư hướng dẫn vệc xây dựng kế hoạch thu, chi và sử dụng một phần ngoại tệ phải nộp Ngân sách nhà nước của PVN.
BấmThông tư 115/2011/TT-BTC "nói Bộ Tài chính quyết định cụ thể mức ngoại tệ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được sử dụng hàng năm từ nguồn thu ngoại tệ nộp Ngân sách nhà nước sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước".
Báo BấmPetrotimes nói Tập đoàn Dầu khí này luôn là đơn vị nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và ở nhóm dẫn đầu khối các doanh nghiệp với tỷ trọng nộp từ 25% – 30% tổng thu ngân sách hàng năm.
Tuy nhiên theo Đề án Tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước, tính đến tháng Chín 2011, PVN dẫn đầu doanh nghiệp nhà nước về thực trạngBấmvay nợ (72.300 tỷ đồng, 3.45 tỷ đôla).

Không có nhận xét nào: