Gia Minh, biên tập viên RFA
Biểu tình chống Trung Quốc có hành động ngang ngược vi phạm chủ quyền của Việt Nam, cũng như ủng hộ Luật Biển mà Quốc hội thông qua diễn ra tại Hà Nội và Sài Gòn hôm ngày 1 tháng 7.
Tuy nhiên không phải họat động tuần hành đuợc tiến hành một cách dễ dàng; mà cơ quan chức năng cũng đã ngăn cản và sách nhiễu một số nguời khi họ chuẩn bị tham gia biểu tình, ngay khi xảy ra họat động đó, cũng như lúc biểu tình đã kết thúc. Tình hình này đặc biệt rõ rệt ở Sài Gòn.
Ngăn chặn
Cảnh sát khu vực, an ninh tại hai nơi Hà Nội và Sài Gòn trong những ngày trước khi diễn ra họat động biểu tình theo như kêu gọi xúât hiện trên mạng đã đến tại gia đình của nhiều biểu tình viên của năm ngóai để nhắc nhở, cảnh báo họ không nên tham gia biểu tình vào ngày 1 tháng 7.
Cô Nguyễn Hòang Vi cho biết việc gia đình bị theo dõi và cô phải rời nhà vài hôm trước để ngày 1 có thể
cùng biểu tình với người khác tại trung tâm Sài Gòn:
Em về nhà mẹ báo mới biết có khỏang chục người canh từ hôm qua đến hôm nay, cả đêm cũng canh. Nhưng em đã ra khỏi nhà từ hôm thứ sáu rồi. Em ở chung với chị Hằng và anh Chí Đức. Hai người đi trước bị bắt nhưng em đi sau nên không bị bắt.
Cô Nguyễn Hòang Vi
"Em về nhà mẹ báo mới biết có khỏang chục người canh từ hôm qua đến hôm nay, cả đêm cũng canh. Nhưng em đã ra khỏi nhà từ hôm thứ sáu rồi. Em ở chung với chị Hằng và anh Chí Đức. Hai người đi trước bị bắt nhưng em đi sau nên không bị bắt."
Anh Nguyễn Chí Đức, một biểu tình viên và bản thân là một Đảng Viên Đảng CSVN, trong một lần biểu tình hồi năm ngóai đã bị bắt đưa lên xe búyt và một sĩ quan công an đạp vào mặt, trong dịp này cũng bị cảnh sát khu vực đến gia đình làm việc như anh cho biết:
"Họ dùng công an thành phố Hà Nội, nhưng ở cùng xóm nên biết nhau. Họ mời sáng ‘hôm ấy’ đi uống cà phê nhưng em xác nhận với họ sáng ‘hôm ấy’ không ra Bờ Hồ, và thề danh dự luôn; vì sự thực em không ở Hà Nội mà ở Sài Gòn."
Sách nhỉễu
Dù thực hiện được ý muốn là vào Sài Gòn để rồi cùng một số đồng bào khác ở miền Nam đi tuần hành biểu tình, nhưng rồi anh Nguyễn Chí Đức cuối cùng bị công an ngăn trở họat động của bản thân qua việc bị bắt đi làm việc khi đang đi cùng một biểu tình viên có tiếng khác là bà Bùi thị Minh Hằng.
Anh kể lại ngày làm việc 1 tháng 7 với cơ quan chức năng tại Sài Gòn:
5 giờ sáng hai chị em đi ra ga thì có một nhóm người mặc thường phục khống chế bắt taxi đưa vào một đồn công an. Sau đó họ bắt đưa chị Hằng về lại Vũng Tàu, em cũng muốn đi theo nhưng người ta không cho.Anh Nguyễn Chí Đức
"Vào đấy lẽ ra em đi một mình nhưng có chị Bùi Hằng ra đón, và sau đó về ở nhà trọ. Sáng hôm sau 5 giờ sáng hai chị em đi ra ga thì có một nhóm người mặc thường phục khống chế bắt taxi đưa vào một đồn công an.
Sau đó họ bắt đưa chị Hằng về lại Vũng Tàu, em cũng muốn đi theo nhưng người ta không cho. Ở lại thì em về nhà trọ để lấy đồ. Công an nói muốn lấy đồ phải lập biên bản tại phòng trọ. Nhưng em không muốn vì một mình ‘đơn thương, độc mã’, trong khi họ đông người; nên phải tránh trường hợp họ dựng ‘bằng chứng’ giả đối với mình.
Em bảo họ phải lên công an phường để làm việc cho đàng hòang. Họ đồng ý đi lên phường. Ở phường họ làm việc chủ yếu về mối quan hệ của em với chị Bùi Hằng.
Lúc đầu họ chưa biết em là ai, nhưng làm việc rõ ràng nên em đưa chứng minh thư ra, và họ biết là Nguyễn Chí Đức. Đối với họ, họ thấy nguy hiểm quá nên tiếp tục câu lưu chứ không cho ra về ngay.
Lúc đầu họ nghĩ xong việc thì cho ra, nhưng không ngờ. Vì cũng có một số anh em khác ở Hà Nội cũng muốn vào chi viện; họ giữ chân đến 3 giờ. Nói chung cũng vui vẻ thôi, chẳng có nạt nộ đàn áp. Nạt nộ đàn áp với em không được vì em rất rắn.
Đến lúc 3 giờ họ yêu cầu em về Hà Nội luôn, nhưng em nói đi đâu là quyền của tôi; còn nếu các anh thấy tôi làm việc gì phi pháp thì có lệnh bắt khẩn cấp. Đó là một, còn nếu muốn tôi hợp tác làm chuyện gì A,B,C… thì phải có giấy triệu tập; còn không phải thả tôi ra.
Họ vận động em phải về Hà Nội ngay, thậm chí họ còn bảo sẽ mua vé tàu cho em về, nhưng em không đồng ý nói đi đâu là quyền của tôi. Sau khi động viên, rồi ‘xa luân chiến’, một người đưa em ra một chỗ nào đó và em ‘tùy nghi di tản’."
Ông Hùynh Công Thuận, một blogger bị an ninh theo dõi chặt nhưng cũng ra đuợc đến gần đòan người biểu tình, nhưng rồi ông đã bị lực lượng chức năng cố thu điện thọai và đưa ông đi làm việc như lời ông kể sau khi làm việc ra:
"Họ bắt tôi đưa vào Phường Bến Thành, mới vừa ra hồi 5 giờ. Tôi đưa xếp tôi đi bằng xe hơi vòng vòng, và khi đến khách sạn New World tôi đậu ở đó, quay kiếng xuống. Có mấy thằng thanh niên nhào vào giựt điện thọai của tôi. Tôi la làng lên.
Lúc đó có công an sắc phục và công an giao thông đến yêu cầu tôi đưa giấy tờ và mời tôi về phường. Vô trong đó chỉ ngồi không chứ không làm gì hết. Hôm nay biểu tình nhiều quá và họ thấy tôi ở ngòai quận nhất nên họ không đồng ý chứ không có gì hết trơn".
Một người xưng tên là Anh Hai Sài Gòn, chứng kiến việc một số nguời bị công an bắt đưa lên xe ngay khi đòan tuần hành xuất phát, cũng như việc ông bị những người mặc thường phục lên tiếng cấm ông chụp hình, quay phim cảnh bắt bớ và biểu tình:
"Khỏang 8:30’ có một chiếc xe 15 chỗ, mang biển số 53LD-0310 chạy tới đậu. Có lực lượng mặc áo vàng, có lực lượng mặc áo xanh, an ninh… tất cả rất đông từ từ tiến lại và vào bắt một ông sư râu dài bạc, và chừng 5-6 thanh niên nữa tống lên xe.
Tôi đứng cách mấy chục mét và đứng trên bậc cao bao cây xanh.
Đứng đó tôi lấy máy bấm sẵn ra định chụp thì có hai ‘thằng’ mặc đồ giống đám bụi đời hỏi tôi ở bên lực lượng nào, tôi nói không lực lượng nào hết và họ nói ‘anh không được chụp hình’."
Riêng cô Nguyễn Hòang Vi thì tham gia đuợc cuộc tuần hành tại trung tâm Sài Gòn cho đến khi giải tán; thế nhưng khi lên xe cùng một số bạn bè ra về thì bị công an giao thông chặn xe hai lần và bị đưa về đồn công an làm việc.
Vào lúc 7 giờ khi vừa về đến nhà chừng 10 phút, chúng tôi liên lạc đuợc với cô và cô cho biết:
"Lúc vào họ trấn áp tụi em bằng vũ lực, họ bẻ tay em giựt điện thọai vì có nước ngòai gọi về. Em giật lại và họ xô đẩy hết vào phòng bên trong.
Với hành xử lấy điện thọai của em, khi yêu cầu làm việc em nói phải trả điện thọai và giải thích vì sao đưa tụi em vào phường, chứ không có chuyện em phải trả lời câu hỏi của họ. Lý do em đang đi đường thì bị họ cưỡng chế vào phường, em không có gì phải làm việc với họ cả."
Lúc vào họ trấn áp tụi em bằng vũ lực, họ bẻ tay em giựt điện thọai vì có nước ngòai gọi về.Cô Nguyễn Hòang Vi
Ngay sau khi có tin một số người tham gia biểu tình bị công an, an ninh bắt và mời đi làm việc, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, lên tiếng về tình hình đó. Ông Phill Robertson, phó giám đốc phụ trách Châu Á của HRW phát biểu:
"Hành động của công an, cảnh sát chống lại người biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn hôm 1 tháng 7 một lần nữa cho thấy chính quyền Việt Nam có những phản ứng theo kiểu phản ứng phản xạ có điều kiện là sách nhiễu và ngăn cản bất cứ hình thức phản đối ôn hòa nào, bất kể vì lý do và vấn đề gì.
Thật khôi hài đáng buồn là những người dân ủng hộ chính phủ về chính sách đối với Trung Quốc cũng phải đối mặt với vô số áp lực của công an…"
Bản thân cô Nguyễn Hòang Vi cũng như người xưng danh Hai Sài gòn, và Đảng viên Nguyễn Chí Đức đều tỏ ra rất bức xúc về việc các quyền tự do căn bản của họ như đi lại, hội họp bị các lực lượng công an, cảnh sát, dân quân… vi phạm một cách trắng trợn.
Họ cho biết trong khi làm việc với những cán bộ công an họ đều yêu cầu phải tôn trọng những quyền đó, và họ còn nói sẽ có đơn tố cáo vì đã bắt giữ người một cách vô cớ, không hề có một lý do gì chính đáng cả.
Họ cho biết trong khi làm việc với những cán bộ công an họ đều yêu cầu phải tôn trọng những quyền đó, và họ còn nói sẽ có đơn tố cáo vì đã bắt giữ người một cách vô cớ, không hề có một lý do gì chính đáng cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét