Giáo hội Công giáo Việt Nam tuyên bố Hiến pháp không nên khẳng định sự lãnh đạo 'của bất kỳ đảng phái chính trị nào' trong tuyên bố đưa ra hôm 1/3.
Văn bản được Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, ký và được chuyển cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Hà Nội.
Tư tưởng ‘đóng khung’Lá thư vạch ra một loạt các điểm mà theo Giáo hội là “cần làm sáng tỏ”.
Đáng chú ý, lá thư bày tỏ bất đồng với Điều 4, mà theo dự thảo, được sửa một phần thành Đảng Cộng sản “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”.
Hội đồng Giám mục nói: “Phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi?”
“Phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần?”
Giáo hội đòi hỏi: “Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.”
Nói về quyền tự do tôn giáo, lá thư yêu cầu: “Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam.”
“Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập...”
‘Tự do ứng cử’
Đi sâu vào quyền chính trị, lá thư nói “việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh”.
Hội đồng Giám mục nói thẳng “quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết”.
Trong ngụ ý đòi bỏ Điều 4, lá thư viết “trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào (X. điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân”.
Lá thư viết thêm: “Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo...”
Với giọng chỉ trích mạnh mẽ, lá thư nói phải “xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào”.
Những ngày gần đây, Đảng Cộng sản cho tổ chức hàng loạt các buổi thảo luận, nói chuyện ở các bộ, ngành về dự thảo Hiến pháp.
Tường thuật trên truyền thông nhà nước cũng nhắc đến Điều 4 Hiến pháp, nói rằng đây là “không thể thay thế”.
1 nhận xét:
doi voi bon doc tai doc quyen cong san thi lam gi co chuyen thay doi hien phap bat loi cho chung no
Đăng nhận xét