Pages

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Trung Cộng, Mục Tiêu Chung



Quần đảo Sensaku/Điếu Ngư giữa sự tranh cải về chủ quyền của Nhật và Trung quốc
Quần đảo Sensaku/Điếu Ngư giữa sự tranh cải về chủ quyền của Nhật và Trung quốc
Cái gì đến phải đến. Hành động ngang ngược của TC trên lãnh vực kinh tế, chánh trị quốc tế và trong vấn đề giành biển chiếm đảo của các nước láng giềng ở Á châu Thái bình dương như để khống chế con đường hàng hải huyết mạch của thế giới từ Eo Biển Mã Lai lên Bắc Thái Bình Dương — đã đến cực điểm. Hành động gây hấn, xâm lấn  đó đã làm cho hai chánh quyền tân cử của Nhựt và Mỹ coi Trung Cộng là mục tiêu chung phải cùng phòng thủ hay phải tấn công chung.
Khác với nhiệm kỳ đầu đi TC trước, tân Thủ Tướng Nhựt Shinzo Abe nhiệm kỳ hai đắc cử vẻ vang, Ông dành chuyến công du đầu tiên đi ba nước ở Nam Thái Bình Dương, là Việt Nam, Thái Lan và Nam Dương. Ai cũng thấy ý nghĩa chuyến đi Đông Nam Á này, Thủ Tướng Shinzo Abe muốn tăng cường bang giao, giao thương và an ninh với ASEAN để đối phó với TC trên đà bành trướng của TC. TC tranh giành biển đảo của Nhựt, bài xích Nhựt. Trung Cộng trở thành mục tiêu chung mà các nước trên bờ biển Á châu Thái bình Dương, chánh yếu là Mỹ, Nhựt, Phi đang tập trung chống đối.

Cũng như Tổng Thống Mỹ Barack Obama khác với nhiệm kỳ đầu hồi năm 2009 khi nhậm chức, Ông đề cập và kêu gọi sự hợp tác mới giữa Hoa Kỳ và một nước Trung Quốc đang trỗi dậy. Trái lại trong nhiệm kỳ hai sau 4 năm kinh nghiệm trực tiếp bang giao và giao thương với TC, Ông tỏ ra cứng rắn  với TC về kinh tế, chánh trị, và gay gắt với TC về hành động TC giành biển, chiếm đảo của Nhựt. Nhựt là một đồng minh mà Hoa Kỳ do hiệp ước Mỹ phải bảo vệ quân sự cho Nhựt. Và tại Nhựt Mỹ còn gần 40 ngàn quân Hoa kỳ  đang trú đóng tại Okinawa.
Thái độ gay gắt của Hoa kỳ đối với TC được biểu lộ rõ rệt qua lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Hillary Clinton là người từng  đóng góp lớn để Hoa kỳ trở lại Á châu,  coi tự do hàng hải trong vùng Á Châu Thái Bình Dương là quyền lợi cốt lõi của Hoa kỳ;  tức là quyền lợi quốc gia của Mỹ, bất cứ ai đụng đến là Hoà kỳ sẽ bảo vệ bằng võ lực.
Và chính Bà Hillary Clinton trước khi rời Bộ Ngoại Giao để nghỉ ngơi sau nhiều năm hoạt động hết sức mình cho quyền lợi quốc gia, có lúc bị ngất phải vào nhà thương, khi ra phải mang kiếng tỏ ra hết sức già dặn, tuyên bố mạnh hơn đối với TC. Bà lên tiếng khuyến cáo TC không nên đụng chạm đảo Senkaku đang nằm trong tay Nhựt. Bà khẳng định rằng Hoa Kỳ «chống lại mọi hành động đơn phương nhằm làm suy yếu sự quản lý của Nhật Bản.” Đó là một lời tuyên bố chắc nịch, rõ ràng, Mỹ thừa nhận Senkaku là lãnh thổ của Nhựt. Và điều đó cho thấy Hoà kỳ sẽ bảo vệ phần lãnh hải và lãnh thổ này như bảo vệ nước Nhựt.
Tuyên bố này cũng nói lên Hoa kỳ đang ở một bước ngoặc của chính sách lâu nay Hoa kỳ từng tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo ở Á châu Thái Bình Dương. Vụ Senkaku của Nhựt mà TC tranh chấp là một một thay đổi chính sách đặc biệt của Mỹ.
Lời của vị Ngoại Trưởng Mỹ đi nhiều nước nhứt sắp ra đi phù hợp với chính sách chuyển trục quân sư, hải lực sang Á châu của Mỹ bắt đầu vào giữa nhiệm kỳ đầu của TT Obama.
Chính TT Obama là vị tổng thống chuyển trục quân sự sang Á châu Thái Bình Dương với 60% hải lực sang Á châu Thái Bình Dương. Chính TT Obama cũng long trọng tuyên hứa tại Quốc Hội Úc, Mỹ dù có giảm ngân sách quốc phòng, kinh phí quốc phòng dành cho Á châu Thái bình Dương cũng không giảm.
Theo hiến pháp Mỹ, tổng thống kiêm tư lịnh tối cao quân lực, quyết đinh chiến lược, chiến thuật tổng thống có quyên tối hậu. Bô Trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng chỉ là hai người tham mưu giúp cho tổng thống.
Vả lại TT Obama đề cử TNS, Kerry phụ trách ngoại giao và Hagel phụ trách quốc phòng là hai cựu quân nhân từng tác chiến ở Đông Nam Á. Điều đó nói lên TT Obama tuy không nói ra nhưng bày tỏ quyết tâm của chánh quyền Hoa kỳ là phản ứng kiên cường trước các động thái ngày càng quyết đoán, càng ngang ngược của TC, coi Hoa Kỳ đang trên đà suy sụp.
Bộ Quốc Phòng và Tổng Tham Mưu Mỹ cũng đã tái phối trí Thủy Quân Lục Chiến ở Á châu để đáp ứng nhu cầu chiến lược, chiến thuật mới, mà mục tiêu là tấn công và phòng ngự TC. Điều 9000 Thủy Quân Lục Chiến từ Okinawa qua Guam 5000 người, qua Úc 2500 người và qua Hawai khỏang vài ngàn để làm lực lượng tiếp ứng, giữ lại tại Okinawa 10,000 người.
Mỗi nơi phụ trách một vùng chiến thuật ở Á châu Thái bình dương, xung quanh TC. Các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông; lực lượng ở Guam, vùng Tây Thái Bình Dương; lực lượng ở  Darwin, miền Bắc Úc khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương và Thủy quân lục chiến đặt ở Hawaii, trừ bị,tiếp ứng.
Trước khi điều động thủy quân lục chiến ở Okinawa, Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu đã điều về vùng Á châu Thái bình dương 6 chiếc, đa số được dùng vào lực lượng tấn công.
Mỹ  cũng đã được sự đồng ý của Úc cho phép hàng không mẫu hạm, các tàu lặn nguyên tử Mỹ ghé thành phố Perth phía tây của Úc dể tiếp tế, nghỉ ngơi, như một căn cứ an tòan hải ngọai của Mỹ.
Úc cũng đồng ý cho Mỹ sữ dụng quần đảo Cocos, một nhóm đảo san hô  của Úc nằm trong Ấn Độ Dương và ở phía tây bắc của Australia, làm nơi xuất phát cho các máy bay dọ thám không ngươi lái của Mỹ. Theo tin của AFP, quần đảo Cocos của Úc sẽ thay thế cho căn cứ Diego Garcia của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Chính Đại sứ Mỹ tại Úc Jeffrey Bleich nhận định là từ căn cứ  Darwin ở miền Bắc nước Úc, có thể đi thẳng ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đông Timor và tất cả các tuyến đường thương mại xung quanh. Điều này tạo một lợi thế mạnh và lớn cho Mỹ trên Thái bình Dương. Mỹ có thể dễ dàng tung quân ra xa một cách nhanh chóng.
Chẳng những TT Obama lập vòng vây TC về quân sự mà còn bao vây kinh tế của TC nữa. Hiệp ước TPP mà thời TT Obama đang phát huy là vòng vây kinh tế mà TC là mục tiêu. TPP là tổ chức do Mỹ chủ động danh xưng là Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương tên tiếng Anh là  Trans- Pacific Partnership, TPP  họp lần thứ 13 ở San Diego, thành phố cảng quân sự Á châu của Mỹ, đạt  nhiều “tiến bộ quan trọng’ trong  các lãnh vực quan yếu: quan thuế, các dịch vụ xuyên biên giới, viễn thông, và chi tiêu của chính phủ. Kỳ họp tới Nhựt chắc chắn gia nhập và Canada cùng Mexico dư định tham gia. Bên cạnh Hoa Kỳ, nhóm Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương bây giờ gồm có: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.Việt Nam là nước duy nhứt theo chế độ CS là thành viên của TPP. Trung Cộng hòan tòan không có mặt, bị gạt ra ngoài./. ( Vi Anh)

Không có nhận xét nào: