Pages

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Hết “minh bạch chính sách ở biển Đông” đến “Xây dựng lòng tin chiến lược” của “những cái đầu đất” lãnh đạo Việt Nam

TNT Ba Đình
Nhắc đến “lòng tin” trong bài đọc của  Nguyễn Tấn Dũng, người ta nhớ đến năm trước, trong khi ngư 
dân bị bắn giết, bị bắt đòi tiền chuộc, tàu Hài giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố “Trung Quốc cần minh bạch chính sách của mình ở biển Đông”.

Một Thứ trưởng Quốc phòng kêu gọi kẻ đang xâm hại lợi ích dân mình, xâm phạm lãnh thổ mình “minh bạch”. Một Thủ tướng trước diễn đàn khu vục kêu gọi “lòng tin”.

Qua hai nhân vật được xem ở hàng nguyên thủ quốc gia này, người ta đánh giá cấp lãnh đạo VN như thế nào?
Dân bị bắn giết, bị bắt, tàu nước mình làm công tác nghiên cứu trên lãnh hải nước mình bị tàu Hải giám Trung Quốc phá hại. Chưa đủ “minh bạch” sao? Còn chờ gì nữa cho sự minh bạch? Trong khi việc không để cho địch biết sách lược của mình là một binh pháp quan trong mà Tôn Tử truyền lại thì cấp tướng Việt Nam, cấp Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam lại đi kêu gọi con cháu Tôn Tử chính sách minh bạch. Ngu ngơ và ấu trỉ binh pháp đến thế sao?
Bên cạnh cái ngu ngơ, ấu trỉ về binh pháp của Thứ trưởng Quốc phòng, thì nay Thủ tướng nói đến “lòng tin”. Không cần nói đến sự lập lại thuật ngữ ngoại giao mà người ta đã xài rồi, “lòng tin” mà  Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi là bước kế tiếp. Chưa thấy, chưa biết mà muốn tin thì đần độn như thế nào? Với lời tuên bố thẳng thừng của Trung Quốc về chủ quyền biển Đông, về đường 9 đoạn chưa đủ để tin sao?
Qua lời kêu gọi và diễn giải như học trò Tiểu học (không phù hợp chút nào trước một diễn đàn đối thoại có tính quốc tế về an ninh, sách lược) về lòng tin như “lòng tin là khơi nguồn của mối quan hệ…, lòng tin là liều thuốc hiệu nghiệm…, lòng tin cần được nâng niu, vun đắp…” lãnh đạo Việt Nam tin gì ở Trung Quốc?  Nguyễn Tấn Dũng trả lời sao trước câu hỏi này. Và thêm nữa Việt Nam tin gì ở Mỹ?
Kêu gọi minh bạch và lòng tin biểu lộ não trạng ở tầm rất thấp của lãnh đạo Việt Nam. Nó biểu lộ tinh thần cư nguy tư an – đất nước trong tinh trạng bị xâm lấn lại mong đối phương “minh bạch” và “củng cố lòng tin”.
Thêm nữa,  Nguyễn Tấn Dũng còn tuyên bố “Biển Đông đủ lớn cho lợi ích tất cả các nước trong khu vực và ngoài khu vực”. Cái “đủ lớn” và cái “lợi ích” ấy ai cũng thấy. Đó là lý do và mục đích của diển đàn Shangri-La kỳ này. Tuyên bố như thế là lời mại hơi, một lời rao của kẻ bán hàng. Món hàng biển Đông này đủ lớn để các nước trong khu vục và ngoài khu vục mại vô, trong đó có lợi ích của Việt Nam, mà lợi ích tryền thống của Việt Nam này không phải là nhỏ. Lợi ích của mình mà mình không làm gì cả mà lại rao “nó lợi ích cho tất cả”. Đó là đem cái lợi ích của quốc gia mình ra nhữ người ta. Với lời mại hơi ấy thì đem nước đi bán cũng gần như nhau.

Không có nhận xét nào: