Pages

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM: PHIM TÀI LIỆU TỐ CÁO CSVN ÐÀN ÁP BLOGGERS


dd51a778f82448d9d75c197bc99bfd7a.jpg
Hôm nay trong phần tin đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về Phim tài liệu tố cáo CSVN đàn áp bloggers bí mật phát hành khiến Hà Nội tức giận, mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin sau đây:
Những hình ảnh mà quý vị đang theo dõi, là một phần được trích ra trong cuốn phim tài liệu ngắn có tên là 88 – The Repression of Cyber Dissidents (Vietnamese), có tên tác giả thực hiện là nhóm dự án 88.

Những người xem qua phần phim tài liệu này đoán rằng đó là sản phẩm của một nhóm bạn trẻ, liên kết trong và ngoài nước. Công an mật vụ CSVN cũng đang ráo riết truy lùng những người thực hiện bộ phim này. Mô tả về công việc của mình, nhóm thực hiện diễn đạt rằng họ muốn thực hiện một phim ngắn tài liệu về các nhà báo và nghệ sĩ Việt Nam đang bị cầm tù bởi sự thể hiện cá nhân về quan điểm chính trị xã hội. Bản video ngắn này đúc kết một cách khá rõ ràng bộ mặt của chế độ CSVN hiện nay, ngay sau khi chế độ CSVN có́ tên trong Danh sách Nguy hiểm các quốc gia có xu hướng đi xuống trong tự do báo chí trong năm 2012 do Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) công bố trong đầu năm nay. Báo cáo của CPJ về Việt Nam liệt kê và phân tích cụ thể từng trường hợp, trong đó ba người bị cầm tù lâu nhất, từ năm 2008 là blogger Nguyễn Văn Hải, tức Ðiếu Cày, Phạm Thanh Nghiên và Nguyễn Xuân Nghĩa.
Trong danh sách cũng có nhóm công giáo của Paulus Lê Sơn, Hồ Ðức Hòa, Ðặng Xuân Diệu và Nguyễn Văn Duyệt bị bắt giữ từ tháng 08/2011. Ngoài ra còn có blogger/cựu công an Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn), Nguyễn Văn Duyệt, thầy giáo Ðinh Ðăng Ðịnh, sinh viên Nông Hùng Anh, và cựu quân nhân Lê Thanh Tùng. CPJ cũng nhắc tới việc bà Ðặng thị Kim Liêng, mẹ của blogger Tạ Phong Tần, tự thiêu. Có thể thấy nội dung của video này khá sát với công bố của CPJ, là điểm vào tử huyệt của chế độ độc tài CSVN.
Khoảng 2 năm nay, chế độ Hà Nội hết sức tức giận khi nhìn thấy rằng bất chấp các đợt đàn áp và bỏ tù vô cớ, ngày càng nhiều các blogger, nghệ sĩ, trí thức, sinh viên… với độ tuổi rất trẻ quyết định ra mặt bày tỏ chính kiến để tố cáo chế độ. Việc diễn đạt ngôn ngữ phản kháng cũng ngày càng đa dạng từ thi ca, âm nhạc, chính luận… cho đến hành động cụ thể như rải truyền đơn, sinh hoạt tập thể… sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt vào cuối năm ngoái cũng là một trường hợp điển hình.
Bản video này có thể dễ dàng tìm thấy trên internet, trang youtube với nhóm chữ “88 vietnamese”. Những người thực hiện cũng kêu gọi phổ biến rộng và chuyền tay nhau bản video này để hợp sức cho phong trào tranh đấu cho dân chủ trong nước.(SBTN)
Posted on 23 Feb 2013
print ]

Không có nhận xét nào: