Pages

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

NGHĨ GÌ VỀ CUỘC BIỂU TÌNH Ở VĨNH YÊN?



Ít nhất 1.000 người đem quan tài người chết biểu tình vào ngày 17 tháng 3 tại thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phú
Ngày 17 tháng 3, 2013, nỗ ra cuộc biểu tình rầm rộ ở thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Hơn một ngàn đồng bào kéo nhau đưa quan tài của thanh niên Nguyễn Tuấn Anh, nghi ngờ bị du đảng do con rễ chủ tich tỉnh thuê mướn sát hại, đi diểu quanh thành phố
đòi thực thi công lý. Cuộc biểu tình nầy mang bốn đặc điểm:
1/ Biểu tình kéo dài trong hai ngày liên tiếp.

2/ Khí thế quyết liệt, áp đảo khiến cho lực lượng CA cơ động bị vỡ đội hình, phải nhiều lần tái phối trí mà vẫn không ngăn chặn được làn sóng người tiến tới.
3/ Cán bộ CA cao cấp từ bộ CA Hà Nội phải đích thân tới tại chỗ theo dỏi và xử lý, mặc dầu là vụ việc xãy ra ở một thanh phố nhỏ, cách Hà Nội 60 cây số.
4/ Lần đầu tiên, một tướng giám đốc CA phải chường mặt thắp nhang cho người chết và phân trần đôi lời với đoàn biểu tình.
Nhìn cuộc biểu tình Vĩnh Yên, nhớ lại cuộc biểu tình lịch sử ngày 5 tháng 6 năm 2011 tại Saigon, 5,000 – 7,000 đồng bào Đồng Nai, Bến Nghé, Bà Rịa, Vũng Tàu, Xuân Lộc, Bình Chánh, Tân An rồng rắn, lũ lượt kéo đi, đầu ra tới chợ Bến Thành, đuôi vẫn còn ở tận nhà thờ Đức Bà. Bọn CA “ còn đảng, còn mình “ vì bị đòn “sấm nỗ không kịp bưng tai” chỉ biết trơ mắt đứng nhìn.
Nếu như cuộc biểu tình Vĩnh Yên thành công nhờ ý chí quả quyết đòi thực thi công lý thì cuộc biểu tình Saigon lẫm liệt vì tinh thần yêu nước chống Tàu xâm lăng.
Tôi còn nhớ mãi hình ảnh một bé gái chừng 11, 12 tuổi gương mặt buồn bả nhưng mắt nhìn đăm đăm vào mặt ba người công an trẻ bên kia rào chắn ra chìu trách móc, trong khi các anh CA tay gồng bắp thịt giữ chặt rào chắn, nhưng mặt cúi gằm ra vẻ tủi thẹn, không dám nhìn thẳng mặt bé gái đứng đối diện.
Vậy đó “chánh nghĩa thắng gian tà” là như vậy đó!
Từ bấy đến nay chưa đầy 2 năm, thời gian nước chảy qua cầu tuy ngắn ngủi, tình thế xoay chuyển thật là mau.
Trước tiên là công cuộc tranh đấu của nông dân chống cường quyền “cưởng chế” cướp đất, phá nhà.
Ngày 5 tháng giêng, 2012, tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn nỗ rền nơi cống Rộc, Tiên Lãng gây thức tỉnh cho phong trào dân oan mất nhà, mất đất. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, một gia đình đứng lên chống lại cái gọi là “cưởng chế” thu hồi đất đầm thủy sản.
Theo gương nhà họ Đoàn, ngày 24/4/2012, 700 già trẻ, bé lớn 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan , huyện Văn Giang dựng lều đương cự cường quyền chiếm đất. Hơn 3,000 CA cơ động, dân phòng, du côn đủ loại, trang bị tận răng, khiên thép, roi điện kể cà ống phóng lựu đạn hơi cay ào tới càn quét đám dân tay không tấc sắt, chỉ biết liều thân bám giữ đất! Tuy bị đàn áp tả tơi, nông dân Văn Giang vẫn không lùi bước, tiếp tục kéo xuống Hà Nội biểu tình khiếu kiện liên tiếp. Ban đầu là khiếu nại về tiền bồi thường đất đai. Về sau yêu sách đi vào trọng điểm: “Đòi nông dân có ruộng cày”, nghĩa là đòi “Quyền sở hữu ruộng đất”.
Theo gương Văn Giang, nông dân Dương Nội tuy ít người hơn, nhưng tổ chức co qui củ và hành động quyết liệt hơn. Lần cuối cùng, chỉ có 100 người mà với một mớ giẻ tẩm xăng, đe dọa hỏa thiêu đám chủ thầu thi công, khiến bọn chúng phải rút về.
Theo bản tin Bùi Hằng, ngày 14/3 vừa qua, Phó chủ tịch TP Hà Nội đã phải mở cuộc điều trần trước 7 đại diện nông dân Dương Nội. Nhưng đây là bẩy rập của bọn cáo Hà Nội: Chúng chỉ nói láo quanh co để các cái loa truyền thông của chúng hô hoán là nội vụ đã được thành phố giải quyết. Hiện nông dân Dương Nội lại phải kéo đi phản đối các cơ quan truyền thông loan báo sai sự thật.
Sơ lược qua ba trường hợp biểu tình với mục tiêu khác nhau để thấy rỏ hiệu quả của mỗi cuộc biểu tình và hiểu vì sao mà các cuộc biểu tình trở thành cách mạng lật đổ các chế độ độc tài từ cs Nga, Đông Âu đến các nước Bắc Phi, Trung Đông.
Trước hết, cuộc biểu tình đột khởi ở Vĩnh Yên. Mục tiêu ban đầu là xác nhận anh Nguyễn Tuấn Anh bị giết chớ không phải say rượu, té cống chết ngộp như pháp y xác nhận. Về sau là đòi truy bắt bốn tên nghi phạm. Cuối cùng là tố cáo con rễ và con gái chủ tịch tỉnh có liên can vào nội vụ, nghi ngờ là chủ mưu. Tóm tắt, cuộc biểu tình không đơn thuần là đòi công lý cho cá nhân. Nó tiềm ẩn nội dung chống cường hào ác bá, nghĩa là một tệ đoan dưới chế độ xã nghĩa.
Các cuộc biểu tình nông dân Văn Giang cũng vậy. Khởi thủy là vấn đề bồi thường đất đại bị cưởng chiếm. Cuối cùng xác quyết là đòi lại quyền sở hữu ruộng đất, tức là đánh thẳng vào trung tâm điểm của chế độ “Sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện quyền sở hữu”. Đó là câu thần chú ngược ngạo mà ngụy quyền sắp đưa vào luật ruộng đất sửa đổi, thách thức thành phần nông dân phản kháng.
Tương tự, các cuộc biểu tình Dương Nội không đơn thuần là về giá biểu bồi thường. Trên biểu ngữ trang trọng trương lên trước các trụ sở tà quyền ghi rõ ràng là tố cáo cường hào Dương Nội tham nhũng, nghĩa là đâm thẳng vào vấn nạn của chế độ: Vấn đề Tham nhũng. Đây cũng là yếu huyệt của chế độ mà thuật ngữ chánh trị gọi là Nội xâm.
Tóm lại, các lực lượng chống “Cường hào, ác bá,” “chống Sở hữu toàn dân,” chống “Tham nhũng” hiện đang tiềm tàng, sôi sục trong lòng xã hội, chỉ chờ một thời cơ kích động là bộc phát.
Mùa hè 2011, sau khi 11 cuộc biểu tình chống Tàu xâm lăng lắng dịu, cô gái nhỏ Trịnh Kim Tiến ôm tấm ảnh người cha bị côn an đánh gãy cổ chết, đứng bên cạnh bà Thái thị Lượm và cô Thanh Tuyền, mẹ và vợ của công nhân Nguyễn Công Nhựt cũng bị côn an giết chết trong đồn, từ trong Nam lặn lội ra. Cả ba phụ nữ đơn côi đi tìm công lý giữa lòng thủ đô Hà Nội!
Cứ giả thử như sự kiện ấy xãy ra ngày hôm nay. Dựa theo kinh nghiệm của cuộc biểu tinh ở Vĩnh Yên, có thể đặt ra kịch bản như vầy:
Sau ba ngày tang lễ, thân nhân, họ hàng, bè bạu(biểu tình), chòm xóm chung quanh hiệp nhau đưa chiếc quan tài Trịnh Xuân Tùng đi ra trụ sở Tòa án Thành phố. Dẫn đầu là cô gái nhỏ Trịnh Kim Tiến ôm di ảnh cha tiến bước. Theo sau là mẹ con bà Lượm, Thanh Tuyền ôm di ảnh con, chồng yểm trợ. Khởi phát đám đưa tang chừng vài ba ngàn người. Khi đám tang diễn qua bờ hồ Hoàn Kiếm, vườn hoa Lý Thái Tổ, dân nghèo ở những khu lụp xụp phía sau các dinh thự và thương xá giàu sang tư bản đỏ, kéo ra nhập đoàn. Nhân số tăng lên năm bảy ngàn. Cùng lúc, giáo dân Thái Hà được tin, kéo đến. Khi đoàn người tiến đến “cái lăng cáo chết chưa chôn” Ba Đình, nhân số cũng dủ mười ngàn. Hiển nhiên dọc đường đi, côn an cơ động, dân phòng, xã hội đen đủ loại đã ra sức giàn đội hình ngăn cản. Nhưng cũng giống như ở Vĩnh Yên, chiếc quan tài dân oan Xuân Tùng khác nào chiếc thiết vận xa, lừng lững chọc thẳng vào đội hình của bọn “chỉ biết còn đảng, còn mình” mở đường cho đoàn đưa tang tiến tới.
Quan tài lúc nầy được đặt ngay trước cái lăng Hồ. Trịnh Kim Tiến bước lên thềm cao, cất cao giọng đọc bản lên án cường quyền Hà Nội giết dân và dõng dạc đòi tà quyền bắt tên thủ phạm Trung tá An đưa ra trước quảng trường Ba Đình xử quyết.
Đoàn người cương quyết cố thủ nơi lăng Ba Đình cho tới khi đạt được kết quả mới thôi.
Qua ngày hôm sau, đồng bào nông dân Dương Nội cụ bị nồi niêu song chảo kéo đến nổi lưa tiếp tế thức ăn, nước uống cho đoàn người cầm hơi tiếp tục cuộc chiến.
Ngày thứ ba, nông dân Văn Giang đã từng quen thuộc việc nấu cháo bằng chạo đụn trong sân trụ sở ngụy quyền, chuyên chở gạo thóc đến vừa nấu cháo tiếp tế vừa tăng cường lực lượng.
Cứ như vậy trong vòng một tuần lễ chớ không cần đến mười ngày như bên Ai Cập, bè lũ 14 tên cá tra Ba Đình hoặc thoái nhượng như Mubarak hoặc chờ Quân đội nổi dậy bắt, bắn bỏ như vợ chồng Ceausescu bên Lỗ Ma Ni.

Nếu như kịch bản nầy trở thành hiện thực thì bác Trịnh Xuân Tùng còn đáng ca ngợi hơn cả người anh hùng Bouazizi của xứ Tunisia.
Và cuộc Cách mạng Việt Nam còn lừng lẫy hơn Hoa Lài Ả Rập, bởi vì:

Hoa sen Việt Nam nở trên lò rực lửa hồng

Nguyễn Nhơn

Không có nhận xét nào: