Việt Hà, phóng viên RFA
Hội nghị trung ương 6 Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn tất phần làm việc quan trọng nhất của chương trình, đó là nghe báo cáo kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Trong khi người dân còn chưa rõ thông tin cụ thể về kết quả kiểm điểm trong lãnh đạo Đảng ra sao, thì cuộc chiến của Đảng và chính phủ chống lại các trang web và blog được coi là ‘ngoài luồng’ vẫn đang tiếp tục và có phần mạnh mẽ hơn. Liệu cuộc chiến chống các trang web và blog ‘ngoài luồng’ có giúp Đảng trong nỗ lực chỉnh đốn đảng và lấy lại lòng tin trong dân như mong muốn của nghị quyết trung ương 4? Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình.
Thông tin mà người dân bình thường không thể có
Những thông tin về hội nghị trung ương 6 đảng cộng sản Việt Nam với những đồn đoán về một cuộc đấu đá nội bộ trong đảng đang là một trong những thông tin được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Tuy nhiên những thông tin này lại chủ yếu được tìm thấy trên các trang mạng và blog được chính phủ coi là ngoài luồng, cần dẹp bỏ. Các trang mạng và blog này bị cho là đã bôi xấu các lãnh đạo Đảng, chính phủ, gây hoài nghi và tạo dư luận xấu trong xã hội, theo lời của một phóng sự do đài truyền hình Việt Nam thực hiện vào ngày 30 tháng 9 vừa qua.
Từ nhiều tháng nay, trên các trang web như Quan Làm Báo, Dân Làm Báo và một số trang blog khác đã xuất hiện nhiều bài viết về tình hình kinh tế, chính trị Việt Nam, trong đó có những thông tin mà nhiều người cho rằng chỉ có thể được cung cấp từ những nguồn trong chính phủ. Blogger Phương Bích từ Hà nội có nhận xét:
Thông tin tôi nghe bao giờ cũng khách quan, tôi không kết luận là đúng. Nhưng tôi chỉ nghĩ thế này, bình thường người dân người ta không biết được các thông tin như thếBlogger Phương Bích
Blogger Phương Bích:Thông tin tôi nghe bao giờ cũng khách quan, tôi không kết luận là đúng. Nhưng tôi chỉ nghĩ thế này, bình thường người dân người ta không biết được các thông tin như thế, tôi vẫn cho là, kể cả nói với công an là thực tế hai bên đánh nhau thì mới xì thông tin ra như thế. Cho nên nó phải có cơ sở, có điều nó chính xác đến đâu. Tất nhiên có cái họ đưa tin không chính xác. Nhưng cái gì cũng vậy, ban đầu thông tin là như vậy
nhưng sau diễn biến khác đi thì cho là không đúng. Tôi vẫn cho là có cơ sở mà ai cũng hiểu là từ trong nội bộ họ cung cấp ra, chứ chẳng ở đâu ra.Cuộc chiến giữa hai phe trong Đảng?
Trên các trang blog, người ta thấy có những thông tin trái ngược nhau, được cho là một cuộc chiến giữa hai phe phái trong nội bộ Đảng giống như một cuộc chiến trên mạng. Ông David Brown, người thường xuyên có các bài phân tích về tình hình chính trị Việt Nam nhận xét:
David Brown: cuộc chiến giữa các blogs, hay có thể gọi là cuộc chiến trên blog, thực ra là một màn chiếu slide cho sự kiện chính, mà đỉnh điểm là hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản.
Ngay trước khi hội nghị trung ương 6 diễn ra, trên các trang mạng đã xuất hiện những thông tin quy trách nhiệm cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những người trong chính phủ của ông về các vụ tham nhũng hàng triệu đô la, sự đổ bể của một loạt các ngân hàng và công ty nhà nước.
Thường thì có một bức tường im lặng về những chuyện nội bộ Đảng. Những người bên trong không nói về những vấn đề này cho những người bên ngoài. Tuy nhiên một số thông tin đã bị rò rỉ ra ngoài và được nói ở khắp các quán café ở Sài Gòn và Hà NộiÔng David Brown
Sau khi hội nghị trung ương 6 diễn ra được hơn 1 tuần, web ‘Quan làm Báo’, trang đăng tải nhiều thông tin quy tội cho Thủ tướng, thông báo bị hack. Bài viết được đăng tải trên trang này sau đó có giọng điệu khác hẳn với những bài viết trước đó. Thay vì tiếp tục lên án Thủ tướng, bài viết quy tội cho cựu đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, người được cho là có quan hệ mật thiết với chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thậm chí còn bị cho là đứng đằng sau Quan làm báo. Bà Đặng Thị Hoàng Yến
phủ nhận các thông tin này.
Những thông tin này ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của nhiều người, và trở thành chủ đề nói chuyện ở khắp nơi. Ông David Brown cho biết:
David Brown: thường thì có một bức tường im lặng về những chuyện nội bộ Đảng. Những người bên trong không nói về những vấn đề này cho những người bên ngoài. Tuy nhiên một số thông tin đã bị rò rỉ ra ngoài và được nói ở khắp các quán café ở Sài Gòn và Hà Nội. Sự xuất hiện của các trang blog về chính trị đã tạo ra một diễn đàn trên cả nước để trao đổi thông tin và nhận xét. Bây giờ mọi người dân đều có thể tham gia thảo luận tại các quán café mạng kiểu này.
Vào ngày 12 tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký công văn 7169 chỉ đạo Bộ Công An và Bộ Thông Tin, Truyền thông cùng với các cơ quan chức năng điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân đăng tải các thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc nhằm bôi xấu bộ máy lãnh đạo. Các trang mạng được điểm mặt bao gồm Quan Làm Báo, Dân Làm Báo và Biển Đông.
Các phe nhóm trong nội bộ đảng đã bắt đầu có những tranh chấp, bất đồng ngay trên mạng, thể hiện qua các trang như Biển Đông và Quan Làm BáoÔng David Brown
Vào ngày 30 tháng 9, truyền hình Việt Nam, VTV, có một phóng sự dài khoảng 7 phút lên án các trang web này. Theo phóng sự của VTV, thì có đến hơn 50 trang mạng loại này và xuất hiện vào lúc tình hình chung của đất nước đang gặp nhiều thử thách. Bộ trưởng Thông Tin, Truyền thông, Nguyễn Bắc Son nói với VTV rằng, đây là một mưu đồ nhằm lợi dụng công cuộc chính đốn Đảng hiện nay để gây mâu thuẫn nội bộ trong Đảng, tuyên truyền, kích động để phương hại đến lòng tin của nhân dân với Đảng.
Tuy nhiên, cho đến lúc này, giữa lúc hội nghị trung ương 6 đang diễn ra với những phiên họp kín, thì các trang web ‘lề trái’ vẫn hoạt động bình thường và tiếp tục đăng tải các bài viết về những đấu đá trong nội bộ Đảng, những thông tin mà người dân không thể tìm thấy từ các phương tiện thông tin ‘lề phải’.
Ông David Brown cho rằng, việc trấn áp các trang web và blog mà chính phủ đưa ra đã không hiệu quả như mong muốn của lãnh đạo Việt Nam.
David Brown: các giới chức đã tìm cách đàn áp các blog này nhưng không mấy thành công. Và hậu quả dĩ nhiên là, lần đầu tiên , các phe nhóm trong nội bộ đảng đã bắt đầu có những tranh chấp, bất đồng ngay trên mạng, thể hiện qua các trang như Biển Đông và Quan Làm Báo. Mặc dù phần lớn những tranh cãi trên mạng này thường có chất lượng thấp, nhưng đó cũng có thể coi là một bước tiến tới sự minh bạch hơn trong nội bộ Việt nam.
Minh bạch thông tin là điều được các lãnh đạo Đảng kêu gọi thực hiện từ lâu nay. Nếu như Đảng có thể minh bạch thông tin của chiến dịch phê và tự phê sau hội nghị trung ương 6 lần này, thì có lẽ nhu cầu thông tin từ những trang web bị coi là ‘lề trái’ này chắc cũng không còn quá cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét