Vụ đụng độ vừa xảy ra ở khu tự trị Tân Cương khiến 21 người thiệt mạng, trong đó có 15 nhân viên nhà nước và cả công an, theo nguồn tin từ từ chính quyền địa phương.
Tai nạn xảy ra vào chiều thứ Ba 23/04 ở huyện Ba Sở, ngoài thành phố Kashgar, theo thông tin đăng trên trang web của chính quyền Tân Cương.
Bài viết trên Tân Hoa Xã ghi, “vụ tấn công bạo lực” gây tử vong, nhưng không lan rộng.Sự việc bắt đầu khi các quan chức đi khám nhà để tìm vũ khí. Sáu “thành viên trong băng nhóm” cũng bị thiệt mạng, trang web viết.
Khu tự trị Tân Cương đôi khi vẫn xảy ra đụng độ trong những năm gần đây, do căng thẳng sắc tộc giữa người Hồi giáo Uighur và cộng đồng người Hán nhập cư.
Năm 2009, có tới gần 200 người thiệt mạng sau một vụ nổi dậy.
Nếu ở ngoài khu vực này, người ta khó xác nhận các tin tức từ Tân Cương, theo đánh giá của phóng viên Celia Hatton, BBC từ Bắc Kinh.
Các phóng viên nước ngoài được phép tới khu vực này nhưng thường xuyên bị dọa dẫm và làm phiền trong lúc cố gắng xác nhận tin tức về các vụ nổi dậy sắc tộc hoặc các vụ bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền.
Trả lời BBC Uzbek hôm 24/4/2013, bà Rabiya Qadyr, lãnh đạo của Đại hội Quốc tế Uighur hiện ở hải ngoại cho rằng chính sách trấn áp của Trung Quốc là nguồn gốc của bạo lực ở Tân Cương.
Bà kêu gọi chính quyền bắt những thủ phạm vụ tấn công và đem ra xét xử nhưng cũng nói:
"Ngày nay chúng tôi chỉ đấu tranh vì sự sống còn"
Bà Rabia Qadyr
"Người Uighur mất hết hyvọng. Nếu như trước đây chúng tôi đấu tranh để giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn giáo của mình thì nay chúng tôi chỉ đấu tranh vì sự sống còn."
Rất nhạy cảm
Ủy ban tuyên truyền của Trung Quốc cũng cảnh báo các hãng tin nội địa trong việc đăng tin bài về các vấn đề nhạy cảm liên quan tới Tân Cương, và yêu cầu họ dùng lại những bài đã được duyệt từ các hãng truyền thông lớn của nhà nước, phóng viên của chúng tôi nói thêm.
Theo trang mạng của khu tự trị Tân Cương,vụ đụng độ nổ ra do người của chính quyền tự xưng là công chức địa phương tới các gia đình tìm kiếm vũ khí và sau đó bắt con tin.
Tám thành viên khác “trong băng nhóm” cũng đã bị bắt, và khoảng một chục quan chức chính quyền và cảnh sát bị thiệt mạng đều là người dân tộc Uighurs, theo trang mạng của chính quyền Tân Cương.
Hồi cuối tháng 03/2013, nhà nước Trung Quốc đã bỏ tù 20 người dân tộc Uighur với mức án lên đến chung thân vì do phát tán tài liệu 'tôn giáo cực đoan' và cố tình vận động ly khai sắc tộc trên mạng Internet.
Vẫn không rõ liệu 20 bị cáo này có nhận tội hay không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét