Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói với Quyền Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Demetrios Marantis rằng Việt Nam quyết tâm gia nhập Hiệp định TPP.
Đại sứ Marantis đang có chuyến thăm làm việc kéo dài ba ngày, bắt đầu từ 21/4, để thảo luận với giới chức cao cấp của Việt Nam về việc Việt Nam đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới.
Chủ tịch Sang được dẫn lời "đề nghị hai bên cần tăng cường trao đổi, rút ngắn lộ trình đàm phán TPP".Hôm thứ Ba 23/4, ông Marantis đã hội kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước khi gặp ông Vũ Văn Ninh, theo website của cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ.
Ông nói: "Việt Nam sẽ nỗ lực tối đa và mong muốn nhận được sự giúp đỡ về kỹ thuật của Mỹ, thúc đẩy đàm phán thành công, tạo tiền đề nâng tầm quan hệ Việt Nam - Mỹ".
Trong khi đó, Quyền Đại diện Thương mại Marantis đánh giá rằng "để hoàn tất đàm phán TPP vào tháng 10 năm nay, Mỹ và Việt Nam còn nhiều nội dung cần trao đổi để đi đến thống nhất".
Phát biểu của ông Marantis cho thấy quá trình đàm phán của Việt Nam còn nhiều khó khăn tuy thời gian không còn nhiều.
Quyền lao động
Cuộc gặp đầu tiên trong chuyến công du của ông Demetrios Marantis là với Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội Nguyễn Thanh Hòa, trong đó hai bên thảo luận việc sửa đổi Luật Lao động và Công đoàn của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập TPP.
Quyền lao động được cho là một yếu tố quan trọng trong đàm phán TPP của Việt Nam.
Sau đó Đại sứ Marantis đã gặp Thứ trưởng Công an Tô Lâm, trong đó ông đã đề cập một số quan ngại của Hoa Kỳ, trong có việc Việt Nam ngăn chặn các website bất đồng chính kiến và liên hệ giữa quan hệ thương mại song phương với tình hình nhân quyền.
Cải thiện nhân quyền là một trong các đòi hỏi của không chỉ Hoa Kỳ mà còn của nhiều quốc gia Phương Tây để tăng cường hợp tác kinh tế.
Giới quan sát bình luận rằng Chính phủ Việt Nam thường đưa ra các nhượng bộ về nhân quyền trong khi đàm phán các hiệp định hợp tác quan trọng; và ngược lại, các nước liên quan cũng lấy nhân quyền làm chủ đề để gây áp lực với Hà Nội.
Đại sứ Marantis còn gặp Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, trong đó ông thảo luận các cơ hội TPP có thể mang lại cho Việt Nam, cũng như các vấn đề chính còn đang phải thương lượng, như tiếp cận thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư và thương mại điện tử.
Với Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, ông Demetrios Marantis đã bàn các vấn đề buôn bán trái phép động vật hoang dã, khai thác gỗ trái phép và trợ giá cho ngư nghiệp, trong các đòi hỏi chung ngặt nghèo về bảo vệ môi trường.
Hiệp định quan trọng
Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.
Thương mại hai chiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng từ 1 tỷ đôla năm 2001 tới 26 tỷ vào năm ngoái.
Hiệp định TPP có thể làm tăng mạnh con số đó và được cho là có lợi cho cả hai bên.
Trong buổi tiếp Đại sứ Marantis chiều 23/4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định "Việt Nam nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Hiệp định TPP," theo website Chính phủ.
“Từ một thành viên liên kết, Việt Nam đã trở thành thành viên đàm phán chính thức. Trải qua nhiều vòng đàm phán, các bên đều đạt được những tiến bộ quan trọng. Điều này khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói.
Hiện TPP đang được đàm phán giữa Hoa Kỳ và các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Các nước Đông Á khác cũng quan tâm muốn tham gia vì TPP được định nghĩ̉a là 'bến đỗ' cho các nền kinh tế của thế kỷ 21 quanh vùng Thái Bình Dương.
Cùng thời gian, các nhóm vận động về quyền lao động, nghiệp đoàn và nhân quyền cũng coi đây là dịp để nêu ra các chủ đề mang tính toàn cầu nhằm gây sức ép lên các chính phủ đang đàm phán TPP.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét