Ảo tưởng của nhà cầm quyền Hà Nội là xây dựng một Khối ASEAN vững mạnh và thống nhất để Hà Nội lấy đó làm “trục xoay” cho ba nước Mỹ Nga và Tàu. Giữa tháng 7-2012 cũng chỉ vì xung đột quyền lợi Hội Nghị của Khối ASEAN kết thúc bằng những lời công kích lẫn nhau. Từ đó cho thấy các quốc gia Đông Nam Á còn quá nhiều khác biệt để có thể dung hòa các tranh chấp và có thể thấy Hà Nội không mấy ảnh hưởng đến chiến lược của Hoa Kỳ.
Tuần lễ sau đó, trong chuyến Trương Tấn Sang công du nước Nga, Bộ Quốc Phòng nước này công khai tuyên bố họ không có nhu cầu và cũng không có kinh phí để sử dụng căn cứ Cam Ranh. Nước Nga ưu tiên bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ và biên giới của chính mình, họ không muốn trực tiếp dính líu đến các tranh chấp ở biển Đông.
Còn Trung cộng thì tham vọng xâm chiếm biển Đông càng ngày càng rõ hơn. Riêng tháng 7-2012, họ cho đấu thầu các khu vực khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Rồi chính thức thành lập thành phố “Tam Sa”, ra mắt lực lượng đồn trú trên Biển Đông, gia tăng bắt bớ ngư dân Việt, đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam, cho máy bay, tàu chiến, tàu đánh cá họat động ngay trong lãnh hải Việt Nam. Mới đây họ cho mở một cuộc tấn công biển người với hằng chục ngàn tàu đánh cá ào ạt xâm chiếm biển Đông.
Trước tình trạng gây chiến kể trên, nhà cầm quyền Hà Nội chỉ còn hai cách để giải quyết. Hoặc tiếp tục làm tay sai cho giặc. Hoặc quay về với dân tộc, tôn trọng tự do dân chủ, hội nhập vào thế giới tự do và trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ.
Một nước nhỏ như Việt Nam ở cạnh một nước lớn lại luôn mang tham vọng bành trướng như Tàu thế mà nhà cầm quyền Hà Nội lại muốn làm trục quay cho các cường quốc thì “trí tuệ” của họ quả thật thiếu bình thường. Nhật Bản một cường quốc Á châu cũng xây dựng quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ. Đại Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân, Nam Dương, Tân Gia Ba, Ấn Độ, Thái Lan, Tân Tây Lan, Úc đại Lợi… đều tìm thế đồng minh quân sự với Hoa Kỳ.
Các quốc gia nói trên làm vậy vì chính phủ các quốc gia này đặt quyền lợi đất nước quyền lợi dân tộc họ là tối thượng. Trong khi ấy giới chức cộng sản Việt Nam chỉ lo vinh thân, phì gia và làm đẹp bộ mã của đảng cộng sản một đảng đang bị nhân lọai đào thải.
Gần đây khi Hoa Kỳ thay đổi chiến lược hướng về biển Đông bao vây Trung cộng thì một thành phần trong giới cầm quyền cộng sản công khai bộc lộ khuynh hướng bám theo người Mỹ. Những người này cố tình không hiểu chiến lựơc và chiến thuật Hoa Kỳ luôn thay đổi theo nguyện vọng và lợi ích của Nhân dân Hoa Kỳ. Khi Việt Nam chưa trở thành một đồng minh chiến lược và có uy tín với Hoa Kỳ thì mọi nỗ lực cũng chỉ giải quyết những việc trước mắt thay vì có tầm nhìn chiến lược lâu dài.
Bài viết này xin chia sẻ với bạn đọc về sức mạnh và nguồn gốc sức mạnh của Hoa Kỳ để chúng ta có thể hiểu và tôn trọng một cường quốc chưa bao giờ có ý định xâm lấn nước ta. Biết người biết ta để xây dựng thiện chí nhằm giao hảo có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam.
Cường Quốc Quân Sự
Hoa Kỳ là cường quốc quân sự số một trên thế giới. Thực lực của quân đội Hoa Kỳ tương đương với tổng lực của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chiến lược quân sự của Hoa Kỳ là tự do hàng hải, vì thế nước này đã xây dựng một lực lượng hải quân có khả năng họat động bao trùm khắp các đại dương.
Hoa Kỳ ký nhiều hiệp ước đồng minh quân sự với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hoa Kỳ không chiến đấu vì lợi ích riêng của Hoa Kỳ mà luôn chiến đấu vì lợi ích chung của nhiều quốc gia. Vì vậy khi Hoa Kỳ tham chiến họ luôn được nhiều quốc gia góp sức. Khi đánh giá về tiềm lực quân sự của Hoa Kỳ cũng cần đánh giá sự đóng góp của các quốc gia đồng minh với nước này.
Hoa Kỳ sử dụng ngoại giao và quân sự là để bảo vệ quyền lợi thiết thực của Hoa Kỳ. Vì thế trước tình trạng xâm lấn biển Đông của Trung cộng ngày 3 tháng 8 vừa qua, Thượng viện Hoa Kỳ đã chính thức thông qua Nghị quyết mang số 524 về tình hình Biển Đông. Nghị quyết khẳng định, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, mong muốn hoà bình và ổn định trong khu vực biển Đông.
Tự do hàng hải không phải là lợi ích của riêng của Hoa Kỳ mà là lợi ích của chung nhân lọai. Trung cộng chưa đánh giá đúng về hành vi xâm lấn biển Đông. Hành vi này đe dọa đến tự do hàng hải và chỉ cần lý do này Hoa Kỳ có thể chính danh khai chiến với sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong chiến tranh chính danh là yếu tố quan trọng nhất để giành ủng hộ và chiến thắng.
Để quyết định chiến tranh Hoa kỳ luôn đánh giá rủi ro và tai hại trước khi nghĩ đến lợi ích ngắn hạn và lâu dài. Chiến tranh thường là biện pháp cuối cùng và cũng là phương cách tiến hành giải thể những chế độ chống lại tự do. Bằng những đánh giá thực tế, Hoa Kỳ không quyết giành chiến thắng bằng mọi giá như Khối cộng sản đã làm trong Chiến tranh Việt Nam.
Rút bài học từ chiến tranh Việt Nam, sau này Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh bằng cách sửa sọan dư luận, xây dựng đồng minh, đánh tập trung, đánh đúng lúc, đánh nhanh, đánh mạnh, đánh bình định và rút quân đúng lúc.
Chiến lược “Không-Hải Chiến”
Ngày 1 tháng 8 vừa qua tờ Washington Post tiết lộ Chiến Lược “Không Hải Chiến” (“Air-Sea Battle”) được đề xuất bởi chiến lược gia quân sự Hoa Kỳ Andrew Marshall. Bài báo nêu rõ mục tiêu của chiến lược là để đánh đổ tham vọng bành trướng của Trung Hoa cộng sản và đã được đệ trình Ngũ Giác Đài 20 năm về trước.
Theo chiến lược này mở đầu trận đánh các phi cơ và tiềm thủy đỉnh tàng hình của Hoa Kỳ sẽ đánh sập hệ thống radar và phi đạn nằm sâu trong lãnh thổ Trung Hoa Lục Địa. Tiếp theo không quân và hải quân mới tấn công và cuối cùng mới tới bộ binh để bình định.
Để bảo đảm chiến lược thành công, Hoa Kỳ cần xây dựng nhiều phi trường, phi đạo và hầm trú ẩn cho máy bay trên các đảo ngoài khơi Thái Bình Dương. Ngày 31 tháng 7 vừa qua, Hoa Kỳ loan báo đang nghiên cứu để đặt một phi đội thường trực gồm 12 máy bay ném bom B-52 ở Guam.
Ngày 24 tháng 7, Thượng viện Phi Luật Tân đã phê chuẩn một hiệp định cho phép phía Úc Đại Lợi quy chế quân đội khách mời để giúp Phi Luật Tân củng cố năng lực quốc phòng trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Nước này cũng đã ký một Hiệp định tương tự với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ vừa bán các phi cơ hiện đại nhất cho Đài Loan, Nam Hàn và Nhật để họ tự phòng thủ và chiến đấu. Hoa Kỳ cho thăm dò việc sử dụng căn cứ Cam Ranh Việt Nam và Utapao Thái Lan.
Một số chiến thuật đánh Không Hải chiến đã được thử nghiệm trên chiến trường Trung Đông và Bắc Phi. Các cuộc chiến tại nơi đây cho thấy Hạm Đội Hoa Kỳ có khả năng phong tỏa bất cứ nơi trên lãnh thổ Trung Hoa kể cả thủ đô Bắc Kinh.
Việc tiết lộ chiến lược Không Hải Chiến cho thấy Hoa Kỳ đang sửa sọan dư lụân để đánh Trung cộng và đang tập trung quân lực chung quanh Biển Đông để tấn công 4 quốc gia còn đang bị cộng sản chiếm đóng.
Cường Quốc Kinh Tế
Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế số một và có tiềm lực kinh tế lớn nhất thế giới. Tổng thu nhập quốc dân của Hoa Kỳ tùy cách tính lớn gấp đôi hay gấp ba lần Trung cộng. Thu nhập được phân phối khá đồng đều nhờ thế xã hội luôn ổn định. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn còn dồi dào và không bị lạm dụng khai thác. Kỹ nghệ Hoa Kỳ được phát triển đa dạng, đa năng và nếu cần thiết Hoa Kỳ có khả năng tự lực để phục vụ chiến tranh.
Theo quy luật tự do kinh doanh, Hoa Kỳ luôn phải trải qua những thời kỳ thịnh rồi suy. Kinh tế suy thóai là dấu hiệu để mỗi công dân, mỗi doanh nghiệp và chính phủ nhận ra những sai sót điều chỉnh và hướng đến một thời kỳ thịnh vượng khác. Đây chính là sức mạnh kinh tế Hoa Kỳ. Ngược lại các nước lớn không theo quy luật tự do, chính phủ can thiệp quá đáng vào thị trường đều dẫn đến sụp đổ, Liên Xô trong thế kỷ trước và Trung cộng hiện đang lâm vào tình trạng này.
Để cổ vũ kinh tế tự do Hoa Kỳ đã ký kết nhiều hiệp định song phương hay đa phương về tự do kinh doanh và họ đều tôn trọng các hiệp định này. Nhà cầm quyền Bắc Kinh ngược lại tìm mọi cách mạnh mẽ can thiệp vào thị trường quốc nội và quốc tế gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc tế trong đó có cả Hoa Kỳ.
Về kinh tế Hoa Kỳ đã chính thức khai chiến với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Cuộc chiến kinh tế đang đến hồi khốc liệt và ngày một bộc lộ những yếu kém của cơ cấu kinh tế, chính trị, xã hội Trung Hoa. Cuộc chiến này là dấu hiệu Hoa kỳ đang công tâm và công lương trước khi chuyển sang thế công đồn, tấn công giải phóng Trung Hoa, theo đúng Binh pháp Tôn Tử để lại.
Cường Quốc Số Một
Hoa Kỳ cũng xứng đáng tự hào là quốc gia có nền khoa học kỹ thuật tân tiến nhất thế giới, một nền giáo dục hiện đại, một kỹ nghệ điện ảnh không quốc gia nào bắt kịp, khai sinh một không gian mạng tòan cầu gắn bó con người và thế giới chung quanh. Nói tóm lại ảnh hưởng của Hoa Kỳ đang càng ngày càng lan rộng. Mọi người, mọi quốc gia trên thế giới luôn hưởng lợi ích từ các đóng góp và luôn hướng về Hoa Kỳ như một biểu mẫu để vươn lên theo kịp. Xây dựng quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ là con đường đúng đắn đưa đất nước đi lên.
Sức Mạnh của hai chữ Tự Do
Sức mạnh của Hoa Kỳ thì dễ thấy nhưng điều gì đã tạo ra sức mạnh cho đất nước Hoa Kỳ? Con người tự do đã tạo ra sức mạnh này.
Từ những người di dân đầu tiên cho đến những người vừa đặt chân lên Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đều có chung một lý do: Hoa Kỳ là đất nước của tự do. Trong số những người mới định cư tại Hoa Kỳ có hằng triệu người Việt Nam vượt sóng đại dương hay băng rừng vượt suối chấp nhận mọi rủi ro, nguy hiểm, chấp nhận chết để đổi lấy hai chữ tự do.
Đến được Hoa Kỳ họ được tự do hội nhập và hưởng thụ những giá trị tinh thần và vật chất đã được tích lũy từ những thế hệ di dân đến trước. Họ được tự do hấp thu tư tưởng mới, được tìm hiểu những giá trị tinh thần và và ý thức hệ mới, được khuyến khích thụ hưởng nền giáo dục, được cổ vũ tham gia vào chính trị và quản trị xã hội, …
Tại Hoa Kỳ mọi người đều được xã hội khuyến khích thu nhận, truyền đạt, trao đổi những suy nghĩ, tư tưởng một cách tự do. Mỗi cá nhân trở nên tích cực trên mọi lãnh vực để tìm ra sự thực hay phát hiện những điều mới mẻ. Kiến thức của họ truyền đạt, chuyển hóa, tích lũy và biến thành kiến thức của Hoa Kỳ nói riêng và của nhân lọai nói chung. Rõ ràng sức mạnh của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ xuất phát từ trí tuệ công dân và được vun bồi trong một môi trường chính trị tự do.
Nói tóm lại chính nền văn hóa yêu chuộng tự do của người Mỹ đã đưa Hoa Kỳ lên hàng cường quốc số một và vai trò này sẽ còn tiếp tục tồn tại. Nói rõ hơn sức mạnh của Hoa Kỳ xuất phát từ hai chữ Tự Do. Xin xem bài “Người Trí Thức Đưa Đất Nước Đi Lên” và “Viễn Tượng Việt Nam: Tự Do, Tri Thức Và Phát Triển” người viết đã mở rộng đề tài này.
Thế Giới Tự Do
Từ phương cách suy nghĩ nêu trên, các chiến lược gia Hoa Kỳ bằng mọi cách luôn khuyến khích, cổ vũ, thiết lập và xây dựng một Thế Giới Tự Do. Thêm một quốc gia tự do là bớt đi những rủi ro do nghèo đói, chiến tranh, bạo lọan, khủng bố, … Thêm một quốc gia tự do là thêm lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội … không phải chỉ riêng cho quốc gia này, mà cho cả Hoa Kỳ và Thế Giới.
Trước khi tham dự Hội Nghị ASEAN tại Pnom Penh, Ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hillary Clinton đi một vòng các quốc gia Á Châu: Mông Cổ, Nhật, Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Tại Mông Cổ bà cho biết: “Dân chủ và nhân quyền không phải chỉ là giá trị của quốc gia chúng tôi, mà còn là quyền lợi đương nhiên của mỗi người sinh ra trên thế giới này”. Bà giải thích chiến lựơc cốt lõi của Hoa Kỳ là hỗ trợ cho dân chủ và nhân quyền. Bà cho biết đây không phải là giá trị của Hoa Kỳ mà là giá trị chung của nhân lọai.
Bà gởi một tín hiệu đến nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh và Hà Nội, rằng họ chỉ là thiểu số và chiến lược của Hoa Kỳ là bằng mọi cách giải phóng các quốc gia còn đang bị cộng sản chiếm đóng. Mang lại tự do cho thế giới là chiến lược mục tiêu thực hiện lý tưởng và lợi ích của Nhân dân Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam bà Clinton đã thu xếp để gặp giới chức cầm quyền cộng sản trong ấy có cả Nguyễn Phú Trọng. Bà kêu gọi họ hãy tôn trọng dân chủ và nhân quyền, đừng đeo đuổi các cường quốc vì họ chỉ vì quyền lợi quốc gia họ. Hãy tôn trọng dân tộc, quay về với dân tộc, sức mạnh của Việt Nam thể hiện từ sự đồng thuận dân tộc Việt Nam. Phương cách để tìm đồng thuận dân tộc chính là tôn trọng nhân quyền và thực thi dân chủ. Phương cách này là căn bản tạo nên sức mạnh của Hoa Kỳ và nhân danh chính phủ Hoa Kỳ bà sẵn sàng giúp nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền và thực thi dân chủ.
Tiếc thay lời nói của bà Clinton không lọt vào những tai những kẻ vốn bản chất độc tài. Ngày 14 tháng 7, Hà Nội huy động thiết giáp đe dọa giáo dân Giáo điểm Con Cuông. Ngày 30 tháng 7, thân mẫu của blogger Tạ Phong Tần lấy thân mình làm ngọn đuốc sống đánh tiếng cùng thế giới tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Ngày 5 tháng 8, Hà Nội lại cho an ninh bắt những người biểu tình yêu nước và tệ hại hơn đã sử dụng truyền hình truyền thanh để bịa đặt vu khống cho những người biểu tình yêu nước.
Mặc cho thế giới lên án vi phạm nhân quyền, ngày 7 tháng 8 vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội dự định mở phiên tòa xử ba thành viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do Điếu Cày Nguyễn văn Hải, Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần. Cách hành xử của giới cầm quyền cộng sản làm xa cách thêm với quần chúng Việt Nam, xa cách thêm cả với Hoa Kỳ và thế giới tự do.
Tình hình Biển Đông mỗi ngày một nóng hơn, các giải pháp ngoại giao xem ra không còn hiệu quả, giải pháp chiến tranh mỗi lúc một rõ hơn, một cuộc chiến có thể xảy ra bất cứ lúc nào, một cuộc chiến mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không còn khả năng chủ động kiểm sóat và sẽ là một cuộc chiến thuận lợi cho dân tộc Việt Nam đứng lên giành lại tự do.
Dân Chủ hay Cộng Hòa
Các chiến lược của Hoa Kỳ thường xây dựng trường kỳ và chiến thuật có thể thay đổi tùy theo theo kết quả của các cuộc bầu cử. Mang lại tự do cho các quốc gia đang bị cộng sản chiếm đóng là chiến lược. Còn phương cách hành xử với các giới chức cầm quyền cộng sản chỉ là chiến thuật.
Vì vậy vào tháng 11 sắp tới nếu đảng Dân chủ tiếp tục cầm quyền thì chiến thuật vẫn sẽ tiếp tục được khai triển. Riêng với giới chức cầm quyền Việt Nam bà Hillary Clinton sẽ tiếp tục sử dụng bàn tay sắt bọc nhung, bà cho đảng Cộng sản nhiều cơ hội để bày tỏ lập trường theo Tàu hay quay về với dân tộc và hội nhập thế giới tự do.
Còn nếu đảng Cộng Hòa thắng cử thì chiến lược của Hoa Kỳ vẫn không thay đổi. Những kinh nghiệm trước đây cho thấy phương cách hành xử của họ với bạo quyền cộng sản sẽ cứng rắn hơn.
Đồng Minh của Dân Tộc Việt Nam
Chính phủ Hoa Kỳ luôn phân biệt rõ ràng tập đòan cầm quyền cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Họ hiểu rõ Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng tự do, một dân tộc với hằng triệu người đã hy sinh để bảo vệ tự do cho nhân lọai, một dân tộc luôn đấu tranh để giành lại tự do, một dân tộc luôn xem Hoa Kỳ như một đồng minh chiến lược.
Hoa Kỳ cũng hiểu rõ cũng như các dân tộc từng bị cộng sản chiếm đóng, người Việt sẽ đứng lên giành lại tự do, xây dựng một thể chế dân chủ và Việt Nam sẽ là một đồng minh xứng đáng của Hoa Kỳ trong Thế Giới Tự Do.
Melbourne, Úc Đại Lợi
9/8/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét